Câu hỏi: Thành tế bào thực vật có vai trò gì? Nhờ đặc trưng nào mà giúp thành tế bào thực hiện được vai trò trên?
Trả lời:
+ Thành tế bào thực vật có vai trò: bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào.
+ Vai trò của thành tế bào – Giữ cho tế bào có hình dạng nhất định – Bảo vệ tế bào khi bị tác động bởi các yếu tố cơ học – Có tác dụng bảo vệ các thành phần bên trong tế bào – Giữa các phân tử cellulose có các chỗ trống giúp nước và muối khoáng đi vào được bên trong tế bào
+ Các đặc trưng giúp thành tế bào thực hiện được vai trò trên là:
+ Thành tế bào thực vật gồm 3 thành phần chính là: cellulose, hemicellulose và pectin: tỉ lệ giữa các thành phần này khác nhau ở từng loài, từng giai đoạn phát triển của cơ thể thực vật. Trong đó, cellulose đóng vai trò quan trọng nhất.
– Xenluloz là chất trùng hợp polimepolime của nhiều đơn phân cùng loại là glucoz – Các đơn phân glucoz này liên kết với nhau bằng liên kết 1 -4 glicozit tạo nên sự đan xen một “xấp”, một “ngửa” nàm như dải băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh
– Nhờ cấu trúc này mà các liên kết hidrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi. Các vi sợi không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc
Cùng THPT Đông Thụy Anh tìm hiểu thêm về thành tế bào qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm thành tế bào
Thành tế bào hay vách tế bào là một lớp dai, linh hoạt đôi khi khá cứng bao quanh một số Tế bào. Nó nằm bên ngoài màng tế bào và tạo cấu trúc hỗ trợ và bảo vệ tế bào, ngoài ra nó còn hoạt động với chức năng lọc. Một chức năng quan trọng của thành tế bào là hoạt động như một nồi áp suất, ngăn chặn sự giãn nở quá mức khi nước đi vào tế bào. Thành tế bào được tìm thấy ở thực vật, vi khuẩn, nấm, tảo và một số vi khuẩn cổ. Động vật và động vật nguyên sinh không có thành tế bào.Ngoài ra nó cũng giống như biểu bì để bảo vệ cấu tạo bên trong thực vật.
2. Cấu trúc thành tế bào thực vật
Thành tế bào thực vật có nhiều lớp và bao gồm tối đa ba phần. Từ lớp ngoài cùng của thành tế bào, các lớp này được xác định là phiến giữa, vách tế bào sơ cấp và vách tế bào thứ cấp. Mặc dù tất cả các tế bào thực vật đều có phiến giữa và vách tế bào sơ cấp, nhưng không phải tất cả đều có vách tế bào thứ cấp.
– Trung phiến kính: ngoài lớp vách tế bào này chứa polysaccharides gọi là pectin. Pectins hỗ trợ kết dính tế bào bằng cách giúp thành tế bào của các tế bào lân cận liên kết với nhau.
– Vách tế bào sơ cấp: Lớp này được hình thành giữa phiến giữa và màng sinh chất trong tế bào thực vật đang phát triển. Nó được cấu tạo chủ yếu từ các vi sợi xenlulo chứa trong một ma trận giống như gel của các sợi hemicellulose và polysaccharid pectin. Thành tế bào chính cung cấp sức mạnh và tính linh hoạt cần thiết để tế bào phát triển.
– Thành tế bào thứ cấp: Lớp này được hình thành giữa thành tế bào sơ cấp và màng sinh chất ở một số tế bào thực vật. Một khi thành tế bào sơ cấp ngừng phân chia và phát triển, nó có thể dày lên để tạo thành tế bào thứ cấp. Lớp cứng này tăng cường và hỗ trợ tế bào. Ngoài cellulose và hemicellulose, một số thành tế bào thứ cấp có chứa lignin. Lignin củng cố thành tế bào và hỗ trợ dẫn nước trong tế bào mô mạch thực vật .
3. Cấu tạo của thành tế bào
Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ các đơn phân murein (còn gọi là peptidoglycan hay glucopeptit). Mỗi đơn phân murein bao gồm: N- acetyl glucozamin (G), N- acetyl muramic(M), Alanin, D- glutamic, Di – aninoaxit, với tỉ lệ là: G: M: Ala: D – glu: Diamin = 1: 1: 2: 1: 1
Mô hình đơn phân murein:
– Mối liên kết giữa các chất trong đơn phân: G và M liên kết với nhau bởi liên kết 1-4 β glucozit. Các amino acid liên kết với nhau và liên kết với M bởi liên kết pettit. Các đơn phân liên kết với nhau để tạo lớp thành vững chắc.
– Giữa M của đơn phân này với G của đơn phân kế tiếp cũng liên kết với nhau bởi liên kết 1-4 β glucozit tạo thành liên kết chuỗi dọc của thành tế bào.
– Liên kết 1-4 β glucozit bị enzim lyzozim cắt đứt, do đó thành tế bào bị thuỷ phân bởi lyzozim.
– Giữa các đơn phân trên hai chuỗi kế tiếp nhau cũng liên kết với nhau tạo thành liên kết ngang của thành tế bào. Ở vi khuẩn Gram âm hai đơn phân liên kết trực tiếp ở Diamin và D- ala. Ở vi khuẩn Gram dương hai đơn phân liên kết ở Diamin và D- ala thông qua cầu nối pentaglyxin. Thành tế bào Gram dương có nhiều lớp murein nên thành dày, vi khuẩn G – có một lớp murein nên thành mỏng hơn. Thành tế bào vi khuẩn còn có một hợp chất đặc biệt là axit teicoic hợp chất này thấy nhiều ở vi khuẩn Gram dương (Có thể chiếm 50% trọng lượng khô của thành) ở vi khuẩn Gram âm không thấy hợp chất này. Bên ngoài thành tế bào vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài cấu tạo rất phức tạp.
4. Vai trò của thành tế bào
– Giữ cho tế bào có hình dạng nhất định
– Bảo vệ tế bào khi bị tác động bởi các yếu tố cơ học
– Có tác dụng bảo vệ các thành phần bên trong tế bào
– Giữa các phân tử cellulose có các chỗ trống giúp nước và muối khoáng đi vào được bên trong tế bào
Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh
Chuyên mục: Giáo Dục