Để giúp lời nói trở nên tinh tế, lịch sự hơn trong cả văn viết lẫn quá trình giao tiếp, chúng ta luôn cần sử dụng tới biện pháp nói giảm nói tránh. Vậy nói giảm nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh có tác dụng gì trong đời sống? Khi nào nên/không nên nói giảm nói tránh? Hãy cùng Thợ Sửa Xe khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!
Contents
Nói giảm nói tránh là gì?
Nói giảm nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ nhằm diễn đạt tế nhị, tránh cảm giác ghê sợ, mất mát, đau buồn, thô tục hay thiếu lịch sự của câu nói.
Ví dụ:
- Thay vì dùng từ xác chết cho cơ thể của người đã khuất, chúng ta sẽ sử dụng từ tử thi
- Thay vì “chị ấy xấu thật đấy!”, chúng ta sẽ nói rằng “chị ấy không được đẹp cho lắm” hoặc “chị ấy không phải gu của mình”
Cách sử dụng nói giảm nói tránh chuẩn nhất
Mặc dù nói giảm nói tránh được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng được chúng. Dưới đây là 3 trường hợp nên sử dụng nói giảm nói tránh, mời bạn tham khảo:
- Khi muốn bớt/tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, thô tục, thiếu lịch sự
- Khi muốn thể hiện sự tôn trọng đối với người đang trò chuyện với mình
- Khi muốn nhận xét chân thành nhưng vẫn tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu, ghi nhận ý kiến đó
Mặt khác, biện pháp tu từ nói giảm nói tránh sẽ phản tác dụng nếu được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi thực sự cần nghiêm khắc phê bình, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với người đang mắc lỗi
- Khi nói về thông tin khách quan hoặc thông tin có độ chính xác cao như các biên bản hành chính
Xem thêm
- Xao xuyến là gì? “Xao xuyến” hay “sao xuyến” mới là từ đúng?
- [Ngữ văn lớp 8] Câu trần thuật là gì? Chức năng & ví dụ
Bài tập về nói giảm nói tránh
Bài 1: Cho các từ: đi nghỉ, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa, khiếm thị. Hãy điền các từ ngữ nói giảm nói tránh đó sao phù hợp với chỗ trống sau đây!
- Khuya rồi, mời bà […] ạ!
- Đây chính là lớp học dành cho trẻ em […]
- Cô ấy đã […] rồi, nên không thể làm những việc nặng nhọc nữa
- Những đứa trẻ sống trong cảnh bố mẹ […] thật sự rất tủi thân
- Chuyện đã như vậy rồi, bà có định […] không?
Lời giải:
- Khuya rồi, mời bà đi nghỉ ạ!
- Đây chính là lớp học dành cho trẻ em khiếm thị
- Cô ấy đã có tuổi rồi, nên không thể làm những việc nặng nhọc nữa
- Những đứa trẻ sống trong cảnh bố mẹ chia tay nhau thật sự rất đau khổ và tủi thân
- Chuyện đã như vậy rồi, bà có định đi bước nữa không?
Bài 2: Trong từng cặp câu dưới đây, câu nào là câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh
- Anh nên hòa nhã với họ!
- Anh phải hòa nhã với họ!
- Ra khỏi phòng tôi ngay!
- Anh không nên ở đây nữa!
- Hôm qua em có lỡ hỗn với anh, mong anh thứ lỗi
- Hôm qua em đã có lỗi với anh, mong anh thứ lỗi
Lời giải:
Các câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh là: B, D, F
Bài 3: Khi nào nên nói giảm nói tránh?
- Khi muốn nhấn mạnh
- Khi muốn nói quá vấn đề
- Khi muốn góp ý lịch sự, giảm bớt đau buồn và thể hiện sự tôn trọng
- Tất cả các đáp án trên
Lời giải:
Đáp án C là đáp án đúng.
Bài 4: Hãy viết lại các câu sau và áp dụng biện pháp nói giảm nói tránh!
- Cậu học dở quá đấy!
- Chiếc váy này xấu quá!
- Trời ơi, sao da cậu dạo này xấu thế!
- Kết quả tháng này của anh ấy khá tệ
Lời giải:
- Cậu cần cố gắng nhiều hơn trong học tập
- Chiếc áo này có vẻ không phù hợp với bạn lắm
- Dạo này mất ngủ sao? Tớ thấy da cậu hơi kém sắc
- Kết quả tháng này của anh ấy không được tốt cho lắm
Câu 5: Cụm từ “về đất” trong bài Tây Tiến của Quang Dũng có ý nghĩa như thế nào?
Lời giải:
Cụm từ “về đất” được sử dụng nhằm giảm bớt sự vất vả, nguy hiểm của công việc mà người chiến sĩ đang phải đảm nhiệm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nói giảm nói tránh mà Thợ Sửa Xe muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu nói giảm nói tránh là gì, nói giảm nói tránh có tác dụng gì, khi nào nên nói giảm nói tránh và những ví dụ điển hình.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, góp ý nào về nói giảm nói tránh, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể!