Contents
RAM là gì, RAM có tác dụng gì?
RAM là gì, RAM có tác dụng gì, các loại RAM hiện nay và sự khác nhau giữa RAM và ROM.Đây là những câu hỏi phổ biến mà mọi người thường thắc mắc. Hôm nay, tôi xin gửi đến bạn đọc toàn bộ những kiến thức cơ bản về RAM.
RAM là gì?
RAM (viết tắt của Ramdom Access Memory) là bộ nhớ tạm thời của máy tính. RAM là thiết bị phần cứng phép lưu trữ dữ liệu và truy xuất dữ liệu trong thời gian ngắn. Còn được gọi là bộ nhớ chính, bộ nhớ hệ thống, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, RAM thường kết hợp với DRAM. Không giống với ROM hoặc ổ cứng, RAM là bộ nhớ tạm thời, không ổn định, đòi hỏi “sức mạnh” để truy cập dữ liệu. Nếu máy tính của bạn bị tắt, toàn bộ dữ liệu chứa trong bộ nhớ RAM sẽ bị mất.
>> Khắc phục lỗi ổ cứng không hiện trong My Computer
Khi máy tính khởi động , các phần của hệ điều hành và trình điều khiển được nạp vào bộ nhớ, cho phép CPU xử lý các hướng dẫn nhanh hơn và tăng tốc quá trình khởi động. Sau khi hệ điều hành đã được tải, mỗi chương trình bạn mở, chẳng hạn như trình duyệt bạn đang sử dụng để xem trang này, được tải vào bộ nhớ trong khi nó đang chạy. Nếu quá nhiều chương trình đang mở, máy tính sẽ trao đổi dữ liệu trong bộ nhớ giữa RAM và ổ đĩa cứng.
RAM có tác dụng gì?
Một ví dụ điển hình về vai trò của RAM trong máy tính là: Một không gian trong phòng bếp: Đầu bếp là processor – chip. Bàn nấu ăn là RAM – bộ nhớ tạm thời. Các nguyên liệu nấu ăn là Data- dữ liệu được lấy ra từ tủ lạnh là Hard drive – ổ cứng.
Nếu bếp rộng, có nhiều chỗ trống, thì đầu bếp có thể làm việc thoải mái, nhanh và thậm chí là làm được nhiều việc một lúc. Ngược lại, tốc độ nấu sẽ chậm lại.
Các loại RAM
Trong quá trình phát triển của máy tính đã có các biến thể khác nhau của bộ nhớ RAM. Một số ví dụ phổ biến là DIMM , RIMM , SIMM , SO-DIMM và SOO-RIMM . Dưới đây là một ví dụ về module bộ nhớ máy tính DIMM 512 MB. Bộ nhớ này sẽ được cài đặt vào một trong những khe cắm bộ nhớ trên bo mạch chủ.
Xem thêm: Thuê Laptop tại https://chothuelaptop.org/
Sự khác nhau giữa ram và rom
Để phần biệt được rõ ràng 2 loại bộ nhớ trong này các bạn tham khảo bảng dưới:
RAM
- Bộ nhớ tạm thời, khả biến (Volatile Memory)
- Mất điện <=> Dữ liệu trong RAM mất hết
- Chứa các chương trình đang thực hiện
- Đọc và ghi dữ liệu
- Tốc độ nhanh
- Khả năng lưu trữ: cao (Ít nhất 16GB)
ROM
- Chỉ ghi dữ liệu, chỉ đọc và không sửa, đổi
- Bộ nhớ khả biến (Non- Voleatile Memory)
- Mất điện <=> Không sao
- Chứa chương trình hệ thống (quan trọng, tồn tại vĩnh viễn)
- Tốc độ chậm
- Khả năng lưu trữ thấp (khoảng 4 Mb)
Mình xin viết lại thành lời cho mọi người dễ hiểu:
- Có một sự khác biệt lớn giữa bộ nhớ chỉ đọc (ROM) và một bộ nhớ tạm thời (RAM): ROM có thể chứa dữ liệu mà không cần nguồn điện và RAM không thể. Về cơ bản, ROM có nghĩa là để lưu trữ vĩnh viễn, và RAM là để lưu trữ tạm thời.
- ROM được sử dụng chủ yếu trong quá trình khởi động máy tính, trong khi RAM được sử dụng trong các hoạt động bình thường của máy tính khi hệ điều hành đã được nạp.
- Ghi dữ liệu vào ROM là một quá trình chậm hơn nhiều so với viết nó vào một chip RAM.
- RAM có thể lưu trữ nhiều gigabyte (GB) dữ liệu, từ 1 GB đến 256 GB cho mỗi chip. ROM lưu trữ một vài megabyte (MB) dữ liệu, thường là 4 MB hoặc 8 MB cho mỗi chip.
Mọi người có thắc mắc hỏi đáp hay Góp ý gì xin vui lòng đặt câu hỏi tại Group Facebook Hỗ trợ TẠI ĐÂY