1. Đại cương
– HTKL là học thuyết nghiên cứu công năng sinh lí, diễn biến bệnh lí và mối quan hệ tương hỗ giữa các tạng phủ của cơ thể con người, là bộ phận trọng yếu xây dựng nên hệ thống lí luận y học.
– Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết toàn thân. Kinh lạc có kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là đường chính, đường thẳng, tuần hành ở sâu. Lạc mạch là đường ngang, như hệ thống võng lưới, tuần hành ở nông. Kinh lạc giúp cho tạng phủ cơ quan – da lông cân mạch của cơ thể con người liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất.
2. Cấu tạo của hệ thống kinh lạc
– Kinh mạch: 12 kinh chính, 8 mạch kỳ kinh, 12 kinh biệt.
– Lạc mạch: 15 biệt lạc, khổng lạc, phù lạc.
2.1. Mười hai kinh chính
Tay: Ba kinh âm -Thủ thái âm phế
– Thủ thiếu âm tâm
– Thủ quyết âm tâm bào
Ba kinh dương: – Thủ thái dương tiểu trường
– Thủ thiếu dương tam tiêu
– Thủ dương minh đại trường
Chân: Ba kinh âm: -Túc thái âm tỳ
– Túc thiếu âm thận
– Túc quyết âm can
Ba kinh dương – Túc thái dương bàng quang
– Túc thiếu dương đởm
– Túc dương minh vị
2.2. Bát mạch kỳ kinh
– Tác dụng liên lạc điều tiết 12 kinh chính
Nhâm mạch Âm duy mạch
Đốc mạch Dương duy mạch
Xung mạch Âm kiểu mạch
Đới mạch Dương kiểu mạch
2.3. Sơ đồ vận hành của 12 kinh chính
→Thủ thái âm phế →Thủ dương minh đại trường→Túc dương minh vị→Túc thái âm tỳ→Vào tâm→Thủ thiếu âm tâm→Thủ thái dương tiểu trường→Túc thái dương bàng quang→Túc thiếu âm thận→Vào ngực→Thủ quyết âm tâm bào→Thủ thiếu âm tam tiêu→Túc dương minh đởm →Túc quyết âm can→Vào phế→
3. Chức năng sinh lí của kinh lạc
3.1. Nối liền trong ngoài, trên dưới; liên hệ tạng phủ cơ quan
– Liên hệ tạng phủ với hệ thống xương khớp: chủ yếu thực hiện thông qua 12 kinh mạch, nối thông giữa da lông- cơ nhục với nội tạng.
– Liên lạc giữa tạng phủ với ngũ quan cửu khiếu: mắt mũi tai, tiền hậu âm…đều có kinh mạch đi qua.
– Liên hệ giữa tạng phủ: mỗi tạng phủ có 2 kinh quan hệ biểu – lí.
– Liên hệ giữa các kinh mạch: tuần hành của 12 kinh mạch liên tiếp với nhau, liên hệ ngang dọc giữa 12 kinh chính với 8 mạch kỳ kinh, từ đó hình thành sự liên hệ đa dạng giữa kinh mạch và lạc mạch.
3.2 Thông hành khí huyết, nuôi dưỡng tổ chức tạng phủ.
Khí huyết vận chuyển toàn thân để nuôi dưỡng cơ quan tổ chức phải dựa vào hệ thống kinh mạch.
3.3. Tác dụng dẫn truyền cảm ứng
Dẫn truyền cảm giác châm chích hoặc kích thích khác, như cảm giác đắc khí khi châm.
3.4 Cân bằng điều tiết cơ năng
Khi cơ thể bị bệnh, xuất hiện các chứng khí huyết bất hoà, âm dương thiên thịnh, thiên suy, điều trị bằng châm cứu để phát huy tác dụng điều tiết kinh lạc, duy trì lại cân bằng.
4. Mã hóa quốc tế đường kinh
5. Huyệt vị
5.1 Khái niệm
– Huyệt là nơi kinh khí và khí của tạng phủ đến và đi ra ngoài cơ thể, là nơi để áp dụng thủ thuật châm cứu chữa bệnh
– Tác dụng sinh lý của huyệt là chuyển hóa năng lượng (khí) cũng là nơi xâm nhập của tà khí, vì vậy huyệt có tác dụng chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh tật.
5.2. Các loại huyệt
– Kinh huyệt: các huyệt nằm trên 12 kinh chính và mạch Nhâm, mạch Đốc. Kinh huyệt còn chia ra: huyệt Nguyên, huyệt Lạc, huyệt Du, huyệt Mộ, huyệt Ngũ du (tỉnh, huỳnh, du, kinh, nguyên, hợp), huyệt Khích, 8 huyệt Hội…
– Huyệt ngoài kinh, gọi là kinh ngoại kỳ huyệt: là huyệt không nằm trên đường kinh chính (14 đường kinh) và cũng có thể nằm trên đường đi của kinh nhưng không phải huyệt của kinh đó. Một số nhà châm cứu hậu sinh đã phát hiện khoảng 200 huyệt ngoài kinh mặc dù theo tổ chức y tế thế giới (Malina, 1991) xác định có 48 huyệt ngoài kinh.
– Huyệt ở chỗ đau, gọi là A thị huyệt. Số lượng huyệt là tùy theo nhiều hay ít chỗ đau.
5.3 Một số huyệt đặc hiệu
– Huyệt bối du ở lưng
– Huyệt mộ ở bụng ngực
– 8 huyệt Hội
. Ứng dụng trong YHCT
6.1 Làm rõ quá trình thay đổi bệnh lí
– Khi bị bệnh kinh lạc thành đường truyền của tà khí và phản ánh bệnh tật. Thông qua kinh lạc, ngoại tà từ bì phu chuyển vào lục phủ ngũ tạng. Ví như kinh quyết âm can có sự liên hệ với kinh vị, kinh phế, nên bệnh ở can có thể phạm vị, phạm phế…
– Kinh lạc còn là nơi phản ánh bệnh lý trong tạng phủ biểu hiện ra bên ngoài. Ví như can khí uất kết thấy xuất hiện hai bên ngực sườn đau tức, bụng dưới quặn đau…
6.2 Chỉ đạo trong chẩn đoán và điều trị
– Trong chẩn đoán: do kinh lạc có đường tuần hành và lạc thuộc tạng phủ, nên nó phản ánh được chứng trạng của tạng phủ bị bệnh. Ví như đau tức hai bên mạn sườn phần lớn bệnh thuộc can đởm, đau đầu hai bên thái dương thường liên quan đến kinh thiếu dương, đau sau gáy liên quan đến kinh bàng quang…Ngoài ra trên thực tế lâm sàng phát hiện trên đường kinh mạch hoặc một vài vị trí huyệt có điểm đau hoặc có điểm mẫn cảm nào đó, cũng giúp cho chẩn đoán. Ví như tạng phế bị bệnh, có thể thấy phản ứng ở huyệt phế du hay huyệt trung phủ…
– Trong điều trị:
+ Thông qua xoa bóp, châm cứu để điều chỉnh công năng hoạt động của khí huyết.
+ Thuốc YHCT thông qua sự truyền dẫn của kinh lạc mới đến được tạng phủ bị bệnh. Các y gia cổ đại, thông qua thực tế lâm sàng, căn cứ vào tác dụng chọn lọc đặc thù sẵn có của một loại dược vật nào đó đối với tạng phủ nào đó mà sáng lập và hình thành nên lý luận “dược vật quy kinh”.
Ví như: đau đầu thuộc kinh thái dương thì dùng khương hoạt, thuộc kinh dương minh thì dùng bạch chỉ, thuộc kinh thiếu dương thì dùng sài hồ. Khương hoạt, bạch chỉ, sài hồ không chỉ quy về các kinh trên mà còn có tác dụng dẫn các thuốc quy nhập vào các kinh đó để phát huy tác dụng điều trị.
7. Kết luận
– Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết toàn thân. Kinh lạc có kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là đường chính, đường thẳng, tuần hành ở sâu. Lạc mạch là đường ngang, như hệ thống võng lưới, tuần hành ở nông. Kinh lạc giúp cho tạng phủ cơ quan – da lông cân mạch của cơ thể con người liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất.
– Cấu tạo: gồm 12 kinh chính và 2 mạch nhâm đốc. Trên tay có 3 kinh âm và 3 kinh dương, dưới chân có 3 kinh âm và 3 kinh dương.
– Chức năng sinh lí của kinh lạc: Nối liền trong ngoài, trên dưới; liên hệ tạng phủ cơ quan, thông hành khí huyết, dẫn truyền cảm ứng, điều tiết cơ năng.
– Mỗi kinh mạch đều có huyệt vị tương ứng, phân bố đều hai bên cơ thể. Kinh mạch có tác dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh
II. Câu hỏi ôn tập:
1. Kể tên 12 kinh chính và tám mạch kỳ kinh?
2. Nêu công năng sinh lí của hệ kinh lạc?
3. Khái niệm và phân loại huyệt vị?
4. Ứng dụng kinh lạc trong chẩn đoán và điều trị?
III. Tài liệu tam khảo:
1.Trần Quốc Bảo. Yhọc Cổ truyền, NXB Quân đội nhân dân, Hà nội 2013
2. Trường Đại học Y Hà nội .Yhọc cổ truyền- NXB – Y học, 1999.
Tác giả: PGS.TS Trần Quốc Bảo,
Chủ nhiệm Bộ môn – khoa Y học cổ truyền
Bệnh viện Quân y 103
1. Đại cương
– HTKL là học thuyết nghiên cứu công năng sinh lí, diễn biến bệnh lí và mối quan hệ tương hỗ giữa các tạng phủ của cơ thể con người, là bộ phận trọng yếu xây dựng nên hệ thống lí luận y học.
– Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết toàn thân. Kinh lạc có kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là đường chính, đường thẳng, tuần hành ở sâu. Lạc mạch là đường ngang, như hệ thống võng lưới, tuần hành ở nông. Kinh lạc giúp cho tạng phủ cơ quan – da lông cân mạch của cơ thể con người liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất.
2. Cấu tạo của hệ thống kinh lạc
– Kinh mạch: 12 kinh chính, 8 mạch kỳ kinh, 12 kinh biệt.
– Lạc mạch: 15 biệt lạc, khổng lạc, phù lạc.
2.1. Mười hai kinh chính
Tay: Ba kinh âm -Thủ thái âm phế
– Thủ thiếu âm tâm
– Thủ quyết âm tâm bào
Ba kinh dương: – Thủ thái dương tiểu trường
– Thủ thiếu dương tam tiêu
– Thủ dương minh đại trường
Chân: Ba kinh âm: -Túc thái âm tỳ
– Túc thiếu âm thận
– Túc quyết âm can
Ba kinh dương – Túc thái dương bàng quang
– Túc thiếu dương đởm
– Túc dương minh vị
2.2. Bát mạch kỳ kinh
– Tác dụng liên lạc điều tiết 12 kinh chính
Nhâm mạch Âm duy mạch
Đốc mạch Dương duy mạch
Xung mạch Âm kiểu mạch
Đới mạch Dương kiểu mạch
2.3. Sơ đồ vận hành của 12 kinh chính
→Thủ thái âm phế →Thủ dương minh đại trường→Túc dương minh vị→Túc thái âm tỳ→Vào tâm→Thủ thiếu âm tâm→Thủ thái dương tiểu trường→Túc thái dương bàng quang→Túc thiếu âm thận→Vào ngực→Thủ quyết âm tâm bào→Thủ thiếu âm tam tiêu→Túc dương minh đởm →Túc quyết âm can→Vào phế→
3. Chức năng sinh lí của kinh lạc
3.1. Nối liền trong ngoài, trên dưới; liên hệ tạng phủ cơ quan
– Liên hệ tạng phủ với hệ thống xương khớp: chủ yếu thực hiện thông qua 12 kinh mạch, nối thông giữa da lông- cơ nhục với nội tạng.
– Liên lạc giữa tạng phủ với ngũ quan cửu khiếu: mắt mũi tai, tiền hậu âm…đều có kinh mạch đi qua.
– Liên hệ giữa tạng phủ: mỗi tạng phủ có 2 kinh quan hệ biểu – lí.
– Liên hệ giữa các kinh mạch: tuần hành của 12 kinh mạch liên tiếp với nhau, liên hệ ngang dọc giữa 12 kinh chính với 8 mạch kỳ kinh, từ đó hình thành sự liên hệ đa dạng giữa kinh mạch và lạc mạch.
3.2 Thông hành khí huyết, nuôi dưỡng tổ chức tạng phủ.
Khí huyết vận chuyển toàn thân để nuôi dưỡng cơ quan tổ chức phải dựa vào hệ thống kinh mạch.
3.3. Tác dụng dẫn truyền cảm ứng
Dẫn truyền cảm giác châm chích hoặc kích thích khác, như cảm giác đắc khí khi châm.
3.4 Cân bằng điều tiết cơ năng
Khi cơ thể bị bệnh, xuất hiện các chứng khí huyết bất hoà, âm dương thiên thịnh, thiên suy, điều trị bằng châm cứu để phát huy tác dụng điều tiết kinh lạc, duy trì lại cân bằng.
4. Mã hóa quốc tế đường kinh
5. Huyệt vị
5.1 Khái niệm
– Huyệt là nơi kinh khí và khí của tạng phủ đến và đi ra ngoài cơ thể, là nơi để áp dụng thủ thuật châm cứu chữa bệnh
– Tác dụng sinh lý của huyệt là chuyển hóa năng lượng (khí) cũng là nơi xâm nhập của tà khí, vì vậy huyệt có tác dụng chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh tật.
5.2. Các loại huyệt
– Kinh huyệt: các huyệt nằm trên 12 kinh chính và mạch Nhâm, mạch Đốc. Kinh huyệt còn chia ra: huyệt Nguyên, huyệt Lạc, huyệt Du, huyệt Mộ, huyệt Ngũ du (tỉnh, huỳnh, du, kinh, nguyên, hợp), huyệt Khích, 8 huyệt Hội…
– Huyệt ngoài kinh, gọi là kinh ngoại kỳ huyệt: là huyệt không nằm trên đường kinh chính (14 đường kinh) và cũng có thể nằm trên đường đi của kinh nhưng không phải huyệt của kinh đó. Một số nhà châm cứu hậu sinh đã phát hiện khoảng 200 huyệt ngoài kinh mặc dù theo tổ chức y tế thế giới (Malina, 1991) xác định có 48 huyệt ngoài kinh.
– Huyệt ở chỗ đau, gọi là A thị huyệt. Số lượng huyệt là tùy theo nhiều hay ít chỗ đau.
5.3 Một số huyệt đặc hiệu
– Huyệt bối du ở lưng
– Huyệt mộ ở bụng ngực
– 8 huyệt Hội
. Ứng dụng trong YHCT
6.1 Làm rõ quá trình thay đổi bệnh lí
– Khi bị bệnh kinh lạc thành đường truyền của tà khí và phản ánh bệnh tật. Thông qua kinh lạc, ngoại tà từ bì phu chuyển vào lục phủ ngũ tạng. Ví như kinh quyết âm can có sự liên hệ với kinh vị, kinh phế, nên bệnh ở can có thể phạm vị, phạm phế…
– Kinh lạc còn là nơi phản ánh bệnh lý trong tạng phủ biểu hiện ra bên ngoài. Ví như can khí uất kết thấy xuất hiện hai bên ngực sườn đau tức, bụng dưới quặn đau…
6.2 Chỉ đạo trong chẩn đoán và điều trị
– Trong chẩn đoán: do kinh lạc có đường tuần hành và lạc thuộc tạng phủ, nên nó phản ánh được chứng trạng của tạng phủ bị bệnh. Ví như đau tức hai bên mạn sườn phần lớn bệnh thuộc can đởm, đau đầu hai bên thái dương thường liên quan đến kinh thiếu dương, đau sau gáy liên quan đến kinh bàng quang…Ngoài ra trên thực tế lâm sàng phát hiện trên đường kinh mạch hoặc một vài vị trí huyệt có điểm đau hoặc có điểm mẫn cảm nào đó, cũng giúp cho chẩn đoán. Ví như tạng phế bị bệnh, có thể thấy phản ứng ở huyệt phế du hay huyệt trung phủ…
– Trong điều trị:
+ Thông qua xoa bóp, châm cứu để điều chỉnh công năng hoạt động của khí huyết.
+ Thuốc YHCT thông qua sự truyền dẫn của kinh lạc mới đến được tạng phủ bị bệnh. Các y gia cổ đại, thông qua thực tế lâm sàng, căn cứ vào tác dụng chọn lọc đặc thù sẵn có của một loại dược vật nào đó đối với tạng phủ nào đó mà sáng lập và hình thành nên lý luận “dược vật quy kinh”.
Ví như: đau đầu thuộc kinh thái dương thì dùng khương hoạt, thuộc kinh dương minh thì dùng bạch chỉ, thuộc kinh thiếu dương thì dùng sài hồ. Khương hoạt, bạch chỉ, sài hồ không chỉ quy về các kinh trên mà còn có tác dụng dẫn các thuốc quy nhập vào các kinh đó để phát huy tác dụng điều trị.
7. Kết luận
– Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết toàn thân. Kinh lạc có kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là đường chính, đường thẳng, tuần hành ở sâu. Lạc mạch là đường ngang, như hệ thống võng lưới, tuần hành ở nông. Kinh lạc giúp cho tạng phủ cơ quan – da lông cân mạch của cơ thể con người liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất.
– Cấu tạo: gồm 12 kinh chính và 2 mạch nhâm đốc. Trên tay có 3 kinh âm và 3 kinh dương, dưới chân có 3 kinh âm và 3 kinh dương.
– Chức năng sinh lí của kinh lạc: Nối liền trong ngoài, trên dưới; liên hệ tạng phủ cơ quan, thông hành khí huyết, dẫn truyền cảm ứng, điều tiết cơ năng.
– Mỗi kinh mạch đều có huyệt vị tương ứng, phân bố đều hai bên cơ thể. Kinh mạch có tác dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh
II. Câu hỏi ôn tập:
1. Kể tên 12 kinh chính và tám mạch kỳ kinh?
2. Nêu công năng sinh lí của hệ kinh lạc?
3. Khái niệm và phân loại huyệt vị?
4. Ứng dụng kinh lạc trong chẩn đoán và điều trị?
III. Tài liệu tam khảo:
1.Trần Quốc Bảo. Yhọc Cổ truyền, NXB Quân đội nhân dân, Hà nội 2013
2. Trường Đại học Y Hà nội .Yhọc cổ truyền- NXB – Y học, 1999.
Tác giả: PGS.TS Trần Quốc Bảo,
Chủ nhiệm Bộ môn – khoa Y học cổ truyền
Bệnh viện Quân y 103