Dải ngân hà là một thiên hà trong vũ trụ bao la chứa Hệ Mặt Trời. Dải Ngân Hà và thiên hà đã được nhắc đến rất nhiều nhưng có lẽ vẫn không ít người chưa phân biệt được hai khái niệm này. Vì vậy chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu thêm về dải Ngân Hà là gì và sự khác nhau giữa ngân hà và thiên hà. Mời các bạn dành chút thời gian để theo dõi bài viết bổ ích này nhé.
Contents
Dải Ngân Hà là gì
Dải Ngân Hà là một Thiên hà (galaxy) có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm trong đó. Dải Ngân Hà xuất hiện trên bầu trời có hình dạng như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam.
Trung tâm của dải Ngân Hà là chòm sao Nhân Mã (Sagittarius), đây cũng là nơi sáng nhất trong toàn bộ dải Ngân Hà. Theo một dữ liệu nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, dải Ngân Hà đã chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau.
Nhà thiên văn học người Ý Galileo Galilei đã lần đầu quan sát được các ngôi sao riêng biệt trong dải Ngân Hà vào năm 1610 bằng chiếc kính viễn vọng của mình. Tuy nhiên là cho tới tận những năm 20 của thế kỷ XX, các nhà thiên văn học thời đó vẫn cho rằng toàn bộ vũ trụ mà con người biết lúc bấy giờ đều được chứa trong dải Ngân Hà. Mãi đến sau này người ta mới chứng minh được rằng thực chất Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà này chỉ là một thiên hà trong hàng tỷ thiên hà có trong vũ trụ.
Dải Ngân Hà là một thiên hà có hình dạng xoắn ốc. Nếu nhìn dải Ngân Hà từ bên trên (theo hướng vuông góc với mặt đĩa) ta sẽ thấy phần trung tâm của Dải ngân hà phình rộng ra và có 4 cánh tay xoắn ốc lớn bao xung quanh. Dải Ngân Hà rất rộng, đường kính dao động từ khoảng 100.000 đến 180.000 năm ánh sáng. Với đường kính rộng như vậy các nhà khoa học ước tính có khoảng 100 – 400 tỷ ngôi sao được chứa ở trong dải Ngân Hà và hơn 100 tỷ hành tinh.
Trong dải Ngân Hà có hai “cảnh tay xoắn ốc” nhỏ. Trong đó có một cánh tay xoắn ốc là Orion, đây là ‘cánh tay” chứa Hệ Mặt Trời, nó được nằm ở giữa hai cánh tay lớn hơn là Perseus và Sagittarius.
Trên đây là những thông tin cơ bản về dải Ngân Hà là gì theo lý thuyết khoa học. Còn về tên gọi của nó, dải Ngân Hà được bắt nguồn từ Trung Quốc. Thực chất thuật ngữ dải Ngân Hà có tên gọi quốc tế là Milky way, còn chúng ta gọi là “ngân hà” là gọi theo cách gọi Trung Quốc.
Ngày xưa vào những đêm trời quang mây, khi nhìn lên trời người ta sẽ thấy một dải màu trắng bạc sáng lấp lánh kéo dài. Người Trung Hoa cổ đại đã tưởng tượng rằng đó là một dòng sông đang chảy trên bầu trời và đặt tên cho dòng sông đó là dòng sông Ngân (Ngân hà).
Phân biệt Ngân Hà và thiên hà
Khi nhắc đến ngân hà và thiên hà có rất nhiều người nhầm lẫn và nghĩ đây đều là một khái niệm. Nhưng thực tế Ngân Hà và thiên hà khác nhau. Vậy Ngân Hà và thiên hà khác nhau như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm của hai thuật ngữ Ngân Hà và thiên hà là gì nhé.
Thiên hà là gì
Thiên hà là tập hợp rất nhiều các thiên thể liên kết với nhau trong vũ trụ bằng lực hấp dẫn. Trong vũ trụ bao la có tới hàng tỷ thiên hà khác nhau. Các thiên hà thường có dạng hình đĩa, dạng xoắn ốc hoặc một số thiên hà có những hình dạng khác phức tạp hơn nhưng vẫn có một điểm chung giữa các thiên hà này đó là chúng đều dẹt.
Thiên hà là một danh từ chung dùng để chỉ tập hợp rất nhiều các hệ sao trong vũ trụ. Bán kính của thiên hà có thể đến hàng triệu năm ánh sáng nhưng chiều dày của chúng thì nhỏ hơn rất nhiều. Thiên hà là một nhóm các ngôi sao, hành tinh, tinh vân và các vật chất khác quy tụ lại bởi chúng chịu sức hút bởi lực hấp dẫn ở giữa thiên hà. Ở trung tâm các thiên hà thường có các hố đen rất lớn.
Như vậy có thể nói thiên hà là một thuật ngữ để dùng chung cho tất cả các liên kết giữa ngôi sao, hành tinh, tinh vân,… trong vũ trụ.
Dải Ngân Hà là một thiên hà
Như đã nói ở trên, Ngân Hà là một thiên hà cụ thể trong vũ trụ. Ngân Hà chứa Hệ Mặt Trời, vì thế Ngân Hà còn được gọi là thiên hà của chúng ta. Thực tế thì Ngân Hà chỉ giống như một hạt cát nhỏ trong vũ trụ bên cạnh hàng tỷ các thiên hà khác.
Như vậy có nghĩa là ý nghĩa của thiên hà rộng hơn so với Ngân Hà. Hiểu đơn giản thì Ngân Hà là tên riêng của một thiên hà cụ thể trong vũ trụ. Vì thế có thể nói Ngân Hà là một thiên hà, nhưng điều ngược lại thì không đúng.
Nhiều người thắc mắc rằng, vũ trụ bao la thế thì có bao nhiêu dải Ngân Hà? Trong vũ trụ dải Ngân hà là một số số các thiên hà đang tồn tại và đó cũng chính là thiên hà mà con người chúng ta đang sinh sống. Vì thế chỉ có duy nhất một Ngân Hà, còn thiên hà thì nhiều vô số kể.
Ngắm dải Ngân Hà ở Việt Nam
Được nhìn ngắm dải Ngân hà quả là một trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng nhớ, đặc biệt là đối với những người yêu thích thiên văn. Vậy muốn ngắm dải Ngân Hà ở Việt Nam thì đi đâu? Ở Việt Nam có địa điểm nào ngắm dải Ngân Hà trọn vẹn không? Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý tới bạn một số vị trí tuyệt vời dành cho việc ngắm dải Ngân Hà ở Việt Nam.
- Gành Đèn tại Tuy An, Phú Yên
Đây chính là địa điểm lý tưởng để ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của dải Ngân Hà. Vẻ đẹp hoang sơ của bãi đá Gành Đèn cùng với ảnh sáng lung linh, lấp lánh vệt ngang trời khiến cho người xem phải thốt lên vì vẻ đẹp chân thực này.
- Đồi cỏ hồng, Đà Lạt
Nếu bạn là một người yêu thích thiên văn và muốn thử một lần ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của vũ trụ thì có thể tới đồng cỏ hồng, gần khu đồi Trọc trên Đà Lạt.
Lưu ý khi ngắm dải Ngân Hà tại đây là bạn nên đến sớm một chút, khoảng 3h sáng là thời gian tuyệt nhất để tận hưởng vẻ đẹp của ngàn ngôi sao lấp lánh. Khoảng 4h30 sáng thì khi đó dải Ngân Hà và sao đã lên đủ, tuy nhiên lúc đó trời cũng bắt đầu hửng sáng nên khó để có thể chụp lại được một bức ảnh đẹp.
Bạn có thể xem bức ảnh chụp dải Ngân Hà của tác giả Bùi Xuân Việt để cảm nhận vẻ đẹp của dải Ngân Hà ở hai địa điểm này nhé.
Ngoài ra còn một số địa điểm khác cũng có thể ngắm dải Ngân Hà ở Việt Nam, đó là:
- Bãi biển Tân Thành, Gò Công Đông, Tiền Giang, cách TP.HCM khoảng 65 km.
- Ngắm trọn vẻ đẹp lung linh của dải Ngân Hà tại Kê Gà, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
- Thôn Gò Duối, xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh.
- Thác hang Én hay còn có tên gọi khác là thác K50 ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.
- Đồi chè Long Cốc, Phú Thọ.
- Ruộng bậc thang ở Sáng Nhù thuộc Mù Cang Chải, Yên Bái.
Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn khái niệm về hai thuật ngữ Ngân Hà và thiên hà. Mong rằng những thông tin về thiên văn bổ ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về vũ trụ. Đồng thời nếu là một người yêu thích thiên văn học, bạn có thể ghé thăm những địa điểm chúng tôi đã giới thiệu ở trên để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của dải Ngân Hà nhé.