Trong bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu về Bộ nhớ đệm, một thành tố khá thường gặp khi sử dụng smartphone và các thiết bị điện tử thông minh tương tự.
Contents
Bộ nhớ đệm là gì?
Bộ nhớ đệm là những dữ liệu được lưu trữ tạm thời do quá trình hệ điều hành hoặc ứng dụng hoạt động tạo ra giúp thuận tiện hơn cho người dùng trong việc khai thác và sử dụng các chức năng cụ thể. Bản chất của hệ thống khi hoạt động gồm các ứng dụng nền nhỏ thực hiện từng chức năng riêng biệt. Các ứng dụng này trong quá trình hoạt động sinh ra dữ liệu đệm gọi chung là bộ nhớ đệm của hệ điều hành.
Bộ nhớ đệm của ứng dụng giúp lưu lại những dữ liệu nền và làm cho trình duyệt load nhanh hơn ở lần truy cập thứ 2, đơn giản bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi mở trình duyệt trên điện thoại nó sẽ tự load lại toàn bộ trang web ở lần mở cuối cùng mà không cần kết nối mạng. Đây là một trong những vai trò của bộ nhớ đệm giúp thuận tiện hơn cho người sử dụng.
Bộ nhớ đệm của điện thoại nằm ở đâu?
Bộ nhớ đệm của điện thoại nằm trong Folder Cache của từng ứng dụng cụ thể. Nếu điện thoại chưa Root thì không thể truy cập để xem folder này bởi nó đã bị ẩn. Bạn chỉ có thể xem bộ nhớ cache của từng ứng dụng như Facebook, Messenger, trình duyệt Chrome…
Trong suốt quá trình sử dụng thì điện thoại cũng tự sinh ra bộ nhớ đệm cho hệ thống, do đó qua thời gian dài, bộ nhớ đệm này càng nhiều lên thì điện thoại cũng chạy chậm hẳn đi. Vậy có nên xóa bộ nhớ đệm của thiết bị hay không? Xem phần tiếp theo nhé.
Có nên xóa bộ nhớ đệm của thiết bị hay không?
Bộ nhớ đệm của điện thoại rất hữu ích cho người dùng, tuy nhiên đối với những chiếc điện thoại hay máy tính bảng có bộ nhớ trong giới hạn, không hỗ trợ thẻ nhớ thì việc xóa bộ nhớ đệm là điều nên làm thường xuyên. Các ứng dụng càng thường xuyên sử dụng thì bộ nhớ đệm càng tăng lên, ví dụ như Facebook, Zalo, Messenger, trình duyệt Chrome…
Đối với những ứng dụng này thì bạn nên xóa bộ nhớ đệm mỗi tháng một lần. Còn nếu bạn thường sử dụng smartphone thì ngược lại, không nên xóa dữ liệu đệm của game vì có thể nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình chơi của bạn. Nhìn chung, bạn không cần quá lo lắng về việc lỡ xóa đi bộ nhớ đệm bởi khi chạy lại ứng dụng thì nó sẽ tự tạo lại dữ liệu tạm khác.
Việc xóa bộ nhớ đệm có thể làm ứng dụng của bạn mất thời gian lâu hơn để tải nội dung tuy nhiên, ở vài lần tiếp theo bạn chạy lại ứng dụng đó thì dữ liệu đệm mới đã được sinh ra và mọi thao tác sẽ mượt mà hơn. Tính năng bộ nhớ đệm cũng có sẵn trong hệ điều hành Android, nên bạn có thể xóa bộ nhớ đệm mà không sợ làm ảnh hưởng đến các dữ liệu hệ thống quan trọng khác.
Xem thêm: Bộ nhớ ROM là gì? Chú ý gì khi chọn bộ nhớ trong khi mua điện thoại, máy tính?
Xóa bộ nhớ đệm như thế nào?
Để xóa bộ nhớ đệm ứng dụng, các bạn làm theo những bước sau:
- Bước 1: Vào Cài đặt > Ứng dụng.
- Bước 2: Tìm đến và ấn chọn ứng dụng bạn muốn xóa bộ nhớ đệm
- Bước 3: Tại đây, bạn chọn Lưu trữ.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn nhấn chọn Xóa bộ nhớ đệm ở phía dưới, bên phải màn hình.
Trên đây, FPT Shop đã lý giải bộ nhớ đệm là gì và cách xóa bộ nhớ đệm hiệu quả nhất nếu bạn sử dụng smartphone Android. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng chiếc điện thoại của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm:
Cách xóa bộ nhớ cache các ứng dụng cho iPhone và iPad
RAM là gì? Bộ nhớ RAM dùng để làm gì, chức năng của RAM