Các cách chào hỏi trong tiếng Việt cũng tương tự như trong tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, là những câu ngắn và khá dễ nhớ. Tuy nhiên, cái khó nằm ở chỗ tiếng Việt có rất nhiều đại từ nhân xưng và bạn phải thêm vào câu một cách phù hợp.
Trong bài viết này, Jellyfish sẽ giải đáp thắc mắc về cách nói “hello” trong tiếng Việt cũng như tất cả các mẫu câu chào hỏi đơn giản để bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay hôm nay.
I. 12 cách chào hỏi trong tiếng Việt siêu đơn giản, dễ áp dụng
Dưới đây là tổng hợp các cách nói “hello” trong tiếng Việt cũng như hướng dẫn chi tiết các mẫu câu chào hỏi tiếng Việt thông dụng và đơn giản nhất. Bạn hãy theo dõi nhé!
1. “Hello” trong tiếng Việt
Bạn có biết cách nói “hello” trong tiếng Việt không? Đơn giản nhất, dịch theo từ điển thì “Hello’ trong tiếng Việt là “Xin chào” hoặc “Chào”. Tuy nhiên từ “xin chào” sẽ có phần lịch sự hơn.
- “Hello” = “Xin chào” (sin chow)
Cách chào này cũng khá thông dụng và dễ áp dụng, bạn có thể sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên nếu gặp người lớn tuổi bạn không nên sử dụng cách này vì nó có vẻ không được lễ phép lắm.
Xem ngay: Cách phát âm tiếng Việt cho người nước ngoài
2. “Chào” + Từ chỉ người được chào
Cách này cũng được sử dụng khá nhiều và sẽ không hề khó nếu bạn đã nắm được cách sử dụng của các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Hiểu đơn giản nó sẽ tương tự như “Hello you”, “Hello mom”, “Hello Nam” trong tiếng Anh.
- Mẫu câu: “Chào” + Từ chỉ người được chào
Ví dụ nhé:
- Chào chị: Nếu người đó là nữ và lớn tuổi hơn bạn một chút
- Chào anh: Nếu người đó là nam và lớn tuổi hơn bạn một chút
- Chào em: Nếu người đó ít tuổi hơn bạn một chút.
- Chào cô: Nếu người đó tương đương tuổi bố mẹ bạn và là nữ.
- Chào ông: Nếu người đó tương đương tuổi ông bà bạn và là nam.
- Chào Vân: Nếu người đó tên là Vân (Cách nói này dùng khi người đó bằng hoặc kém tuổi bạn).
3. Cách chào người lớn tuổi
Thực tế đây là cách chào đầy đủ nhất về mặt cấu trúc câu. Tuy nhiên người Việt Nam thường dùng để chào người lớn tuổi hơn mình hoặc trong các tình huống lịch sự chứ ít khi dùng với người kém tuổi.
- Chủ ngữ (I) + Chào + Từ chỉ người được chào (you) + (ạ – Kính ngữ)
Kính ngữ “ạ” nên được sử dụng khi nói chuyện với người lớn tuổi.
Ví dụ:
- Em chào anh ạ: Nếu người đó lớn tuổi hơn bạn và là nam
- Cháu chào chú ạ: Nếu người đó tương đương tuổi bố mẹ bạn và là nam
- Cháu chào ông ạ: Nếu người đó tương đương tuổi ông bà bạn và là nam
4. Chào một cách trang trọng
Hãy áp dụng các gợi ý dưới đây trong trường hợp bạn phải phát biểu trước đám đông (cần sự trang trọng) hoặc khi đón tiếp khách hàng.
– Kính chào quý vị/ông bà/anh chị/….: Khi bạn phát biểu trước đám đông hoặc bạn cũng có thể bắt gặp cách nói này trong một số sân khấu, truyền hình. Hiểu đơn giản nó sẽ tương tự như câu “Ladies and Gentlemen’ trong tiếng Anh.
– Kính chào quý khách: Khi đón tiếp khách hàng. Bạn có thể bắt gặp câu chào này khi trên xe bus, hoặc khi tới các cửa hàng mua sắm lớn.
5. “I’m here” trong tiếng Việt
Cách nói này thường được dùng trong một số trường hợp khá thân thiết. Thay vì nói “Hello” trong tiếng Việt thì nhiều người sẽ nói “Tôi đây”/“Tôi đến rồi” (I’m here/I’m here already).
– Mẫu câu:
- Chủ ngữ (I) + đây (I’m here)
- Chủ ngữ (I) đến rồi (I’m here already)
Ví dụ:
- Tôi đến rồi/Tôi đây: Khi bạn lớn hơn hoặc tương đương tuổi với người nghe
- Em đến rồi/Em đây: Khi bạn ít tuổi hơn người nghe một chút
6. Chào một nhóm người
Dưới đây là một số mẫu câu chào hỏi tiếng Việt được dùng khi nói chuyện với nhiều người một lúc, bạn có thể dễ dàng áp dụng luôn:
– Chào mọi người/Xin chào mọi người (Hello everyone)
– Chào cả nhà/Xin chào cả nhà (Hello everyone) – Khi gặp người thân thiết.
– Chào mừng các bạn (Welcome you guys) – Trong các sự kiện, tiệc.
7. Chào theo thời điểm trong ngày
“Good morning”, “Good afternoon” trong tiếng Việt là gì? Bạn cũng có thể sử dụng các câu chào tiếng Việt ứng với thời gian trong ngày. Tuy nhiên, người Việt Nam thường ít sử dụng cách chào này.
- Chào buổi sáng (Good morning)
- Chào buổi chiều (Good Afternoon)
- Chào buổi tối (Good evening)
- Chúc ngủ ngon (Good night)
9. Chào hỏi bạn bè thân thiết
Người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, có rất nhiều cách để chào hỏi bạn bè thân thiết. Dưới đây là một số gợi ý dễ áp dụng để bạn có thể tham khảo.
- Ê (Hey)
- Mày ơi (Hey you)
- Đang đâu đấy/Đang đâu? (Where are you now?)
- Dạo này sao/Dạo này sao rồi/Dạo này thế nào? (How have you been lately?)
- Khỏe không? (How are you?)
- Lâu lắm không gặp (Long time no see)
10. Cách trả lời điện thoại bằng tiếng Việt
Nếu như trong tiếng Anh, khi trả lời điện thoại, bạn sẽ nói “hello” đầu tiên thì người Việt sẽ nói “Alo” (A -lô)
Ví dụ:
- Alo (A-lô)
- Alo, tôi nghe
- Alo, Ai đấy ạ (Hello, Who are you?)
11. “Nice to meet you” trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt cũng có cụm từ tương tự như “nice to meet you”. Cụm từ này thường được dùng khi gặp ai đó lần đầu, trong các mối quan hệ xã giao.
Mẫu câu: (chủ ngữ – (I)) + rất vui khi được gặp + Từ chỉ người nghe (you)
Ví dụ:
- Rất vui khi được gặp bạn/ Tôi rất vui khi được gặp bạn
- Rất vui khi được gặp em/Tôi rất vui khi được gặp em.
12. “What’s your name?” trong tiếng Việt
Trong lần gặp đầu tiên, chắc hẳn bạn sẽ được hỏi tên, vậy cách hỏi tên trong tiếng Việt là gì?
Mẫu câu: Tên của +người được hỏi (you) + là gì?
Tên + người được hỏi (you) + là gì?
Ví dụ:
- Tên của em là gì?/Tên em là gì?
- Tên của cháu là gì?/Tên cháu là gì?
Để trả lời bạn sẽ sử dụng cách sau:
Mẫu câu: Tên + Từ chỉ người nói (I) + là + Tên
Ví dụ: Tên em là gì? – Tên em là Vân (I’m Vân)
Xem thêm:
- Các cụm giao tiếp tiếng Việt thông dụng
- Các từ lóng thông dụng trong tiếng Việt
II. Giải đáp các thắc mắc trong cách chào hỏi của người Việt
Không giống như một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,… người Việt Nam không có các quy tắc chào hỏi và cũng không quá khắt khe trong vấn đề này.
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp của các bạn nước ngoài về cách chào hỏi của người Việt.
- Người Việt có cúi người khi chào hỏi giống người Nhật không?
Câu trả lời là không hẳn, ở Việt Nam không có quy tắc cúi người khi chào hỏi. Tuy nhiên, trên thực tế bạn có thể sẽ bắt gặp người Việt Nam gật đầu thay cho một lời chào. Thường thì cách này được sử dụng khi không tiện nói chuyện, hoặc khi đang gặp trên đường, hoặc là cách mà người lớn đáp lại lời chào của người nhỏ tuổi hơn.
Ngoài ra, bạn cũng thể bắt gặp người Việt cúi người khi chào hỏi trong trường hợp họ là nhân viên nhà hàng, nhân viên khách sạn,.. đanh chào khách hàng.
- Người Việt có bắt tay như một lời chào không?
Có. Tuy không quá phổ biến nhưng trong nhiều trường hợp, người Việt sẽ bắt tay coi như một lời chào hỏi. Các trường hợp đó sẽ là: Trong các mối quan hệ công việc, khi gặp đối tác, lần đầu được giới thiệu với ai đó. Bắt tay thường phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
- Người Việt có ôm như một lời chào không?
Thường là không. Đặc biệt với phụ nữ Việt Nam. Thường sẽ chỉ có một số người trẻ quen với phong cách phương tây hoặc đã từng sống ở nước ngoài là sử dụng cách chào hỏi này.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết 12 cách chào hỏi trong tiếng Việt cũng như những lưu ý về thói quen chào hỏi của người Việt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Nếu bạn đang muốn nói tiếng Việt tốt hơn, hãy tham khảo ngay các khóa học chất lượng cao tại Jellyfish:
- Khóa tiếng Việt cơ bản
- Khóa tiếng Việt cao cấp
Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.
Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.275.006Đang tải…