Hướng dẫn tạo USB cài đặt Windows 10 chuẩn UEFI – Legacy BIOS, Hướng dẫn Cài đặt Windows 10 UEFI – GPT. Hướng dẫn Khắc phục cài Win bị lỗi Windows cannot be installed to this disk. The selected disk is of the gpt partition style UEFI – GPT chỉ được cái chuẩn khởi động Windows nhanh hơn, hỗ trợ dung lượng ổ cứng cao hơn với lại bảo mật cao hơn rất nhiều so với boot truyền thống chuẩn MBR – Legacy BIOS. Đấy là những lý do mà chúng ta nên cài đặt Windows 10 chuẩn UEFI – GPT thay vì cài đặt Windows 10 chuẩn Legacy BIOS. Trừ khi máy bạn không hỗ trợ UEFI – GPT cho nên máy bạn phải chấp nhận dùng chuẩn BIOS Legacy cũ. Vậy thì chúng ta làm thế nào để tạo ra khả năng boot khởi động USB cài đặt Windows 10 chuẩn UEFI – GPT ? cũng như cách cài đặt Windows 10 chuẩn UEFI như Microsoft.
Dễ thôi ! chúng ta sử dụng công cụ Rufus để tạo khả năng boot USB cài đặt Windows 10 chuẩn UEFI. Tạo xong rồi đi cài đặt Windows 10 UEFI theo bên dưới bài viết tiếp theo. Nguyên liệu cần có:
- Công cụ Rufus có thể tải ở link này: ở đây
- Một File ISO Windows 10 64-bit nguyên gốc MS tải ở mục này, nếu có rồi thì thôi.
- Link download Windows 10 ISO nguyên gốc: ở đây
- Một chiếc USB có dung lượng khoảng 4GB trở lên nhưng tùy thuộc vào độ lớn của File ISO.
Cách tạo USB cài đặt Windows 10 UEFI Cắm usb vào máy tính sau đó khởi động phần mềm Rufus lên sau đó làm theo như hướng dẫn sau đây: Device -> chọn đúng tên phân vùng ổ đĩa USB (chú ý dữ liệu đã lưu trong usb sẽ bị mất) Partition scheme and target system type, > GPT partition scheme for UEFI. File system, > chọn định dạng FAT32. Chọn ISO Image, nhấp chuột vào biểu tượng hình đĩa tìm file ISO Windows 10 64bit mà bạn đã tải về trước đó để tạo. Cuối cùng nhấn Start để bắt đầu tạo USB cài đặt Windows 10 chuẩn UEFI
Sau khi bạn đã tạo xong USB cài đặt Win 10 chuẩn UEFI, thì ta nên khởi động lại máy tính để Boot thẳng vào USB với chế độ UEFI USB ở bước tùy chọn Menu lần đầu như hình
Ấn Next đến khi nào đến chọn bước phân vùng cài đặt Windows 10, thì bạn nên xóa hết các phân vùng cài Windows cũ đi, và cũng xóa nốt các phân vùng 100 MB, Recovery trước phân vùng ổ C đi, và chỉ để lại các phân vùng lưu dữ liệu thôi.
Ví dụ: ở đây mình có 5 phân vùng chính như hình trên, mình sẽ xóa 4 phân vùng trên đi và chỉ để lại duy nhất phân vùng Du liêu có chứa dữ liệu. Chọn Delete xóa 4 phân vùng trên đi sẽ được 1 phân vùng Unallocated.
Chúc bạn cài đặt Windows 10 theo chuẩn UEFI – GPT thành công !. nếu có vấn đề gì thì cứ comment bên dưới để mình giúp đỡ, cũng như không hiểu chỗ nào thì cứ nói rõ ra để mọi người cùng giúp bạn.
(theo vforum)