Contents
1. Bánh mì là gì?
Về cơ bản, bánh mì là một thực phẩm chế biến từ hỗn hợp bột mì trộn với nước, và được làm chín bằng cách nướng. Trong quá trình phát triển, nó đã được phổ biến trên toàn thế giới. Bánh mì có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu khác nhau theo từng vùng địa phương. Vì bánh mì có thể được lên men bằng nhiều quá trình khác nhau, từ việc sử dụng các vi sinh vật tự nhiên cho tới cách dùng phương pháp thông khí nhân tạo với áp lực cao, và có rất nhiều cách kết hợp và chia tỷ lệ giữa bột và các nguyên liệu.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm bánh mì sau này còn có loại không lên men. Nhiều thành phần không phải ngũ cốc có thể được đưa vào bánh mì: như trái cây, các loại hạt, và các chất béo khác. Ở thời đại công nghiệp, bánh mì thương mại thường chứa các chất phụ gia nhằm cải thiện hương vị, kết cấu, màu sắc, thời hạn sử dụng, hoặc để sản xuất dễ dàng hơn.
Tùy thuộc vào các phong tục tập quán, bánh mì có thể được ăn với các hình thức khác nhau tại bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Không những là một món ăn no, nó cũng được ăn như một món nhẹ, hoặc sử dụng như một thành phần trong chế phẩm ẩm thực khác, chẳng hạn như các món chiên được bọc trong những lớp bánh mì để không bị dính, hoặc để ăn kèm với các món tráng miệng ngọt ngào.
2. Lịch sử – Nguồn gốc của bánh mì
Khoảng 30.000 năm trước tại châu Âu, có một bằng chứng khảo cổ học về bột mì được chế biến thành bánh mì không men. Lịch sử ghi nhận là có một lượng tinh bột được tìm thấy trên các hòn đá. Có thể là trong thời gian này, chiết xuất tinh bột từ rễ của các cây như cây dương xỉ đã được đặt trên một tảng đá bằng phẳng, sau đó được nướng trên lửa thành một dạng bánh mì cắt lát.
Bánh mì, trái cây và ngũ cốc từ các ngôi mộ thời Tân Vương quốc Ai Cập, khoảng 1400 trước CN
Như vậy, ngũ cốc và bánh mì đã trở thành thực phẩm chủ yếu trong thời kỳ đồ đá mới. Cụ thể, 10.000 năm trước, khi lúa mì và lúa mạch là 2 cây trồng đầu tiên được khai hóa ở Fertile Crescent, vùng Mesopotamia gần sông Nile. Các nơi khác trên thế giới thì khai hóa độc lập các loại ngũ cốc khác như: gạo ở Đông Á, ngô ở châu Mỹ, và chi cao lương ở châu Phi cận Sahara. Các quốc gia này đã làm bánh mì từ chúng và tạo nên cơ sở các hệ thống chuyển dịch nông nghiệp. Cây ngũ cốc đem đến nhiều cơ hội duy trì dân số cho xã hội nông nghiệp lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, bánh mì lên men còn xuất hiện trong thời tiền sử (trước thời kỳ đồ đá mới). Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên ở Athens, bánh mì được làm trong các tiệm bánh cũng như ở nhà. Thợ làm bánh Hy Lạp xuất hiện ở Rome vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Ở châu Âu thời trung cổ, bánh mì được phục vụ như một loại thực phẩm thiết yếu và có một vai trò đặc biệt trong dịch vụ ăn uống tại bàn. Cụ thể là người Gauls (một nhóm các dân tộc Celtic của lục địa châu Âu trong thời kỳ La Mã) và người Iberes (một tập hợp các tộc người ở khu vực bờ biển phía đông và phía nam của bán đảo Iberia, ít nhất là từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên) đã sử dụng bọt tách kem làm từ bia như một món khai vị. Những người không uống bia thì sử dụng một hỗn hợp gồm nho lên men hoặc cám lúa mì để ngâm trong rượu. Các lò nướng đứng có chức năng làm nóng trước khi nướng, được thiết kế có một cửa lò, lần đầu tiên xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại. Thậm chí, vào thời cổ đại, có rất nhiều loại bánh mì: bánh nướng, bánh mì mật ong, bánh mì hình nấm phủ hạt anh túc, và đặc sản quân sự bánh mì cuộn nướng trên cây sắt.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, quy trình chế biến bánh mì đã được cải thiện ít nhiều. Các nhà máy sản xuất bột bằng sức gió và nước bắt đầu chuyển sang năng lượng hơi nước, khí đốt, và đá xay lúa mì được thay thế bằng gốm và thép. Otto Frederick Rohwedder đã phát minh ra máy làm Bánh Mì Gối Cắt Lát vào năm 1912 và bắt đầu sử dụng nó vào năm 1928.
Bánh mì gối cắt lát
Năm 1961, quy trình làm bánh mì Chorleywood được phát triển. Quy trình này sử dụng các áp lực cơ khí có cường độ cao lên bột mì để làm giảm thời gian lên men. Phụ gia hóa học cũng được sử dụng để tăng tốc thời gian trộn, và rút ngắn thời gian lên men. Hiện nay quy trình này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong các nhà máy lớn. Nhờ thế bánh mì có thể được sản xuất rất nhanh chóng với chi phí thấp, mang đến lợi ích thương mại cho nhà sản xuất cũng như sản phẩm giá rẻ cho người tiêu dùng.
Cho đến hiện nay, bánh mì vẫn mãi luôn là nguồn thực phẩm thiết yếu của con người mà khó có một loại bánh nào có thể thay thế được. Bằng chứng là uớc tính khoảng 60% dân số thế giới đang tiêu thụ bánh mì hằng ngày.
Nguồn: history.com; history of bread.
Hình ảnh: soi.today (Tác giả Pha Lê sưu tầm)
Rich Products Vietnam tổng hợp và biên dịch.