Đăng ký học cho trẻ luôn là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do trong quá trình sinh sống và làm việc của bố mẹ, việc phải di chuyển đến nơi khác để sinh sống mà không có sổ hộ khẩu dẫn đến việc các cháu khi đăng ký học sẽ không được đăng ký đúng tuyến trường học theo quy định.
Hay việc bố mẹ lựa chọn trường học có môi trường giáo dục tốt, cơ sở hạ tầng tốt thì việc đăng ký học trái tuyến sẽ diễn ra mỗi dịp mùa nhập học về. Để được nhập học vào các cơ sở trái tuyến, cha mẹ cần làm đơn xin nhập học trái tuyến và nộp lên các cơ sở nhà trường con em mình có nguyện vọng theo học. Vậy, mẫu đơn xin nhập học trái tuyến được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Đơn xin nhập học trái tuyến là gì?
Ngày nay, việc xin nhập học trái tuyến diễn ra rất phổ biến đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố. Để thuận tiện cho công việc, thời gian và tìm cho con cái mình một môi trường giáo dục phù hợp và tốt hơn thì các bậc phụ huynh thường để con em mình tham gia học tại các trường học trái tuyến. Chính vì thế nên đơn xin nhập học trái tuyến cũng được sử dụng rất phổ biến và có vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu đơn xin nhập học trái tuyến là mẫu đơn được lập ra để xin được nhập học trái tuyến. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, thông tin học sinh, nội dung xin nhập học trái tuyến, lý do và nguyên nhân nhập học trái tuyến,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình và nộp đơn đến ban giám hiệu nhà trường để đợi xin xét duyệt.
2. Mẫu đơn xin nhập học trái tuyến:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN NHẬP HỌC TRÁI TUYẾN
(Lớp ……)
Kính gửi: Ban Giám hiệu trường Tiểu học……
Tôi tên:……
Hiện ngụ ở khu vực (ấp)……. , Phường (xã):……
thành phố (huyện)….. , tỉnh:……
Xin đăng ký nhập học lớp Một cho:…… tôi
Họ và tên học sinh:…….Nam Nữ
Ngày, tháng, năm sinh:……
Nơi sinh:…..
Họ và tên cha:….. năm sinh:…… nghề nghiệp……
Nơi công tác (nếu có):…
Họ và tên mẹ:…… năm sinh:…… nghề nghiệp……
Nơi công tác (nếu có):……
Cháu đã học qua Mẫu giáo tại trường:……
Hiện cháu đang sống với:……
Tại địa chỉ: khu vực (ấp)……. , phường (xã)………
thành phố (huyện)……
Tên chủ hộ:……
Số điện thoại liên lạc khi cần:………
Vì lý do ………. nên tôi có nguyện vọng xin cho cháu được học tại trường với hình thức học:
– Hai buổi/ngày
– Hai buổi/ngày có bán trú
Chúng tôi xin chấp hành các chủ trương của ngành Giáo dục và thực hiện đúng mọi quy định của Nhà trường đề ra.
Xin chân thành cám ơn!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin nhập học trái tuyến:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin nhập học trái tuyến.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin ban giám hiệu nhà trường.
+ Thông tin người làm đơn xin nhập học trái tuyến.
+ Thông tin của học sinh.
+ Thông tin của cha mẹ học sinh.
+ Thông tin về trường mẫu giáo học sinh theo học.
+ Lý do và nguyện vọng của phụ huynh xin nhập học trái tuyến cho con em mình.
– Phần cuối biên bản:
+ Lời cảm ơn
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Thủ tục nhập học:
4.1. Quyền của học sinh:
Theo Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT quy định nội dung như sau:
“1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.
3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hòa nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, pháp luật quy định việc đăng ký học tại nơi mà học sinh hay phụ huynh học sinh lựa chọn là quyền của học sinh, phụ huynh đó. Việc cấm hay từ chối không nhận học sinh nhập học đối với trường hợp không có sổ hộ khẩu tại nơi mà học sinh muốn đăng ký học phải được thực hiện đúng quy định pháp luật và hợp pháp.
Qua đó, ta có thể thấy rằng việc lựa chọn môi trường học tập là quyền lợi của mỗi học sinh, việc lựa chọn có thể dựa trên nhiều tiêu chí, tuy nhiên chính vì việc quy định đăng ký học trái tuyến và đúng tuyến, dẫn đến việc khi lựa chọn trường học thì phụ huynh cũng như học sinh cần phải cân nhắc lựa chọn trường học sao cho phù hợp. Nếu việc đăng ký học lựa chọn trường trái tuyến thì phụ huynh học sinh cần làm hồ sơ để đăng ký học theo diện trái tuyến để việc nhập học cho học sinh đúng thời hạn và theo đúng quy định pháp luật.
Việc từ chối cho học sinh nhập học của nhà trường phải được giải thích rõ ràng và cụ thể, nhà trường sẽ phải đưa ra những quy định hay căn cứ nếu có trường hợp từ chối nhận hồ sơ của học sinh đăng ký vào lớp một trong những trường hợp đăng ký học trái tuyến hay những trường hợp không có sổ hộ khẩu tại nơi đăng ký học vào lớp một.
4.2. Thủ tục đăng ký học trái tuyến:
Hồ sơ để đăng ký học trái tuyến cho học sinh cần các giấy tờ như sau:
+ Thứ nhất, đơn xin nhập học.
+ Thứ hai là bản sao giấy khai sinh.
+ Thứ ba, bản sao hộ khẩu có công chứng.
+ Thứ tư, giấy chứng nhận đã qua mẫu giáo.
+ Thứ năm, giấy chứng nhận ưu tiên nếu có.
+ Ngoài ra trong trường hợp đăng ký học trái tuyến thì phụ huynh cần chuẩn bị đơn xin nhập học trái tuyến.
Trong tờ đơn đăng ký nhập học trái tuyến, phụ huynh cần phải điền đầy đủ các thông tin của học sinh khi nhập học như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên trường mẫu giáo đã học, hiện đang sinh sống ở đâu, địa chỉ sinh sống. Bên cạnh đó các thông tin cá nhân của bố và mẹ học sinh: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ và số điện thoại liên hệ cũng cần được bổ sung đầy đủ và chính xác.
Vậy về nguyên tắc, học sinh có thể lựa chọn trường ngoài nơi cư trú để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhưng phải đảm bảo trường đó có khả năng tiếp nhận học sinh. Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc phân tuyến cho các em phải trên cơ sở tạo điều kiện cho học sinh đi học tại trường gần nơi cư trú nhất, ngoại trừ một số trường hợp do khả năng tiếp nhận của các trường trong khu vực.
4.3. Thủ tục nhập học lớp một:
Phụ huynh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Đơn xin nhập học cho con (theo mẫu của từng trường);
+ Bản sao giấy khai sinh (kèm theo bản chính để đối chiếu);
+ Bản sao sổ hộ khẩu ( kèm theo bản chính để đối chiếu, giấy hẹn trả kết quả đăng ký thường trú của Công an có thẩm quyền hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của Công an cấp phường, xã, thị trấn;
Tùy theo quy định về thủ tục tuyển sinh vào lớp một của từng trường, có những trường sẽ yêu cầu thêm Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giấy khám sức khỏe và ảnh của học sinh. Tuy nhiên, theo quy định thì không cần thiết phải làm KT3 (Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú) để cho học sinh vào lớp một .Chỉ cần có các giấy tờ gồm: Đơn xin học; Bản sao giấy khai sinh và một trong các giấy tờ như: Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của Công an cấp phường, xã, thị trấn thì đã có thể hoàn thành hồ sơ xin nhập học vào lớp một cho con.
Tuy nhiên một số trường cấp 1 có quy định riêng về các loại hồ sơ xin nhập học cho học sinh vào lớp 1. Để quá trình chuẩn bị hồ sơ được hoàn thành một cách đầy đủ và chính xác, phụ huynh nên chủ động liên hệ với nhà trường mà học sinh sẽ theo học, thông qua phương thức gặp mặt trực tiếp hoặc tìm hiểu thông tin trên các kênh tuyển sinh trực tuyến của trường học.
Quy trình làm thủ tục nhập học vào lớp một:
Bước 1: Cán bộ tuyển sinh hướng dẫn phụ huynh làm hồ sơ xin nhập học theo quy định.
Cán bộ tuyển sinh cần cung cấp thông tin về nhà trường cho phụ huynh biết.
Vào sổ thông tin, thông tin phụ huynh học sinh.
Tiến hành bán hồ sơ tuyển sinh cho phụ huynh.
Bước 2: Phụ huynh hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ cho tại phòng tuyển sinh.
Bước 3: Học sinh tiến hành thủ tục nhập học.
Cán bộ trực tuyển sinh kiểm tra, nhận hồ sơ và làm thủ tục nhập học.
Cán bộ tuyển sinh tiến hành thủ tục ghi giấy hẹn nhập học.
Bước 4: Thông báo danh sách các lớp.
Trước ngày nhập học Ban giám hiệu xếp học sinh vào các lớp và chuyển danh sách lớp cho phòng tuyển sinh.
Cán bộ tuyển sinh dán danh sách học sinh lên bảng tin ở trường để hướng dẫn phụ huynh đưa học sinh đến nhận lớp.
Bước 5: Tiếp nhận học sinh vào lớp học
Đến ngày nhập học phụ huynh đưa học sinh đến nhận lớp học.
Giáo viên được phân công đón tiếp, điểm danh và nhận học sinh vào lớp.