Xem video tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa trên Youtube
Thầy Thích Pháp Hòa là một trong số ít nhà sư đang sinh sống tại nước ngoài được rất nhiều Phật tử trong nước biết tới và yêu mến thông qua những bài giảng Phật pháp gần gũi, dễ hiểu. Với phong cách giảng pháp dí dỏm cùng bề dày kiến thức được đúc kết trong nhiều năm tu hành, thầy đã giúp cho nhiều Phật tử khi tìm hiểu về Phật giáo cảm thấy dễ tiếp cận hơn. Được biết, thầy Thích Pháp Hòa có cơ duyên đi tu từ rất sớm, khi mới chỉ 7-8 tuổi. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử của thầy Thích Pháp Hòa trong bài tổng hợp sau!
Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa là ai? Bao nhiêu tuổi? Sinh năm bao nhiêu? Quê ở đâu?
Thầy Thích Pháp Hòa sinh năm 1974, quê quán tại Cần Thơ. Trong gia đình thầy là con trưởng, dưới thầy có một người em trai. Năm thầy Pháp Hòa 6 tuổi, cha ông đã sang Canada. Sau đó, vào năm thầy 12 tuổi (năm 1986) thì mẹ, em trai và thầy mới được bảo lãnh sang Canada để gia đình đoàn tụ.
Thầy Pháp Hòa ngay từ rất nhỏ đã thể hiện là một người có duyên với Phật pháp. Cụ thể trong một buổi thuyết giảng vào năm 2017 mang chủ đề “Bốn loại ngã chấp”, khi mở đầu buổi giảng pháp để nói về thiện căn bồ đề trong mỗi con người, thầy đã chia sẻ câu chuyện của chính mình từ hồi còn nhỏ. Đó là một ngày rằm tháng giêng năm thầy 7 tuổi, thầy được người lớn dẫn đi chùa. Đây cũng là lần đầu tiên thầy được đi chùa sau rất nhiều lần năn nỉ người lớn cho đi. Ngôi chùa hồi đó thực ra là một ngôi tịnh xá nhỏ có tên là Ngọc Thuận ở Cần Thơ. Nhỏ tuổi chưa hiểu chuyện nhưng sau một hồi quan sát, thầy thấy rằng ai tới chùa cũng được gọi bằng một cái tên rất hay. Thấy vậy, thầy Pháp Hòa mới tiến tới một vị sư già tại chùa và nói rằng “Sư ơi sư con cũng muốn có tên đẹp”. Thấy vậy, vị sư cười và nói với thầy rằng “Con hãy quỳ xuống lạy Phật đi rồi sư sẽ quy y cho”. Thầy Pháp Hòa cũng làm theo và đó chính là buổi thầy chính thức được quy y, được sư đặt cho pháp danh là Huệ Tài. Để nhận pháp danh, nhà sư già đã ghi pháp danh đó vào một tờ giấy quy y nhỏ, trên tờ giấy có một bài thơ quy y mà tới về sau này khi kể lại thầy Pháp Hòa vẫn đọc rất rành rọt từng câu chữ:
“ Đáng khen Huệ Tài trí minh quang
Giữ giới quy y được vẹn toàn
Ngũ giới cấm nhìn theo nẻo chánh
Tam quy trao luyện dứt mê tà
Trì trai niệm Phật chọn chuyên phước
Bố thí tu hành khỏi đọa xa
Nay gặp đạo lành mau chở góp
Nương về tam bảo thật nhà ta”
Sau khi được nhà sư làm lễ quy y Tam bảo cho, thầy Pháp Hòa vẫn lém lỉnh thỉnh cầu thêm một tâm nguyện với nhà sư “Sư ơi, quy y rồi giờ con muốn thờ Phật. Con muốn Phật Thích ca, con muốn Phật Di lặc, con muốn phật A di đà, con muốn Quan âm bồ tát”. Nhà sư thấy cậu bé còn nhỏ nhưng đã rất có duyên với nhà Phật nên về sau cũng tìm đúng 4 hình Phật cho cậu và căn dặn đã thờ Phật thì mỗi tháng phải phát nguyện ăn chay 10 ngày. Thầy Pháp Hòa sau về cũng làm theo đúng như lời dặn, nhờ mẹ lập cho bàn thờ Phật ở nhà để hàng đêm tập đọc kinh, cúng dường.
Không chỉ thế, mỗi tháng nhà chùa sẽ tổ chức 4 ngày cúng hội thì thầy Pháp Hòa đều nhớ để qua. Khi qua chùa lần nào thầy cũng sẽ tới lạy Phật Quan âm trước tiên rồi xin lau tượng Phật và xin Phật phù hộ độ trì cho mình được tu tập thật giỏi. Nhờ thế, thầy được các nhà sư trong chùa rất quý mến, cho đọc sách, dạy thêm nhiều nghi thức Phật giáo. Chỉ trong thời gian ngắn, nhờ chăm chỉ học tập mà thầy đã đọc thuộc rất nhiều cuốn sách Phật giáo quý như Nghi thức tụng niệm, Kinh A di đà…
Năm 1989, khi này thầy Pháp Hòa đã định cư ở Canada cùng gia đình được 3 năm. Ra nước ngoài nhưng thói quen đi chùa, đọc kinh sách Phật giáo vẫn được thầy duy trì đều đặn. Nhờ vậy mà tới năm 15 tuổi khi đã kết đủ duyên lành, thầy chính thức xin xuống tóc xuất gia tu hành, dưới sự dìu dắt của thượng tọa Thích Thiện Tâm (hiện ngài là Hòa thượng Viện chủ Tu viện Trúc lâm và Tu viện Tây thiên ở Canada).
Năm 1994, khi tròn 20 tuổi, thầy Thích Pháp Hòa chính thức được thọ ký tỳ kheo tại làng Mai (Pháp), trong sự kiện Đài giới đàn Hương Tích của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Năm 1999, thầy Pháp Hòa vinh dự được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đăng với bài kệ pháp:
“Pháp đã trao lòng từ vàng thuở,
Hòa quang tiếp độ khắp quầng sân
Sen nở rạng ngời tròn chẳng nhiễm,
Độ hết muôn phương chốn hữu tình”
Khả năng tự học và trau dồi tốt, kết hợp với tài năng và đức độ của bản thân mà thầy Thích Pháp Hòa đã có rất nhiều bước tiến lớn trên con đường phấn đấu, tu tập. Tới năm 2006, thầy Pháp Hòa chính thức được tấn phong làm trụ trì tại Trúc Lâm Thiền Viện (Tu viện Trúc Lâm Canada). Một năm sau đó (2007), thầy được giao trọng trách trụ trì Tây Phương Thiền Viện đồng thời được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu và điều tra Phật học Edmonton (Canada).
Ấn tượng về thầy Thích Pháp Hòa trong lòng Phật tử
Thầy Thích Pháp Hòa là một trong những nhà sư trẻ được rất nhiều Phật tử trong nước và định cư ở nước ngoài mến mộ. Tuy không phải ai cũng đủ cơ duyên để gặp và nghe thầy giảng Pháp trực tiếp, nhưng thông qua những bài giảng của thầy trên internet, chắc hẳn ai cũng cảm thấy ấn tượng bởi phong thái điềm đạm, từ tốn, rất nhẹ nhàng và rất duyên của thầy.
Nhờ tu, học Phật từ thuở nhỏ cùng với tấm lòng thiết tha phụng sự Tam bảo, thầy Thích Pháp Hòa đã không ngừng học tập và năng thuyết giảng, đem Phật Pháp tới gần hơn với nhiều Phật tử gần xa. Chủ đề thầy nói rất rộng, đề cập tới nhiều khía cạnh trong đời sống. Trong các bài giảng, dù mở đầu bằng chủ đề gì thì thầy cũng vẫn rất khéo léo đan cài ngôn ngữ và tinh thần Phật giáo trong chủ đề đó một cách rất sâu sắc nhưng vẫn dễ hiểu, dễ tiếp cận. Chính nhờ những bài giảng nổi tiếng như “An trú trong hiện tại”, “Sống đơn giản khó hay dễ”, “Khó dễ trong đời”, “Buông”…. cùng rất nhiều buổi vấn đáp như “Hiểu sâu thương lớn”, “ Số và nghiệp”… mà thầy Thích Pháp Hòa đã giúp cho nhiều Phật tử gỡ được rất nhiều điều còn đang bối rối trong cuộc sống nhân sinh, thêm vững tin vào điều thiện lành trong cuộc sống, tự sửa mình, biết cách đối diện với những điều còn đang bế tắc để sống an nhiên, có ích hơn.
Mời bạn đọc tham khảo một số bài thuyết pháp rất hay của thầy Thích Pháp Hòa:
– Muốn có thì phải biết buông
– Pháp thoại: “Sống để làm gì?”
– Phía sau duyên là nợ
– Nửa đời còn lại nên: Nói ít đi nghĩ nhiều hơn
– Miệng của người khác, cuộc đời là của mình
Giới thiệu về Tu viện Trúc Lâm nơi thầy Thích Pháp Hòa trụ trì
Tu viện Trúc Lâm tại Canada là cơ sở đầu tiên của Viện Phật học, tọa lạc tại thành phố Edmonton từ tháng 6/1989.
Lúc mới được xây dựng, tu viện Trúc Lâm tọa lạc tại địa chỉ 10604-108 Street, là một công trình tòa nhà với 3 tầng và 9 phòng. Nơi đây đã diễn ra rất nhiều hoạt động sinh hoạt Phật giáo như tu học, sinh hoạt văn hóa, giáo dục Phật học…
Tới năm 1992, cơ sở này được bán lại để chuyển về một địa chỉ khác là một nhà thờ cũ rộng hơn tại 10155-89 Street.
Năm 1996, Viện Phật học đã quyết định xây dựng tu viện tại một khu đất rộng hơn tại khu trung tâm thành phố. Đó chính là tu viện ngày nay – nơi thầy Thích Pháp Hòa đang làm trụ trì, tọa lạc tại số 113288-97 Street. Tu viện Trúc Lâm từ khi được xây dựng cho tới nay đã trở thành một địa chỉ Phật giáo quen thuộc và gần gũi với rất nhiều người Việt xa xứ.
Tài liệu tham khảo:
- https://haitratancuong.com/dai-duc-thich-phap-hoa-370/
- https://www.youtube.com/watch?v=B8hn5fisSdg
- https://www.youtube.com/watch?v=-WFvty9C_Ns&ab_channel=Ph%C3%A1pTho%E1%BA%A1iTh%C3%ADchPh%C3%A1pH%C3%B2a
———————
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- 5 Bằng chứng cho thấy Đức Phật đã đi trước khoa học hàng ngàn năm
- Bí ẩn về hiện tượng “nhục thân bất hoại” của các cao tăng tại Việt Nam
- Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của 5 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
- Top 10 nhà sư Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay
- Top 10 vị đại lão hòa thượng, thầy của các thầy, có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới nền phật giáo Việt Nam
- Top 10 vị đại sư nổi tiếng nhất lịch sử thế giới
- Top 5 vị sư cô có đóng góp lớn cho nền phật giáo Việt Nam
- Top 50 người nổi tiếng tại Việt Nam theo đạo Phật