Contents
1. Hệ Nhị Phân (Binary Number)
Từ nhỏ, chúng ta đã được học đếm số bằng những con số từ 1 đến 10. Trong chương trình toán học, chúng ta đã rất quen thuộc với hệ thập phân và dùng hệ số này rất nhiều không chỉ trong nhà trường mà còn ở trong cuộc sống hằng ngày. Vậy máy tính có đếm số 1, 2, 3 và dùng hệ số thập phân như chúng ta không?
Câu trả lời hoàn toàn là không. Máy tính sử dụng hệ đếm số riêng, gọi là hệ nhị phân. Hệ nhị phân là hệ đếm chỉ dùng hai chữ số 0 và 1. ‘Nhị’ là hai và ‘thập’ là mười – chúng ta có thể hiểu như vậy để dễ dàng phân biệt hệ nhị phân và thập phân.
Tại sao máy tính lại sử dụng hệ nhị phân mà không phải hệ thập phân? Đó là vì máy tính được tạo nên từ hàng tỷ mạch điện nhỏ. Với mạch điện, chúng ta chỉ có thể điều khiển nó với hai cách – bật hoặc tắt. Hai chế độ ấy tương ứng với hai con số trong hệ nhị phân, 1 đồng nghĩa với việc mạch điện được bật lên, và 0 nghĩa là mạch điện được tắt đi.
Vậy nên, máy tính dịch những dãy số như 010101010 thành những hiệu lệnh để có thể hiện hình ảnh, bật ứng dụng web, in bài báo, bật nhạc, và rất nhiều công dụng khác nữa.
2. Biến Số (Variable) là gì?
Biến số được sử dụng để lưu trữ thông tin. Những thông tin trong biến số này có thể được thay đổi và sử dụng sau này. Chúng ta có thể hình dung biến số như một chiếc hộp, trong đó có thể đựng một vật bất kỳ. Chúng ta có thể mở hộp ra để xem nó đựng gì hoặc đặt một vật khác vào chiếc hộp ấy.
Biến số luôn có tên và giá trị. Tên của Biến số luôn được đặt tên bằng một danh từ hoặc cụm danh từ có nghĩa liên quan trực tiếp và cụ thể đến chức năng của biến số đó. Ví dụ như toa_do_x, toa_do_y dùng để lưu toạ độ của 1 điểm trên mặt phẳng, hoặc vi_kem_yeu_thích dùng để lưu vị kem yêu thích của bạn vậy.
Biến số có thể lưu giá trị là 1 con số, 1 chuỗi ký tự, hoặc 1 trong các kiểu dữ liệu khác. Giá trị của một biến số có thể thay đổi. Ví dụ như trong trò chơi bóng đá, chúng ta có hai biến số: diem_team1, và diem_team2. Xuyên suốt trận bóng, mỗi lần đội 1 ghi điểm, chúng ta sẽ cộng thêm 1 vào điểm cho đội bóng ấy.
3. Hàm Số (Function) là gì?
Trong lập trình, chúng ta thường sử dụng một đoạn code nhiều lần để lặp lại các hành động. Hàm số là cách chúng ta dạy cho máy tính cách thực hiện hành động đấy để có thể dễ dàng sử dụng lại sau này.
Hàm số là một chuỗi mệnh lệnh mà chúng ta có thể sử dụng nhiều lần. Một ví dụ thường thấy của hàm số trong đời sống hàng ngày là công thức nấu ăn. Chúng ta có thể lấy tên công thức là nau_com(). Trong hàm số nau_com(), chúng ta có thể viết ra các bước như sau:
Sau này, mỗi khi chúng ta cần đặt cơm, chúng ta có thể dễ dàng tìm lại công thức này và làm theo, thay vì phải suy nghĩ ra các bước từ đầu.
Trong các ngôn ngữ lập trình, hàm số luôn được đặt tên bằng một động từ hoặc cụm động từ. Ví dụ lay_toa_do_x(), lay_toa_do_y() dùng để truy xuất toạ độ x và y của 1 điểm nào đó. Có 2 cách để chúng ta viết tên hàm số:
1. camelCase:
Tên của hàm số sẽ được viết liền. Mỗi từ được viết hoa chữ cái đầu tiên, ngoại trừ từ đầu tiên luôn được viết thường.
Ví dụ:
nauCom()
lamBaiTap()
2. snake_case:
Tên của hàm số sẽ được chia bằng các gạch dưới (“_”), và tất cả các chữ đều được viết thường. Cùng là các hàm số như ở trên, với snake_case chúng sẽ được thể hiện là
nau_com()
lam_bai_tap()
Trong lập trình bằng ngôn ngữ Python, hàm số được thể hiện dưới dạng câu lệnh bao gồm các biến (variables) và mảng (arrays). Hàm số sẽ tạo ra một lệnh mới thực hiện những công việc của riêng chúng ta.
Hàm số là một yếu tố rất quan trọng trong lập trình. Nó giúp cho chương trình chúng ta viết ngắn, đơn giản và dễ hiểu hơn.
Tóm lại, sau bài học đầu tiên, các bạn học sinh cần ghi nhớ những kiến thức sau để có thể làm bài tập dễ dàng hơn: