Kỹ thuật Mewing được sáng tạo và truyền dạy từ hai cha con bác sĩ John Mew và Mike Mew. Trên thế giới từ lâu đã có nhiều người luyện tập theo phương pháp này và thu được nhiều thành quả nhất định. Tuy nhiên tại Việt Nam thì vẫn là phương pháp tương đối mới và đang được nhiều người quan tâm. Vậy Mewing tập như thế nào? Có hiệu quả không? Có biến chứng hay nguy hiểm gì không?
Contents
- 1 1. Mewing là gì? Tập Mewing để làm gì?
- 2 2.Những trường hợp nào nên tập mewing
- 3 3.Trường hợp nào không nên tập Mewing?
- 4 4. Có những kiểu tập Mewing nào?
- 5 5.Tập Mewing có hiệu quả không?
- 6 6.Hướng dẫn tập Mewing đúng cách
- 7 7.Một số lỗi sai phổ biến khi tập Mewing
- 8 8.Biến chứng nếu tập Mewing không đúng cách?
1. Mewing là gì? Tập Mewing để làm gì?
Những năm gần đây, Mewing là một từ khoá được tìm kiếm rất nhiều trong năm vừa qua không chỉ ở trên thế giới mà còn ở Việt Nam.
Về bản chất Mewing là kỹ thuật tập luyện dựa trên tư thế đặt lưỡi & cách thở nhằm điều chỉnh lại các đường nét trên khuôn mặt mà không cần niềng răng, phẫu thuật.
Tập Mewing đúng cách sẽ giúp gương mặt có chiều sâu, mũi được đẩy cao hơn, mắt sâu hơn. Từ đó trông khuôn mặt của người tập Mewing sẽ thanh tú và có hồn hơn rất nhiều.
Giống như các phương pháp tập luyện không xâm lấn thì Mewing cần có thời gian để khiến khuôn mặt được định hình và vào form.
Kỹ thuật Mewing được nghiên cứu & đặt tên bởi bác sĩ John Mew và người con trai của ông là Mike Mew.
2.Những trường hợp nào nên tập mewing
Phương pháp luyện tập Mewing được cho là phù hợp với những người đang bị khớp cắn sâu, khớp cắn hở hoặc hô hàm.
Bác sĩ Mike Mew cũng cho biết, kỹ thuật Mewing sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất với đối tượng vị thành niên (dưới 18 tuổi). Bởi trong giai đoạn này, các bộ phận trên cơ thể đều ở giai đoạn đang phát triển.
Khớp cắn sâu
Với những người bị khớp cắn sâu, phần răng hàm trên đang che phủ quá nhiều răng hàm dưới. Luyện tập Mewing đều đặn, đúng cách sẽ giúp đẩy dần khung hàm trên lên cao hơn.
Khi nhóm răng hàm trên đã được nâng lên cao hơn, nhóm răng hàm dưới sẽ có nhiều không gian và điều kiện để phát triển hơn. Từ đó theo thời gian thì khớp cắn sẽ dần được cải thiện tốt hơn.
Khớp cắn hở
Nếu bạn để ý một chút, với những người bị khớp cắn hở thường có liên quan tới vị trí nghỉ của lưỡi. Bạn thử để lưỡi thõng xuống một chút sẽ thấy rằng khớp cắn của mình có xu hướng hơi mở ra.
Do vậy Mewing tập trung vào việc điều chỉnh lại tư thế lưỡi, ép lưỡi phải ép sát với vòm miệng phía trên như người bình thường. Từ đó sẽ điều chỉnh lại dần các đường nét trên khuôn mặt & khắc phục các vấn đề khớp cắn.
Hô hàm
Thông thường ở những người bị hô hàm hay có thói quen thở bằng miệng. Việc thở sai cách như vậy sẽ khiến lưỡi nằm không đúng vị trí, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lực cân bằng của răng.
Răng hàm trên bị ảnh hưởng sẽ dần khiến diện tích cung hàm bị thu hẹp & có xu hướng đẩy ra trước tạo thành răng hô, hàm hô.
Do vậy trường hợp răng hô, hàm hô khi tập Mewing sẽ yêu cầu tập thở bằng mũi trước. Tiếp đó kỹ thuật đặt lưỡi chuẩn Mewing sẽ dần giúp cân bằng lại cung răng, hỗ trợ điều trị hô hàm.
3.Trường hợp nào không nên tập Mewing?
Không phải bất cứ trường hợp răng sai lệch nào cũng có thể tập Mewing. Trong đó hai trường hợp điển hình nhất là khi răng mọc chen chúc hoặc khi răng bị móm.
♦ Răng mọc chen chúc
Thông thường nguyên nhân gây răng mọc chen chúc là do hình thể giữa các răng không chuẩn, hoặc do sự bất cân xứng giữa 2 hàm, sai lệch về trục răng.
Mà phương pháp Mewing tập trung vào việc mở rộng cung hàm trên thông qua cách đặt lưỡi, do vậy sẽ không có hiệu quả khi điều trị răng chen chúc.
Nhưng ở trường hợp vừa bị chen chúc răng, vừa bị khớp cắn hở hoặc sâu thì bạn vẫn có thể kết hợp tập Mew trong khi niềng.
♦ Răng móm (khớp cắn ngược)
Hàm móm thường là do hàm trên kém phát triển hoặc hàm dưới phát triển quá mức hoặc kết hợp cả 2.
Do vậy nếu điều trị răng móm bằng Mewing thì chỉ mang lại hiệu quả khi hàm trên kém phát triển. Còn trường hợp do hàm dưới quá phát thì sẽ không mang lại hiệu quả, đặc biệt khi đã qua 18 tuổi.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
4. Có những kiểu tập Mewing nào?
♦ Soft Mewing
Mewing mềm (Soft) là kỹ thuật tập luyện cơ bản và nhẹ nhàng nhất. Với kỹ thuật này, người luyện tập chỉ việc đặt lưỡi sao cho đúng vị trí – lưỡi ép vào vòm miệng trên là được.
♦ Hard Mewing
Hard Mewing là kỹ thuật tập luyện nâng cao hơn nhằm đạt được kết quả với thời gian nhanh hơn. Để tập luyện ở mức độ Hard, người luyện tập cần tạo lực ép mạnh hơn lên lưỡi khi đặt ở vị trí chuẩn bằng cách nuốt nước bọt.
Tuy nhiên rất nhiều bác sĩ chỉnh nha hàng đầu thường khuyến cáo không nên tập Hard Mewing. Nếu tập luyện không đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như lệch mặt, đau cơ, xô lệch răng,…
5.Tập Mewing có hiệu quả không?
Nếu xem xét những hình ảnh giải phẫu, bạn sẽ nhận ra xương hàm mặt không phải là một thể nguyên khối mà là do rất nhiều nhóm xương tách rời nhau tạo thành.
Vì thế những thói quen hàng ngày trong cuộc sống như hít thở, đặt lưỡi, mút tay,… đều sẽ tác động và làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt.
Và từ đó phương pháp Mewing đã ra đời dựa trên những lý thuyết như vậy. Bác sĩ John Mew và con trai Mike Mew đã liên tục quảng bá và đào tạo cho rất nhiều người về kỹ thuật Mew.
hầu hết các kết quả, review hoặc đánh giá sự hiệu quả của Mewing thường tới từ các hội nhóm facebook, twitter, diễn đàn,…
Và thực tế cũng chưa có cơ quan khoa học, tổ chức y tế nào đưa ra bằng chứng về sự hiệu quả của Mewing. Thậm chí có một số bài báo cũng đề cập tới sự nguy hiểm khi tập mewing sai cách.
Nhưng không vì thế mà chúng ta sẽ cho rằng tập Mewing không mang lại hiệu quả. Với những phương pháp thủ công, sự hiệu quả thường gắn liền với yếu tố kiên trì và tính kỷ luật.
Nếu bạn tập luyện Mew đúng cách, đúng thời gian quy định mỗi ngày thì chắc chắn sẽ có những hiệu quả tích cực.
Do vậy nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng hay khớp cắn, hãy ưu tiên gặp bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn về kỹ thuật niềng răng.
Và bạn chỉ nên coi Mewing như một sự bổ trợ, một phương pháp tương hỗ giúp đẩy nhanh tốc độ niềng răng. Nếu áp dụng đúng chỉ dẫn, Mewing cũng sẽ giúp bạn hạn chế khả năng bị hóp má hoặc thái dương khi niềng răng.
6.Hướng dẫn tập Mewing đúng cách
Kỹ thuật Mewing thực ra rất đơn giản, tuy nhiên để tập luyện đúng cách thì bạn nên đọc thật chậm các bước dưới đây:
- Bước 1: Ngậm miệng, thả lỏng toàn bộ cơ thể và giữ thẳng cột sống cổ
- Bước 2: Đặt đầu lưỡi tại vị trí cách phần lợi của 2 răng cửa hàm trên khoảng 1 cm (không chạm đầu lưỡi vào răng cửa). Dễ hình dung hơn thì nó giống hệt như bạn đang phát âm chữ “N”.
- Bước 3: Áp sát toàn bộ phần lưỡi sao cho ôm trọn lấy vòm miệng phía trên (cả thân và gốc lưỡi). Ngoài ra cần đảm bảo môi đã đóng, răng trên và dưới chỉ chạm nhẹ vào nhau.
- Bước 4: Giữ nguyên vị trí lưỡi và hít thở đều bình thường bằng mũi. Tuyệt đối không thở bằng miệng.
Trong thời gian đầu mới tập Mewing, bạn nên thực hành ít nhất từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Sau đó vài tuần thì hãy nâng dần thời gian lên, thậm chí có thể tập cả ngày cho tới khi biến việc tập đặt lưỡi đúng cách trở thành thói quen.
Nếu bạn đang tập Mewing đúng cách thì sẽ cảm thấy cảm giác hơi căng ở cơ mặt – xương hàm – cằm. Lưu ý: Cảm giác này chỉ là hơi căng, còn nếu bạn cảm thấy đau thì là dấu hiệu bạn đang tập Mew sai cách.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
7.Một số lỗi sai phổ biến khi tập Mewing
Tập Mew tuy đơn giản nhưng thực tế vẫn có khá nhiều lỗi sai cơ bản mà rất nhiều người mắc. Dưới đây là tổng hợp một vài lỗi sai phổ biến nhất.
♦ Thở bằng miệng
Một mục tiêu khi luyện Mew chính là triệt tiêu thói quen thở bằng miệng. Vì vậy nếu bạn vẫn thở bằng miệng thì có thể coi là tập Mew thất bại.
Thở bằng miệng là nguyên nhân chính dẫn tới việc hàm của các bạn thay đổi cấu trúc. Việc thở bằng miệng là thói quen thường thấy ở trẻ nhỏ và một nhóm những người trưởng thành.
Nó gây ảnh hưởng xấu đến cung hàm cũng như vòm họng, khiến hàm có xu hướng nhô ra ngoài gây nên tình trạng vẩu, môi trề, …
♦ Sử dụng nhiều lực lên 2 hàm răng
Bài tập Mewing chủ yếu nhằm thiết lập thói quen đặt lưỡi đúng cách, từ đó hình thành thói quen tốt. Ngoài ra trong khi luyện tập, một phần lực nhỏ sẽ gián tiếp tác động lên vòm hàm trên và điều chỉnh lại khuôn mặt.
Nếu nghiến chặt răng trong quá trình luyện tập, lực từ lưỡi sẽ tác động quá nhiều và vô tình làm rối loạn quá trình di chuyển của hàm trên, từ đó tạo ra biến chứng khi tập Mew
♦ Tư thế đặt lưỡi không đúng cách
Đặt lưỡi không đúng cách khi tập Mew là lỗi cực kỳ cơ bản mà nhiều người gặp phải. Nếu chỉ chạm đầu lưỡi hoặc một ít thân lưỡi lên vòm trên thì sẽ không tạo được áp lực hỗ trợ hàm di chuyển, từ đó hiệu quả của bài tập Mew bị suy giảm.
8.Biến chứng nếu tập Mewing không đúng cách?
Mewing là kỹ thuật mang tính kiên trì và cần thực hiện trong thời gian dài. Với những người không kiên nhẫn và muốn đẩy nhanh thời gian tập luyện thì tỷ lệ gặp sai sót sẽ rất lớn.
Khi tập Mew sai cách sẽ dẫn tới rất nhiều biến chứng tương đối nguy hiểm, bao gồm:
- Đau cơ hàm, đau lưỡi: Việc ăn uống, nói chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn
- Dị cảm nuốt: Khiến lúc nào cũng có cảm giác kẹt vật gì đó trong cuống họng. Ngoài ra sẽ kèm một vài triệu chứng như ngứa họng, ợ hơi, ăn mất ngon
- Lệch mặt: Là rủi ro đáng sợ nhất khi tập Mew sai cách. Khi này có thể bạn sẽ cần tới thẩm mỹ viện để phẫu thuật điều chỉnh lại khuôn mặt.
Nhìn chung, phương pháp tập Mewing không xấu nhưng cũng chưa đủ các nghiên cứu chứng minh sự hiệu quả tuyệt đối.
Do vậy bạn cần được một bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu trực tiếp điều trị, hướng dẫn và theo dõi sát sao để tránh các ảnh hưởng xấu.