Trong các loại thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe, trà bí đao luôn được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và dễ pha chế tại nhà. Trong bài viết sau đây, CET sẽ mang đến cho bạn bí quyết cách làm trà bí đao “chuẩn không cần chỉnh” để có thể bổ sung vào thực đơn đồ uống của cả gia đình.
Contents
Cách nấu trà bí đao
Trà bí đao là thức uống giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Nguồn: Internet
Nguyên liệu
- 1.5kg bí đao
- 1 quả la hán
- 4 đoạn mía lau dài 15cm
- 20g thục địa
- 10 cọng lá dứa (lá nếp)
- 4 lít nước lạnh
- 60g đường phèn
- ⅔ thìa cà phê muối
Thực hiện
Hương vị thanh ngọt và tác dụng giải khát của trà bí đao được nhiều người yêu thích. Nguồn: Internet
Bước 1: Sơ chế
Sau khi rửa sạch bí đao, bạn cắt bí thành các khoanh tròn, dày khoảng 1 cm.
Lưu ý, bạn nên chọn bí đao già và to, phần vỏ bên ngoài có màu xanh đậm. Ngoài ra, bạn nên bỏ phần ruột bí trước khi sơ chế, tiếp theo rửa với nước muối pha loãng. Thao tác này sẽ giúp trà bí đao sau khi nấu được ngon hơn, không bị chua.
Bước 2: Nấu trà
Chẻ mía lau thành từng thanh nhỏ, rồi đặt vào phần dưới đáy nồi. Cho bí đao và la hán quả, nước lạnh, muối, thục địa vào nồi, sau đó nấu trong ít nhất 2 giờ với lửa vừa.
Rửa sạch lá dứa, sau đó vò cho ra hết tinh dầu. Đến khi thấy bí đao đã mềm, bạn thắt gút lá dứa lại rồi cho vào nồi nấu cùng trong khoảng 5 – 10 phút.
Bước 3: Hoàn thành
Trước khi tắt bếp khoảng 10-15 phút, bạn cho đường phèn vào nồi, khuấy đều đến khi phần đường này tan hết thì tắt bếp. Dùng rây lọc phần nước trong nồi, sau đó cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh. Bạn chỉ nên sử dụng trà bí đao tối đa trong 2 ngày sau khi nấu. Nếu để quá lâu, trà bí đao sẽ mất đi chất dinh dưỡng và không tốt cho sức khỏe.
Bí đao bổ dưỡng ra sao đối với sức khỏe?
Trong 100 gram bí đao có chứa 19 mg canxi, 12 mg photpho, 2,4 g glucid, 0,3 mg sắt, 0,4 g protid và các loại vitamin như C, Caroten, B1, B2, B3, … Loại quả này có lượng natri rất thấp, không chứa chất béo và có thành phần chính lá nước. Chính vì thế, bí đao có tác dụng trị liệu rất tốt với các bệnh lý như phù thũng, tăng huyết áp, viêm thận, mộng mạch vành tim, ung nhọt, xơ cứng động mạch.
Bên cạnh đó, bí đao là loại thực phẩm rất tốt cho da và tóc vì chứa hàm lượng dầu thực vật cao. Hoa bí, lá bí, vỏ bí hay hạt bí, dây bí đều được tận dụng để làm thuốc hoặc sử dụng như một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Hơn thế nữa, bí đao còn có nhiều tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và chữa trị những bệnh như hen suyễn, ho, táo bón, …
Bí đao là loại thực phẩm có chức năng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Nguồn: Internet
Đối với y học cổ truyền, tính mát và vị ngọt nhạt của bí đao giúp giải nhiệt, giải khát, giải độc, làm tan đờm, giảm béo, lợi tiểu, làm mát ruột, hết phù. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhờ có hàm lượng natri rất thấp, loại quả này sẽ là thực phẩm rất tốt dành cho các bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm thận hoặc bệnh động mạch vành tim.
Sau bắp cải và dưa chuột, bí đao là loại rau củ mát nhất, tương đương với cà chua. Thường xuyên ăn bí đao hoặc sử dụng các thực phẩm có thành phần chính là bí đao sẽ giúp cơ thể giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, làm giảm mỡ tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe, bí đao có tính xà phòng rất cao. Chính vì thế, bạn không nên uống nước bí đao sống ăn sống bí đao để tránh gây các bệnh về hệ tiêu hóa.
Hy vọng rằng với những hướng dẫn chi tiết từ CET, bạn sẽ có thể pha chế thành công món trà bí đao ngay tại nhà. Nếu bạn yêu thích pha chế và muốn tự tay làm ra nhiều thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, đừng ngần ngại điền ngay thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn về khóa học Kỹ thuật pha chế đồ uống tại CET nhé!