Tại Việt Nam, pháp biện chứng xuất hiện nhiều khi nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lê nin. Tuy nhiên, hầu hết vẫn khá mơ hồ không biết biện chứng là gì?
Contents
Biện chứng là gì?
Theo định nghĩa của Wikipedia, biện chứng (tiếng Anh là dialectic) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, mà nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người. Những người này có những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác. Tuy nhiên, biện chứng khác với hùng biện – nghĩa là một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra.
Phép biện chứng (hay còn được gọi là phương pháp biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.
Có thể xác định được nhiều dạng khác nhau của biện chứng như trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, chủ nghĩa Mac, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel.
Theo đó, hiểu một cách đơn giản, biện chứng là từ dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Biện chứng có thể chia thành các loại khác nhau dựa vào các căn cứ khác nhau.
Chẳng hạn, có thể chia thành biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
Biện chứng khách quan là phép biện chứng phản ánh mối liên hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên (tồn tại độc lập với ý thức con người)
Còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh mối liên hệ, sự vật, hiện tượng vào đầu óc con người (tức là đã mang tính ý thức của con người).
Ví dụ về biện chứng
Để hiểu rõ hơn về phương pháp luận biện chứng, cùng tham khảo một số ví dụ về phương pháp luận biện chứng:
Ví dụ thứ nhất về hiện tượng viên phấn:
– Theo phương pháp luận biện chứng: Khi viết bảng bằng phấn, dưới tác dung lực cơ học thi sau khi viết viên phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ bị ăn mòn dần … nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa, nghĩa là viên phấn thay đổi.
– Theo phương pháp luận siêu hình: Dù có tác động như nào và trong bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn là viên phần, tồn tai như thế không thay đổi
Ví dụ 2 về hiện tượng trời mưa:
– Theo phương pháp luận biện chứng: mưa là do các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực.
– Theo phương pháp luận siêu hình: mưa là do thượng đế tạo ra
Ví dụ 3 về sự tồn tại của con người
– Theo phương pháp luận biện chứng: Con người tiến hoá từ loài vượn là có cơ sở khoa học và đã được chứng mình bởi nhiều thế hệ nhà khoa học khác nhau trên thế giới.
– Theo phương pháp luận siêu hình: Con người là do chúa trời tạo ra
Ví dụ thứ tư về viên đá dưới nước:
– Theo phương pháp luật biện chứng: Một hòn đá sẽ bị mòn đi nếu nó nằm dưới suối.
– Theo phương pháp siêu hình: Hòn đá dù qua bao nhiêu lâu thì vẫn mãi là hòn đá và không thay đổi.
Tư duy biện chứng là gì?
Phương pháp tư duy biện chứng là phương pháp dùng để nhận thức đối tượng có mối liên quan với nhau, chúng ảnh hưởng và ràng buộc với nhau. Theo phương pháp này, khi nhận thức đối tượng ở trạng thái biến đổi và chúng phải nằm trong khuynh hướng phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc của sự thay đổi này chính là quá trình đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Tư duy biện chứng mang đến nhiều ích lợi như giúp con người khắc phục được lối tư duy siêu hình, phiến diện. Tư duy này khiến bạn xem xét, đánh giá vấn đề một cách tổng quát, toàn diện và đúng đắn nhất, hạn chế những đánh giá sai, phiến diện và từ một phía.
Tư duy biện chứng giúp con người khắc phục được tính bảo thủ, trì trệ và có ý thức tiếp nhận cái mới, đúng đắn.