Kinh tế chính trị là một trong những môn học không còn quá xa lạ đối với các học sinh đại học. Đây là một tỏng những môn học khó, và cũng khó tiếp cận. Chính vì thế, đây từng là nỗi “ám ảnh” đối với các thế hệ sinh viên.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Kinh tế chính trị là gì?
Kinh tế chính trị là gì?
Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội nghiên cứu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa đặt trong mối quan hệ với chính trị dưới nhãn quan của chính trị.
– Thuật ngữ kinh tế chính trị xuất hiện do kết hợp các từ có nguồn gốc Hy Lạp với nghĩa là thiết chế chính trị. Kinh tế chính trị học cung cấp các khái niệm và hệ thống kiến thức cơ bản nhất cho khoa kinh tế hiện đại như cũng cầu, lợi nhuận, tự do thương mại.
– Nhiều quan điểm của các trường phái kinh tế chính trị đã trở thành các tín điều mang tính ý thức hệ của các nhà kinh tế học và các chính trị gia.
Phương pháp luận đối với kinh tế chính trị
– Kinh tế chính trị chịu ảnh hưởng của triết học chính trị. Các trường phái kinh tế chính trị được phát triển dựa trên quan điểm của các trường phái triết học chính trị. Chủ nghĩa tự do cho rằng Nhà nước nên hạn chế can thiệp vào đời sống xã hội.
– Khi áp dụng quan điểm này vài kinh tế học tạo ra kinh tế chính trị học côe điển. Chủ nghĩa bảo thủ quan niệm giá trị tư bản thặng dư thuộc về cá nhân.
– Các phương pháp bao gồm:
+ Phương pháp lấy Nhà nước làm trung tâm:
Trường phái kinh tế chính trị tân cổ điển và kinh tế chính trị Keynes xuất phát từ cách xác định chính trị là khoa học về Nhà nước còn kinh tế hàm ý thị trường. Do đó, cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cân bằng quyền lực giữa thị trường và Nhà nước.
Nhà nước tìm cách kiểm soát nền kinh tế để đạt được những mục đích của mình.
+ Phương pháp lấy quyền lực làm trung tâm:
Đây là phương pháp tiếp cận của kinh tế chính trị cổ điển. Do coi quyền lực là vấn đề trung tâm của chính trị, nên họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cách thức đạt được quyền lực trong nền kinh tế.
+ Phương pháp lấy chính nghĩa làm trung tâm:
Đây là cách tiếp cận của kinh tế chính trị hiện đại. Kinh tế chính trị hiện đại xuất phát từ quan điểm rằng có một hệ thống quyền gắn liền với thị trường, mà quan trọng nhất là quyền sở hữu.
Chính trị có thể xác định và tác động tới các quyền đó. Do đó, nhiệm vụ của kinh tế chính trị là nghiên cứu cách thức chính trị tác động tới các hệ thống quyền lợi đó. Kinh tế chính trị hiện đại có thể phân thành ba trường phái nhỏ hơn đó là chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa khế ước hiện đjai và chủ nghĩa Hegel.
+ Phương pháp lấy xã hội làm trung tâm:
Đây là cách tiếp cận của kinh tế chính trị Marx-Lenin và chủ nghĩa công lợi. Các trường phái này xuất phát từ lợi ích xã hội để nghĩ về Nhà nước.
– Kinh tế chính trị liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội khác. Các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị thường sử dụng tri thức của các ngành khoa học xã hội khác để giải thích các hiện tượng, các hành vi kinh tế.
– Nhiều nhà xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội hình thành dựa trên quan hệ sản xuất cũng như sự ảnh hưởng của quan hệ sản xuất lên hoạt động xã hội loài người. Nhân loại học áp dụng kinh tế chính trị để nghiên cứu mối quan giữa hệ thống tư bản toàn cầu và các nền văn minh địa phương.
Những loại hình kinh tế chính trị hiện nay
– Chủ nghĩa tư bản:
Lý thuyết này chủ trương lợi nhuận là động lực để thăng tiến. Nói một cách đơn giản, ý tưởng đằng sau chủ nghĩa tư bản là các cá nhân tư nhân và các tác nhân khác được thúc đẩy bởi lợi ích của chính họ – họ kiểm soát sản xuất và phân phối, định giá và tạo ra cung và cầu.
– Chủ nghĩa xã hội:
+ Loại hình kinh tế chính trị này thúc đẩy ý tưởng rằng việc sản xuất và phân phối hàng hóa và của cải được duy trì và điều tiết bởi xã hội, chứ không phải là một nhóm người cụ thể.
+ Cơ sở lý luận đằng sau điều này là bất cứ thứ gì do xã hội sản xuất ra đều được thực hiện vì những người tham gia bất kể địa vị, giàu có hay địa vị. Chủ nghĩa xã hội nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và quyền lực, nơi một hoặc nhiều cá nhân không có đa số quyền lực và của cải.
– Chủ nghĩa Cộng sản:
+ Những cá nhân thường nhầm lẫn chủ nghĩa Cộng sản với chủ nghĩa xã hội nhưng có một sự khác biệt rõ ràng giữa hai lý thuyết này.
+ Chủ nghĩa Cộng sản là một lý thuyết được phát triển bởi Karl Marx người cảm thấy rằng chủ nghĩa tư bản bị hạn chế và tạo ra sự phân hóa giàu nghèo lớn. Tin tưởng vào các nguồn lực được chia sẻ, bao gồm tài sản và việc sản xuất và phân phối nên được giám sát bởi Chính phủ.
Các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị được gọi là nhà kinh tế chính trị. Nghiên cứu của họ thường liên quan đến việc kiểm tra cách chính sách công, tình hình chính trị và thể chế chính trị tác động đến vị thế kinh tes và tương lai của một quốc gia thôgn qua lăng kính xã hội học, chính trị hay kinh tế.
Như vậy, Kinh tế chính trị là gì? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số nội dung liên quan đến kinh tế chính trị. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được Quý bạn đọc.