Nhân chi sơ tính bản thiện là gì? Ý nghĩ a của học thuyết đối với đời sau. Học tiếng Trung với những bài học ý nghĩa từ các triết gia nổi tiếng? cùng EMG Online học và tìm hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ qua nội dung sau
Contents
Nhân chi sơ, tính bản thiện là gì?
人之初,性本善
“Nhân chi sơ, tính bản thiện”
Nhân (人) : Người
Sơ (初): Ban đầu, khởi đầu
Chi (之):tương đương từ 的, nghĩa sở hữu. Cổ văn dùng từ này, còn hiện đại dùng từ 的
Tính (性):tính cách
Bản (本):bản, vốn dĩ
Thiện (善):tốt, lành
Cả câu có nghĩa là con người khi sinh ra, ai cũng mang bản tính tốt lành. Mạnh Tử cho rằng bản tính mà con người có từ khi sinh ra đó là tính Thiện. Mọi người đều có bản chất tốt và có đạo đức, không có ai là ngoại lệ.
Nhân chi sơ tính bản thiện là bài học đầu tiên, mở đầu trong cuốn Tam Tự Kinh của Trung Quốc. Đây là cuốn sách chữ Hán được viết từ thời nhà Tống, đến thời Minh Thanh được bổ sung, hoàn thiện. Cuốn sách ghi lại những điều mà Khổng Tử – một nhà triết gia người Trung Quốc. Cuốn sách này do Mạnh Tử – là học trò của Khổng Tử ghi chép lại những bài giảng của thầy. Cũng giống như Khổng Tử, con đường làm quan của Mạnh Tử gặp nhiều trắc trở do vấp phải sự không tín nhiệm của những người đứng đầu. Do đó ông về quê ở ẩn và cùng các đệ tử soạn sách lập thuyết.
Cuốn Tam Tự Kinh là cuốn sách dùng để dạy vỡ lòng cho trẻ con. Trước đây, dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Hán, người Việt cũng dùng cuốn sách này. Cuốn sách có hơn 1000 chữ, cứ 3 chữ ghép lại thành một câu, biểu thị một ý nghĩa, một bài học trong cuộc sống. Nhiều bài học vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
Mạnh Tử là nước Trâu, sống dưới thời đại chiến quốc. Cuộc đời của ông cũng giống như cuộc đời Khổng Tử, để có thể thực hiện chủ trường chính trị ông đã du lãm nhiều nước như Tống, Tề, Lỗ… và từng làm quan nước Tề. Nhưng những chủ trường của ông đề không được nước vị chu hầu tín nhiệm do đó ông từ quan quay về nước Trâu và cũng các đệ tử soạn sách lập thuyết.
Nhân chi sơ tính bản thiện là gì: Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh
Ý nghĩa của câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”
Đặc điểm đầu tiên trong tư tưởng của Mạnh Tử là kế thừa và phát triển tư tưởng “ Nhân” của Khổng Tử. Ông lấy tư tưởng Nhân dùng vào chính trí và đề ra thuyết “Nhân Chính”. Ông cho rằng “ phải lấy dân làm trọng, sau đó là xã tắc rồi mới đến vua”. Quân chủ chỉ có thẻ được nhân dân bảo vệ mới có thể làm vua do đó, cần phải thực hiện Nhân Chính, làm cho họ có đất để canh tác, cuộc sống no đủ, an cư lạc nghiệp đồng thời cũng cần phải tiếp thu giáo dục Nho gia, hiểu được lễ nghi đạo đức , chung sống hòa hợp.
Nếu như vua không thực hiện Nhân Chính, sẽ dẫn đến sự bất mãn của nhân dân từ đó dẫn đến việc đổi vua. Mạnh Tử chủ trương sử dụng phương thức hòa bình để thống nhất thiên hạ, kịch liệt phản đối sự tranh chấp , giằng xé giữa các chư hầu. Dựa vào thuyết Nhân Chính chúng ta có thể thấy Mạnh Tử đã nhìn thấy được vị trí quan trọng của nhân dân, đây là 1 bước phát triển rất có ý nghĩa.
Đặc điểm tư tưởng thứ hai của ông qua “Nhân chi sơ tính bản thiện” đó là đề ra tính bản thiện của con người. Đây cũng chính là lý luận cơ bản của tư tưởng Nhân Chính, có đóng góp không nhỏ vào học thuyết Nho gia. Người dạy thuyết Nho gia phải có Đức, phải yêu người, theo thiện chứ không được theo ác. Nhưng lý do tại sao thì Không Tử vẫn chưa cho 1 đáp án rõ ràng. Mạnh Tử đã liên hệ giữa thiện và người lại với nhau , cho rằng con người bản tính vốn là thiện. Có lòng trắc ẩn, biết xấu hổ, biết kính trọng và biết thị phi.
Đặc điểm tư tưởng thứ ba của ông qua “Nhân chi sơ tính bản thiện” đó là Chữ SƠ trong “nhân chi sơ” cũng không có nghĩa là trẻ sơ sinh, mà là bản nguyên của con người. Không phải chỉ người mà bất cứ gì “sơ” như nó vốn là chưa qua tưởng là, cho là, muốn phải là, mong sẽ là… cũng đều hoàn hảo.
Nhân , nghĩa, lễ, trí, tín cũng chính là đạo đức , tình cảm của con người, cũng là lương tâm mà khi con người sinh ra đã có không cần phải bồi dưỡng, giáo dục. Đây chính là điểm khác biệt giữa con người và cầm thú. Mạnh Tử cho rằng đã là con người thì đều có sự đồng cảm và cần phải mở rộng hơn nữa lòng đồng cảm đó. Học thuyết “Nhân chi sơ tính bản thiện” hay “Nhân chi sơ tính bổn thiện” này của ông có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế , trở thành quan điểm chính thống của cả 1 thời đại phong kiến.
Bài học từ câu nói “Nhân chi sơ, tính bản thiện”
Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do các yếu tố con người, xã hội, môi trường ảnh hưởng mà tính cách thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính ác không có điều kiện nảy sinh.
Bản thân mỗi người cũng phải luôn luôn không ngừng học hỏi, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác.
Câu thành ngữ là một bài học vô cùng sâu sắc không chỉ trong thời đại bấy giờ mà còn giữ nguyên giá trị tới tận ngày nay. Cũng chính vì vậy mà tư tưởng này trở thành một học thuyết vô cùng quan trọng, trở thành một học thuyết chính thống của cả một thời đại phong kiến. Dưới sự học hỏi và tiếp thu của nền văn hóa Hán, Việt Nam cũng áp dụng học thuyết này một cách rộng rãi trong quá trình lịch sử phát triển của mình.
Mong rằng những kiến thức mà EMG Online cung cấp tới cho các bạn sẽ giúp các bạn hiểu hơn về câu thành ngữ này. Yêu thích văn hóa Trung Quốc và tìm tòi, hiểu biết sâu sắc về nó sẽ giúp các bạn có hứng thú hơn trong quá trình học tiếng Trung.