Bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Trên thế giới, nhiều công cụ quản lí đã được áp dụng để bảo vệ môi trường, ban đầu, nhóm công cụ được ưu tiên sử dụng là nhóm công cụ hành chính, hay còn gọi là nhóm công cụ mệnh lệnh – kiểm soát và sau đó là nhóm tuyên truyền giáo dục và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, qua một quá trình áp dụng, nhóm công cụ này cũng dần bộc lộ những hạn chế, điều đó đòi hỏi phải tìm ra một nhóm công cụ mới- công cụ kinh tế về bảo vệ môi trường- trong đó thuế và phí môi trường được áp dụng khá phổ biến. Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng xem thuế và phí bảo vệ môi trường là biện pháp ưu việt và có vai trò cực kỳ quan trọng, cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Nghị định 164/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP
1. Tờ khai phí bảo vệ môi trường là gì?
Có thể hình thành khái niệm phí bảo vệ môi trường như sau: “Phí bảo vệ môi trường là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường”.
Phí bảo vệ môi trường có 2 đặc điểm chính: (1) Phí bảo vệ môi trường gắn liền với việc sử dụng dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể cung cấp dịch vụ. (2) Phí bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản là người gây ô nhiễm phải trả.
Khi đặt ra quy định về phí môi trường, chúng ta đều nhận thấy được vai trò to lớn của nó, cụ thể: Phí bảo vệ môi trường có tác dụng điều chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm theo hướng có lợi cho môi trường đồng thời còn tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong hoạt động bảo vệ môi trường
Để dễ dàng quản lý và áp dụng mức thu, việc phân loại phí môi trường là điều hoàn toàn cần thiết, theo đó, các nước trên thế giới phân phí bảo vệ môi trường thành 3 loại: phí phát thải, phí sử dụng và phí sản phẩm. Ở Việt Nam, phí bảo vệ môi trường được chia thành: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.
Tờ khai phí bảo vệ môi trường là văn bản do người nộp thuế thực hiện khai các nội dung và gửi đến cơ quan thuế nhằm xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong một kỳ tính thuế nhất định.
Tờ khai phí bảo vệ môi trường là văn bản bắt buộc mà người nộp thuế phải thực hiện, thực tế thì ngày nay người ta thường thực hiện kê khai qua trực tuyến như về mẫu là không có sự thay đổi. Văn bản này là căn cứ để cơ quan nhà nước xác định số phí người nộp thuế phải nộp, đánh giá tính tuân thủ pháp luật của cá nhân, tổ chức, là cơ sở để quản lý, tránh tình trạng thất thu phí.
Chủ thể nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường là tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường.
Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Việc xây dựng mức phí sẽ căn cứ vào các yếu tố khác nhau, bao gồm:
Thứ nhất, khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;
Thứ hai, mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
Thứ ba, sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Ví dụ một vài mức phí được áp dụng như sau:
Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:
– Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.
– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:
Số TT Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày) Mức phí (đồng/năm) 1 Từ 10 đến dưới 20 4.000.000 2 Từ 5 đến dưới 10 3.000.000 3 Dưới 5 2.500.000
Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C.
Trong đó:
– F là số phí phải nộp.
– f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.
– C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất
Nhìn chung, mức phí bảo vệ môi trường đối với một số loại hoạt động được quy định khá cụ thể, điều quan trọng là việc xác định mức phí luôn phải đặt trong bối cảnh tình hình ô nhiễm môi trường hiện tại và khả năng khôi phục môi trường từ nguồn phó có thực sự bảo đảm hay không.
2. Mẫu số 01/BVMT: Mẫu tờ khai phí bảo vệ môi trường:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
[01] Kỳ tính thuế: Tháng ….. năm ………
[02] Lần đầu * [03] Bổ sung lần thứ
[04] Người nộp thuế:……………
[05] Mã số thuế:………….
[06] Địa chỉ:………………
[07] Quận/huyện:…………………… [08] Tỉnh/Thành phố:………
[09] Điện thoại: ………………… [10] Fax:……………………… [11] Email:………
[12] Số tài khoản: ……………………… [13] tại Ngân hàng / KBNN:……
[14] Nghề nghiệp/ lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chính:………….
[15] Văn bản uỷ quyền:…..
[16] Đại lý thuế (nếu có):……..
[17] Mã số thuế:…….
[18] Địa chỉ:……….
[19] Quận/huyện:……….. [20] Tỉnh/Thành phố:………
[21] Điện thoại: ……… [22] Fax: ….. [23] Email:……………..
[24] Hợp đồng đại lý thuế: Số ……. ngày ……………….
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam STT Loại khoáng sản Số lượng khoáng sản Mức phí Số phí phải nộp trong kỳ Đơn vị tính Số lượng (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) x (5) I Khoáng sản do cơ sở tự khai thác: 1 …………. 2 …………. II Khoáng sản do cơ sở thu mua nộp thay người khai thác 1 ……………. 2 …………… Tổng cộng:
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:
…, ngày …… tháng ….. năm ……..
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn mẫu tờ khai phí bảo vệ môi trường:
(1) Người khai chọn kỳ tính thuế theo tháng của năm, ví dụ: Tháng 01 năm 2021
(2) (3) Chọn tờ khai lần đầu hay bổ sung (nếu bổ sung thì phải điền bổ sung lần thứ mấy)
(4) Ghi tên cá nhân, tổ chức phát sinh nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường
(5) Ghi mã số thuế đã được đăng ký với cơ quan nhà nước.
(6, 7, 8) Ghi địa chỉ thường trú đối với cá nhân, địa chị trụ sở chính đối với tổ chức, ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, tỉnh (thành phố).
(9, 10, 11) Ghi phương thức liên lạc, phải là số điện thoại, email thường xuyên liên lạc
(12, 13) Ghi số tài khoản đang thực hiện giao dịch của cá nhân, tổ chức được mở tại Ngân hàng gì, hoặc Kho bạc nhà nước ở đâu.
(14) Ghi lĩnh vực hoạt động như khai thác khoáng sản; sản xuất phân bón,…
(15) Văn bản ủy quyền được ghi theo số, ngày tháng năm thực hiện văn bản ủy quyền.
(16) Các nội dung về đại lý thuế là không bắt buộc, về cơ bản các thông tin về đại lý thuế được viết tương tự như trên.
Sau đó, người lập tờ khai điền đầy đủ các thông tin vào bảng, quan trọng nhất là mức phí và số phí phải nộp trong kỳ. Số phí phải nộp được tính theo công thức:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K
Trong đó:
– F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;
– Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);
– Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);
– f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;
– f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3);
– K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
+ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,1;
+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
Cuối tờ khai, người nộp thuế (đại diện theo pháp luật của người nộp thuế) ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.