Vi phạm hành chính là hành vi xảy ra rất phổ biến hiện nay, đây là hành vi có tính chất xâm hại đến trật tự an ninh, quản lý nhà nước của loại vi phạm hành chính. Cũng giống như các hành vi vi phạm khác, cấu thành vi phạm hành chính cũng có đầy đủ các yếu tố cấu thành được pháp luật quy định – đây cũng chính là cơ sở quan trọng để phân biệt giữa các loại vi phạm hành chính và cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm hành chính.
Căn cứ pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
1. Cấu thành vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.
– Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện.
– Vi phạm hành chính phải bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Cấu thành vi phạm hành chính là tổng hợp các yếu tố đặc trưng cơ bản mà pháp luật quy định để xác định trách nhiệm hành chính. Hành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện vi phạm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm.
Cấu thành vi phạm hành chính tên tiếng Anh là: “ Constitutes administrative violations“.
Xem thêm: Tư vấn các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất
2. Những yếu tố cấu thành vi phạm hành chính;
Mỗi hành vi vi phạm hành chính tuy có sự khác nhau về tính chất và mức độ biểu thị nhưng đều có những yếu tố chung cấu thành vi phạm hành chính. Cấu thành vi phạm hành chính gồm bốn yếu tố: mặt chủ quan, mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt khách thể
– Dấu hiệu về mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội:
+ Là hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện). Nếu không có hành vi trái pháp luật hành chính của chủ thể thì không thể có cấu thành vi phạm hành chính. Đây là dấu hiệu bắt buộc cấu thành vi phạm hành chính
+ Là hậu quả do hành vi trái pháp luật hành chính gây ra cho xã hội, có những mức độ khác nhau nhưng đều có tính nguy hiểm cho xã hội . Mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính được đánh giá, xác định thông qua mức độ thiệt hại trên thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra. Điều này thể hiện ở chỗ, sự thiệt hại cho xã hội trên thực tế là hệ quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hành chính, do chính hành vi trái pháp luật hành chính gây ra. Trong một số trường hợp, đối với một số vi phạm hành chính cụ thể, quy định hành vi của chủ thể chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại trên thực tế. Trong những trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra là điều hết sức cần thiết để khẳng định có vi phạm hành chính hay không.
+ Các yếu tố khác như: Thời gian thực hiện vi phạm hành chính; địa điểm thực hiện vi phạm hành chính; phương thức, thủ đoạn thực hiện vi phạm hành chính; công cụ, phương tiện dùng để thực hiện vi phạm hành chính…