Ngành Hàn Quốc học là là một ngành học thú vị, rất phù hợp với những bạn trẻ yêu thích tìm hiểu văn hóa của đất nước này. Bên cạnh đó, Hàn Quốc học cũng là ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp cùng với mức thu nhập tương đối cao.
Nếu bạn quan tâm đến ngành Hàn Quốc học thì hãy cùng Hướng Nghiệp GPO tìm hiểu sâu về ngành này nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành Hàn Quốc học
Ngành Hàn Quốc học (mã ngành: 7310614) là ngành học chuyên sâu về Hàn Quốc, bao gồm văn hóa, lịch sử, kinh tế, tính cách dân tộc, ngôn ngữ… của Hàn Quốc. Ngành Hàn Quốc học rộng và bao hàm cả ngành Tiếng Hàn. Ở một số nước đối tượng nghiên cứu của ngành này gồm Bắc và Nam Hàn, tại Việt Nam thì mình thấy chỉ học sâu về Nam Hàn – Đại Hàn Dân Quốc.
2. Các trường đào tạo ngành Hàn Quốc học
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Khu vực miền Trung:
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Thái Bình Dương
Khu vực miền Nam:
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Cửu Long
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia TP.HCM
- Đại học Văn Hiến
3. Các khối xét tuyển ngành Hàn Quốc học
- Khối A01: Toán – Vật lí – Tiếng Anh
- Khối A07: Toán – Lịch sử – Địa lí
- Khối C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí
- Khối C01: Ngữ văn – Toán – Vật lí
- Khối C19: Ngữ văn – Lịch sử – Giáo dục công dân
- Khối C20: Ngữ văn – Địa lí – Giáo dục công dân
- Khối D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- Khối D04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung
- Khối D06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật
- Khối D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh
- Khối D15: Ngữ văn – Địa lí – Tiếng Anh
- Khối D78: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh
- Khối D83: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Trung
4. Chương trình đào tạo
1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
1.1. Lí luận Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2. Khoa học xã hội
1
Pháp luật đại cương
1.3. Ngoại ngữ
1
Intensive English-A1a
2
Intensive English-A1b
3
Intensive English-A2a
4
Intensive English-A2b
5
Intensive English-B1a
6
Intensive English-B1b
7
Intensive English-B1c
8
Intensive English-B1+
1.4.Tin học
1
Tin học đại cương
1.5. Giáo dục thể chất
1
Giáo dục thể chất 1 (*)
2
Giáo dục thể chất 2 (*)
3
Giáo dục thể chất 3 (*)
1.6. Giáo dục quốc phòng
1
LT- Giáo dục quốc phòng – An ninh (*)
2
TH- Giáo dục quốc phòng – An ninh (*)
2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
2.1. Kiến thức cơ sở ngành
1
Tiếng Hàn nghe 1
2
Tiếng Hàn nói 1
3
Tiếng Hàn đọc1
4
Tiếng Hàn viết 1
5
Tiếng Hàn nghe 2
6
Tiếng Hàn nói 2
7
Tiếng Hàn đọc 2
8
Tiếng Hàn viết 2
9
Tiếng Hàn nghe 3
10
Tiếng Hàn nói 3
11
Tiếng Hàn đọc 3
12
Tiếng Hàn viết 3
13
Tiếng Hàn nghe 4
14
Tiếng Hàn nói 4
15
Tiếng Hàn đọc 4
16
Tiếng Hàn viết 4
17
Tiếng Hàn nghe 5
18
Tiếng Hàn nói 5
19
Tiếng Hàn đọc 5
20
Tiếng Hàn viết 5
21
Tiếng Hàn nghe 6
22
Tiếng Hàn nói 6
23
Tiếng Hàn đọc 6
24
Tiếng Hàn viết 6
25
Tiếng Hàn nghe 7
26
Tiếng Hàn nói 7
27
Tiếng Hàn đọc 7
28
Tiếng Hàn viết 7
2.2. Kiến thức chuyên ngành bắt buộc
1
Hướng nghiệp và định hướng nghề
2
Lịch sử Hàn Quốc
3
Địa lý Hàn Quốc
4
Kinh tế Hàn Quốc
5
Văn hóa Hàn Quốc
6
Văn học Hàn Quốc
7
Lý thuyết dịch
2.3 Kiến thức chuyên ngành tự chọn ( chọn 4 trong 8 môn)
1
Tin học ứng dụng ( Hangul)
2
Tiếng Hàn thương mại
3
Phiên dịch tiếng Hàn
4
Biên dịch tiếng Hàn
5
Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc
6
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
7
Nghiệp vụ văn phòng
8
Phương pháp giáo dục tiếng
2.4 Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp
1
Thực tập tốt nghiệp
2
Khóa luận tốt nghiệp
Môn học thay thế khóa luận
1
Kỹ năng giao tiếp với người Hàn Quốc – Môn học thay thế khóa luận 1
2
Phương pháp nghiên cứu Hàn Quốc học – Môn học thay thế khóa luận 2
Theo Đại học Quốc tế Hồng Bàng
5. Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên ngành Hàn Quóc học sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí khác nhau, cụ thể:
- Chuyên viên biên – phiên dịch tại các cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị của Hàn quốc tại Việt Nam và ngược lại;
- Chuyên viên marketing, chuyên viên tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại… hoặc chuyên viên hướng dẫn giao dịch với các đối tác Hàn Quốc;
- Làm việc tại các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hàn Quốc, những cơ quan có sử dụng tiếng Hàn ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại, các công ty xuất nhập khẩu với vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký…
- Biên tập viên, phóng viên tại các cơ quan thông tấn, báo chí;
- Hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà hàng, khách sạn tại các công ty du lịch và nhà hàng, khách sạn Hàn Quốc;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Hàn Quốc học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu…
Lời kết:
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Hàn Quốc học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Khánh Ngân
Theo trangedu.com
Xem thêm bài viết:
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là gì? Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ra làm gì?
Xem thêm Video của Hướng nghiệp GPO: