R&D là gì? Là vị trí đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm/ dịch vụ cho công ty, doanh nghiệp kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ cũng như công việc của bộ phận này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau!
Contents
R&D là gì? R&D là viết tắt của từ gì?
R & D là viết tắt của cụm từ tiếng anh “Research and Development”, có nghĩa là nghiên cứu và phát triển. Đây là hoạt động xuất hiện thường xuyên trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ nhằm đưa ra những chiến lược tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường.
R&D có thể là nghiên cứu ưu – nhược điểm của sản phẩm/ dịch vụ hiện có để từ đó có những cải biên mới để sản phẩm được hoàn thiện tốt hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể là nghiên cứu một sản phẩm/ dịch vụ mới hoàn toàn để ra mắt thị trường. Nhìn chung, dù là sản phẩm mới hay cũ đều hướng tới mục đích chính là giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Trong những doanh nghiệp lớn sẽ có bộ phận R&D riêng biệt chuyên tâm vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm/ dịch vụ chung của doanh nghiệp. Ngược lại, ở những công ty nhỏ, nhân viên trong từng bộ phận thường được khuyến khích đưa ra những ý tưởng mới, khắc phục những hạn chế trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu suất công việc.
Bài viết tham khảo: Phí D/O là gì? Tìm hiểu về phí D/O trong xuất nhập khẩu
Tầm quan trọng của bộ phận R&D la gi?
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Bởi nó có mối liên hệ mật thiết trong việc tạo ra sản phẩm mới và công nghệ mới, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong một số lĩnh vực như hóa học, dược phẩm, công nghệ, quân sự thì R & D lại càng quan trọng. Bởi nếu như bạn không nghiên cứu, không cải tiến sản phẩm cũ hoặc ra mắt sản phẩm mới liên tục thì sẽ bị tụt hậu so với đối phủ, làm giảm vị thế cạnh tranh. Bởi vậy, doanh nghiệp luôn phải tìm cách để tăng hiệu quả sản phẩm, đưa ra những ý tưởng mới để định hình thị trường.
Ngoài ra, có một quan niệm sai lầm cho rằng R&D chỉ có trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và công nghệ cao. Thực tế, rất nhiều các công ty hàng tiêu dùng khi được thành lập đều dành một phần nhân sự để cho ra mắt các phiên bản mới của sản phẩm hoặc cải tiến thiết kế. Tuy nhiên, nguồn vốn mà các công ty trong lĩnh vực này chi ra thường ít hơn so với các công ty về phần mềm, dược phẩm.
Công việc chính của phòng R&D là gì?
Nhân viên R&D là làm gì? Công việc chung của nhân viên R & D là nghiên cứu, phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
- Phân tích tổng hợp: Giúp bộ phận có những kiến thức tổng quan về thị trường mà doanh nghiệp hoạt động; nắm được những thông tin liên quan đến dự án. Bộ phận có thể cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy rồi chọn lọc những thông tin quan trọng nhất.
- Phân tích dữ liệu: Sau khi đã có thông tin thô tổng hợp, bộ phận R&D sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và đưa ra đánh giá khách quan nhất.
- Nghiên cứu khách hàng: Đây là hoạt động chủ chốt của của phòng R&D. Khi đã nắm rõ về sở thích, hành vi, thói quen,… sẽ giúp doanh nghiệp hướng đúng tập khách hàng đối tượng mục tiêu. Nhờ vậy mà sản phẩm sản xuất ra cũng đáp ứng tốt các nhu cầu của người dùng. Nhìn chung, nếu làm tốt hoạt động nghiên cứu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Từ đó giúp hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển tốt hơn.
- Chia sẻ thông tin: Dựa trên các thông tin thu thập được, bộ phận sẽ làm báo cáo chuyên sâu về sản phẩm/ dịch giúp người tiêu dùng có cái nhìn tổng quan hơn.
Ngoài ra, R&D cũng phải phối hợp với nhiều bộ phận khác trong quá trình sản xuất và thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của công ty.
Hoạt động của R&D trong doanh nghiệp gồm những gì?
Nghiên cứu & phát triển sản phẩm
Mục đích của hoạt động này là cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao tính năng nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Lý do doanh nghiệp luôn phải tập trung vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm là bởi:
- Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi và hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Bởi vậy, nếu sản phẩm sau của bạn không tốt hơn những sản phẩm trước thì khách hàng sẽ có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm tốt hơn từ bên đối thủ.
- Mỗi sản phẩm sẽ có vòng đời nhất định. Khi đến giai đoạn cuối, doanh nghiệp cần phải cho ra mắt những phiên bản mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
- Do đối thủ cạnh tranh không ngừng cải tiến sản phẩm/ dịch vụ.
Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ góp phần to lớn giúp tạo ra sản phẩm đột phá, hợp thời và phù hợp với thị hiếu của đông đảo khách hàng.
Bài viết tham khảo: Startup là gì? Những yếu tố nào giúp khởi nghiệp thành công?
Nghiên cứu & phát triển bao bì
Bao bì đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là trong các ngành nghề như: thực phẩm, thời trang, đồ uống,… Bởi vậy mà nhà sản xuất luôn phải sáng tạo, luôn phải cập nhật các mẫu bao bì có chất liệu, kiểu dáng độc đáo nhằm thu hút khách hàng. Nhưng cũng phải đảm bảo được tính thời thượng và giữ được nét đặc trưng riêng của thương hiệu. Thêm vào đó, phương thức đóng gói bao bì cũng cần phải được chú trọng.
Đặc biệt, sự thay đổi dù chỉ là rất nhỏ trong chất liệu, kiểu dáng, cách đóng gói nhưng chất lượng sản phẩm được giữ nguyên đôi khi sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Vì vậy mà vào mỗi dịp lễ tết, các nhà sản xuất lại thi nhau đưa ra các mẫu bao bì sản phẩm mới để thu hút khách hàng, kỳ vọng nâng cao doanh thu.
Nghiên cứu & phát triển quy trình
Đây là hoạt động này nhằm mục đích cải tiến, phát triển máy móc, quy trình sản xuất, quy trình phục vụ của doanh nghiệp,… Khi đã cải tiến thành công thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Đối với các công ty hoạt động trong ngành dịch vụ như khách sạn, nhà hàng,… thì quy trình là nhân tố cực kỳ quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành bại của dịch vụ đó.
Nghiên cứu & phát triển công nghệ
Công nghệ là nhân tố quan trọng để tối ưu hóa năng suất lao động, cải tiến sản phẩm cũ, tạo ra sản phẩm cũ với chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ hơn. Bởi vậy, việc phát triển công nghệ mới yêu cầu R&D department cần phải có cái nhìn tổng quan về thị trường để học hỏi những công nghệ mới nhất hoặc có thể dựa vào đó để sáng tạo ra công nghệ sản xuất phù hợp cho riêng mình.
Các kỹ năng cần có của nhân viên R&D là gì?
Nếu bạn đang có ý định theo đuổi công việc này thì nên trang bị cho mình đầy đủ những kỹ năng sau:
Kỹ năng chuyên môn
Đây là yêu cầu cơ bản nhất nếu bạn muốn ứng tuyển làm nhân viên R & D. Bạn cần phải dùng những kiến thức chuyên môn, kiến thức nâng cao về ngành học để nâng cấp, phát minh, sáng tạo, phát triển những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống và được ứng dụng rộng rãi.
Kỹ năng sáng tạo
Làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi bạn cần phải có tư duy, có sự sáng tạo bởi nó yêu cầu người làm phải liên tục nghĩ ra những cải tiến mới về sản phẩm và công nghệ cho doanh nghiệp. Công việc của nhân viên R&D phải đầu tư rất nhiều chất xám. Bởi vậy nếu bạn không có sự nhanh nhạy, thông minh và giàu ý tưởng thì sẽ rất dễ bị đào thải, khó có thể phát triển được trong lĩnh vực này.
Kỹ năng làm việc nhóm
Trong quá trình lên ý tưởng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mọi người phải hỗ trợ nhau, cùng nhau làm việc thì mới có được ý tưởng tốt nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi người cần phải biết lắng nghe, có sự đánh giá khách quan và đôi khi phải hạ “cái tôi” xuống.
Khả năng chịu áp lực
Công việc R&D đòi hỏi bạn phải có khả năng chịu áp lực cao tốt. Bởi nhân viên nghiên cứu và phát triển không chỉ đưa ra những ý tưởng sáng tạo, độc đáo mà cần phải đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vậy, giới hạn về thời gian là nhân tố đòi hỏi những người làm việc trong ngành này phải thật sự tập trung thì mới mang lại hiệu quả cao.
Mức lương của nhân viên R&D là bao nhiêu?
Theo chúng tôi tìm hiểu, mức lương trung bình của nhân viên R & D thường dao động từ 6 – 15 triệu đồng/ tháng tùy theo kinh nghiệm, năng lực và lĩnh vực làm việc. Tuy nhiên, mức lương của nhân viên R&D trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ có thể lên đến 25 – 30 triệu đồng/ tháng; thậm chí là cao hơn.
Ngoài ra, nhân viên làm việc trong lĩnh vực này cũng được hưởng đầy đủ các phúc lợi như bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe,… khi đã gắn bó lâu dài.
Bài viết tham khảo: Handmade là gì? Đâu là những món đồ handmade được yêu thích nhất
Mong rằng qua bài viết “R&D là gì? Vai trò của bộ phận R&D trong doanh nghiệp là gì?” sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn có ý định theo đuổi công việc này thì nên tìm hiểu ngay bây giờ để học hỏi thêm kiến thức và trau dồi các kỹ năng cần thiết nhé!