Ngày đăng: 08/04/2021 – Tác giả: thanhbinh
Cáp dự ứng lực là dây cáp bằng thép, được dùng để làm dây trợ lực, dây kéo khối kết cấu bê tông. Cáp dự ứng lực có độ bền cao, ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Hiện nay cáp dự ứng lực được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng vì có những ưu điểm vượt trội hơn so với các loại thép truyền thống khác
Phân loại cáp dự ứng lực được chia thành 3 loại chính:
Cáp dự ứng lực được chia thành 3 loại chính:
1. Cáp dự ứng lực 12.7 và 15.24mm: sử dụng nhiều nhất trong thi công cầu đường
2. Cáp dự ứng lực bện không vỏ bọc: sử dụng trong xây dựng cầu đường, nhà cao tầng,…
3. Cáp dự ứng lực bện có vỏ bọc: ứng dụng trong hệ thống dầm sàn dự ứng lực, đường hầm… thường được dùng cho kết cấu bê tông giúp tiết kiệm thời gian thi công và chi phí.
Đặc điểm cáp dự ứng lực
Cáp dự ứng lực có những đặc điểm vượt trội so với các loại thép thông thường
- Khả năng chịu lực cao
- Kết hợp với bê tông thành bê tông cốt thép dự ứng lực, ứng dụng cho các công trình xây dựng có vượt nhịp lớn
- Giảm giá thành sản phẩm
- Tiết kiệm chi phí số lượng thanh gia cố, lớp bọc bảo vệ, nêm và nhân công
- Giảm khối lượng bê tông
- Sự kéo căng nóng trong quá trình sản xuất cáp dự ứng lực tạo thành dây gần như thẳng nên không cần phải gia công kéo thẳng về sau
Ứng dụng của cáp dự ứng lực
- Xây dựng các công trình dân dụng
- Xây dựng công trình thủy lợi, cầu đường
- Làm cáp cho cầu dầm có nhịp từ I24 – I30m, cầu bê tông cốt thép thi công theo công nghệ đúc hẫng, cầu dây văng
- Làm bê tông cho đập bê tông cốt thép, kết cấu tường chắn, kết cấu cửa đập,… các công trình thủy lợi
10 bước trong quy trình thi công cáp dự ứng lực
Việc thi công cáp dự ứng lực được tiến hành kết hợp với với thi công cốp pha, cốt thép kết cấu và bê tông sàn theo các bước sau:
Bước 1: Lắp dựng cốp pha và đà giáo
- Cốp pha đáy dầm được kéo dài thêm 1.2m kể từ mép ngoài của sàn dùng làm sàn thao tác để thi công cáp dự ứng lực. Lan can phía ngoài được bảo vệ bằng thép lắp xung quanh sàn thao tác.
- Tiến hành xác định vị trí đặt neo, cáp dự ứng lực và các con kê thép dự ứng lực.
- Dùng thước dây để xác định vị trí đặt con kê, sau đó đánh dấu bằng các màu sơn của con kê.
Bước 2: Lắp đặt thép lớp dưới của sàn
Lắp đặt thép lớp dưới của sàn đúng theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995.
Bước 3: Lắp đặt neo và cáp dự ứng lực
- Cần được lắp đặt đúng vị trí được đánh dấu và liên kết chặt chẽ với cốp pha theo đúng thiết kế. Sau khi lắp đặt xong đế neo và cáp, tiến hành lắp đặt thép gia cường cho đầu neo.
- Cáp dự ứng lực được gia công dưới mặt đất, sử dụng máy cắt chuyên dụng để cắt cáp (chiều dài cắt cáp = chiều dài thiết kế giữa 2 đầu neo + 0.8m x số đầu neo kéo),
- Dùng máy ép thủy lực để chế tạo đầu neo chết, chiều dài đế trần của cáp >= 1m và kích thước khi ép phing hai của đầu neo chết >= 10cm.
- Vận chuyển cáp lên mặt sàn, đặt đúng vị trí đánh dấu trên cốp pha sàn. Cáp được bố trí thành từng cặp hai sợi một đi liền nhau, đến vị trí đầu neo kéo thì đầu hai sợi được tách ra và cách nhau 20cm để đảm bảo khoảng cách bố trí neo cũng như tấm đệm đầu neo.
- Dựa vào thiết kế lưới cáp để xác định thứ tự rải cáp chính xác, điều này đảm bảo cho việc lên profile sau này.
Lưu ý: Sai số cho phép về vị trí cáp dự ứng lực là ± 10mm theo phương ngang và ± 5mm theo phương đứng.
Bước 4: Lắp dựng cốt thép lớp trên của sàn và thép đai
Cốt thép lớp trên và thép đai của dầm dọc được lắp dựng theo thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995.
– Nếu vị trí cốt thép trên hoặc thép đai cắt qua cáp dự ứng lực, được phép dịch cốt thép thường ra khỏi vị trí đó sao cho vừa đủ để không thể làm thay đổi vị trí của cáp dự ứng lực.
– Sử dụng con kê để liên kết lớp thép dưới của sàn làm cho các thép này không dịch chuyển trong quá trình thi công đổ bê tông sàn.
Bước 5: Lắp dựng con kê tạo profile cáp dự ứng lực và các chi tiết đặt sẵn
– Các con kê được đánh dấu bằng màu sơn tương ứng với màu đã đánh dấu vị trí cần đặt cốp pha sàn.
– Con kê có khoảng cách 1m, được liên kết bằng dây thép 1mm, thép sàn và cáp dự ứng lực.
– Lắp đặt các chi tiết đặt sẵn, cáp điện, các ống kỹ thuật, cứu hỏa, thông tin… theo thiết kế.
Bước 6: Đổ bê tông sàn
- Kiểm tra tổng thể mặt bằng trước khi đổ bê tông sàn để đảm bảo cốp pha, thếp thường, đào giáo, thép dự ứng lực, các bộ phận neo dự ứng lực, các chi tiết sắn, vị trí dường dây kỹ thuật, đường ống khác đã được lắp chính xác, cố định theo thiết kế.
- Nếu phát hiện bất kể vấn đề nào đề cập ở trên chưa được đảm bảo, cần dừng ngay việc đổ sàn bê tông và tiến hành sửa chữa, điều chỉnh đúng theo thiết kế, yêu cầu và tiêu chuẩn.
- Công tác chuẩn bị cho việc đổ bê tông cần được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo như việc tập kết vật liệu, cung cấp điện, thiết bị đầm, phương tiện vận chuyển và nhân công. Tiến hành việc đổ bê tông được tiến hành nếu như mọi thứ đã sẵn sàng.
- Bê tông sàn cần đổ liên tục cho từng khối sàn theo thiết kế, việc này cần tuân thủ theo TCVN 4453-1995.
- Việc sử dụng máy đầm và các phương tiện vận chuyển bê tông không được làm thay đổi vị trí cáp dự ứng lực và như cáp thường.
Bước 7: Tháo cốp pha thành, khuôn neo
- Sau 24h đổ bê tông, tiến hành tháo cốp pha thành và khuôn neo, tiến hành cẩn thận để không bị vỡ bê tông tại khu vực đầu neo.
- Nếu phát hiện thấy có hiện tượng xê dịch vị trí các bộ phận neo, thép dự ứng lực hoặc nứt vỡ bê tông thì phải thông báo ngay cho bộ phận kỹ thuật phụ trách dự ứng lực để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bước 8: Kéo căng cáp dự ứng lực
Keo căng dự ứng lực chỉ được thực hiện khi bê tông sàn đạt được 80% cường độ hoặc theo chỉ dẫn của thiết kế. Cường độ được xác định bằng việc thử mẫu trong khoảng 7 ngày tuổi với bê tông thương phẩm. Trước khi lắp neo công tác và kích thủy lực để kéo căng dự ứng lực, ta cần phải kiểm tra chúng để đảm bảo chắc chắn bản neo đã được đặt vuông góc với trục của cáp dự ứng lực. Kích thủy lực và neo công tác cần được lắp vào vị trí thích hợp đảm bảo thép DƯL không bị uốn cong, neo được tiếp xúc đều nằm trên bản neo và đầu kích được tiếp xúc đều trên mặt neo.
– Công tác kéo căng cho mỗi sợi cáp DƯL được tiến hành như sau:
+ Bước 1: Kéo theo các cấp lực: 0 Pk => 0.1 Pk => 0.5 Pk (lực kéo Pk được xác định căn cứ vào ứng suất kéo thiết kế, ma sát của hệ thống thiết bị, ma sát của sợi cáp phụ thuộc chủng loại, chiều dài và profile của cáp). Đo và ghi chép độ dãn dài tương ứng với mỗi cấp lực.
+ Bước 2: Kéo theo các cấp lực: 0 Pk => 0.1 Pk => 0.5 Pk. Đo và ghi chép độ dãn dài tương ứng với mỗi cấp lực.
– Kéo căng cho toàn sàn:
+ Kéo theo hướng từ giữa sàn ra hai biên.
+ Kéo các bó tại vị trí chân cột trước, sau đó đến các bó giữa nhịp sàn.
+ Sau khi kết thúc bước 1 cho toàn sàn thì mới tiến hành bước 2.
+ Công tác kiểm tra độ tụt neo được thực hiện với tần suất 3 sợi/ 1 sàn.
– Khi gặp sự cố trong quá trình thi công (tụt neo, tụt nêm neo, độ dãn dài bất thường, đứt cáp,…) Nhà thầu sẽ lập tức dừng thi công và thông báo với các bên có liên quan để tìm giải pháp xử lý, khắc phục.
– Công tác căng kéo được hoàn thành khi tất cả các sợi cáp được kéo đến lực kéo yêu cầu, độ dãn dài và độ tụt neo nằm trong giới hạn cho phép
Bước 9: Cắt đầu cáp thừa
– Sau khi hoàn thành công việc kéo căng thép DƯL cho mỗi sàn, có thể tiến hành cắt đầu cáp thừa bằng máy cắt cáp cầm tay.
– Độ tụt vào phía trong mép sàn của cáp còn lại nằm trong khoảng từ 15-20mm.
Bước 10: Bảo vệ đầu neo
Sau khi cắt cáp thừa cần tiến hành công việc bảo vệ đầu neo, đảm bảo thép DƯL không bị ăn mòn dưới tác động của môi trường.
– Vệ sinh lỗ neo.
– Bôi mỡ chống rỉ cho neo và đầu thép DƯL (mỡ trung tính).
– Sử dụng vữa không co ngót đổ chèn hốc neo đảm bảo độ chắc đặc, tránh sự xâm thực của môi trường
Bước 11: Tháo dỡ ván khuôn
– Tháo dỡ cốp pha đà giáo tiến hành sau khi công việc thi công DƯL đã được hoàn thành và được nghiệm thu.
– Việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo được tiến hành theo kỹ thuật DƯL, phải có mặt tại công trình để xem xét diễn biến của sàn BTCT trong quá trình tháo dỡ cốp pha và có biện pháp kịp thời mỗi khi có hiện tượng bất thường xẩy ra.
Quy trình kiểm tra, nghiệm thu công tác thi công cáp Dự Ứng Lực
- Kiểm tra vật tư, thiết bị
- Kiểm tra chứng chỉ kiểm định thiết bị, chứng chỉ xuất xưởng và kết quả thí nghiệm vật tư.
- Nghiệm thu công tác gia công, lắp đặt cáp
- Kiểm tra vị trí, profile sợi cáp; kiểm tra vị trí, kích thước, độ nghiêng mặt neo kéo, kiểm tra kích thước đầu neo chết.
- Nghiệm thu công tác kéo căn.
- Kiểm tra và phê duyệt trình tự kéo căng, các dung sai độ dãn dài, độ tụt neo, các phương án xử lý đối với các sự cố thông thường.
- Kiểm tra quá trình kéo căng, đánh giá kết quả kéo căng (báo cáo kết quả kéo căng; độ dãn dài, độ tụt neo) và nghiệm thu công tác kéo căng.
- Nghiệm thu công tác cắt đầu cáp, bịt đầu neo
- Kiểm tra công tác cắt đầu cáp thừa.
- Phê duyệt cấp phối vữa chèn hốc neo.
- Kiểm tra thi công chèn vữa và nghiệm thu.
- Công tác thi công cáp dự ứng lực được coi là hoàn thành khi hoàn tất các công đoạn kiểm tra và nghiệm thu nêu trên.
Thanh bình htc là đơn vị chuyên cung cấp các loại thép công trình với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, vận chuyển tận nơi. Quý khách hàng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau để tìm hiểu cũng như đặt mua sản phẩm:
Địa chỉ: Số 109, Ngõ 53 Đức Giang, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Hà nội
Điện thoại: (+84)43877 1887 – Fax: (+84)43655 8116
Hotline: 0913239536 – 0913239535
Website: www.thanhbinhhtc.com.vn