Sức mạnh của Ordrak đã phá vỡ sự cân bằng của sáu nguyên tố, gây nên sự xáo trộn thế giới . Cái ác lại bắt đầu trỗi dậy từ đây.
Kết thúc Torchlight 1, tưởng chừng mọi thứ đã trở lại bình thường, những người anh hùng đã cứu thế giới từ tay con quỷ cổ xưa – Ordrak. Nhưng rồi đến một ngày, sự bình yên của thế giới không còn nữa. Đó chính là bối cảnh của Torchlight 2 , tiếp nối những diễn biến của phiên bản đầu tiên.
Bạn đang xem: Cách build các class trong torchlight 2
Đó là tất cả những gì mà nhà sản xuất tiết lộ trong phiên bản beta vừa kết thúc vào 24/5. Phiên bản beta này cho phép người chơi tiếp cận các tính năng mà Torchlight 2 hoàn thiện sẽ có. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế và một số lỗi, nhưng đó chỉ là beta. Và với những phản hồi từ phía người chơi, Runic sẽ chỉnh chữa, để Torchlight 2 được ra mắt trong “điều kiện” tốt nhất.
Ở Torchlight 1, tuy cốt truyện không mấy sâu sắc, nhưng gameplay được cộng đồng game thủ đánh giá rất cao. Và Torchlight 2 tiếp nối “con đường” mà phiên bản đầu đã mở ra.
Cốt truyện Torchlight 2 sẽ không có gì nhiều và đặc sắc để game thủ bàn luận, tìm tòi. Nhưng “gia vị” cốt truyện sẽ vừa đủ để chúng ta tiếp tục con đường thám hiểm. Điểm cốt lõi chính là gameplay. Nhà phát triển đã tự tin nói với game thủ rằng họ đã biết “lắng nghe”, “tiếp thu” ý kiến của cộng đồng, nâng sản phẩm của mình lên một “tầm” mới. Và chúng ta hãy xem, ở bản beta vừa qua, Runic đã cho chúng ta thấy gì về sản phẩm của họ.
Chế độ chơi mới
Ở phiên bản tiếp theo này, sẽ có 3 chế độ chơi : qua Internet, chơi đơn (Single), qua mạng cục bộ (LAN). Người chơi sẽ không còn cảm thấy cô đơn, lẻ loi như trong Torchlight 1 nữa, vốn chỉ có duy nhất chế độ chơi đơn.
Xem thêm: Tìm Kiếm Tài Năng Anh Quốc 2018, Tìm Kiếm Tài Năng Nước Anh
Ở chế độ Internet, người chơi có thể tùy ý tạo không gian riêng (room) để chơi cùng 3 người khác, kết nối online. Chế độ này khá thoải mái, khi mà người chơi khác dễ dàng tham gia cuộc hành trình cùng mình mà không làm gián đoạn cuộc chơi, kể cả khi thoát ra cũng vậy. Tất nhiên, có thêm người tham gia chơi thì độ khó của game cũng được tăng lên theo. Còn chế độ LAN cũng giống như Internet, nhưng đây là chế độ kết nối giữa các máy tính gần nhau, mà không cần phải thong qua mạng Internet.
Một điểm “sáng” của game là chế độ Single và LAN được nhà phát triển thông báo rằng không bắt buộc phải kết nối online thì mới chơi được. Chế độ chơi nhiều người hứa hẹn sẽ nhận được ủng hộ từ game thủ. Càng nhiều người, cuộc hành trình càng trở nên gay cấn nhưng sẽ vui hơn.
Còn về độ khó, nếu chơi ở mức Hardcore, nếu nhân vật chết, thì không thể nào hồi sinh được nữa, chỉ có thế chơi lại từ đầu (New Game ).
Ngoài ra, game còn bổ sung thêm bảng Item display – hiển thị tên vật phẩm rơi ra. Người chơi có thể lựa chọn những đồ sẽ được hiển thị tên khi rơi ra. Điều này chắc sẽ giúp rất nhiều cho game thủ.
Các lớp nhân vật
Các class cũ của Torchlight đều đã được thay thế. Mỗi class có 3 skill tree, thông thường là về : tấn công, hỗ trợ, phòng thủ. Thêm thắt vào đó là cột Charge, mỗi class có một kiểu cột Charge riêng, cột charge này được làm đầy nhờ tấn công kẻ địch, mỗi cột charge này sẽ có hiệu ứng hỗ trợ riêng biệt cho class.
Outlander: có khả năng tấn công từ xa, vũ khí chủ yếu là Bow, Crossbow, Pistol, HandCannon. Class này có khả năng bắn đạn xuyên phá giáp, xuyên qua nhiều kẻ địch. Đây là class crit – class dựa vào sức sát thương crit, với sức sát thương cơ bản của vũ khí cầm trên tay, và điểm thưởng thiên về khả năng ra đòn xác suất chí mạng rất cao, có thể nói đây là class gây sát thương lớn nhất nếu tính về class sử dụng vũ khí tầm xa. Chưa kể cột Charge của class Outlander này, bạn đánh quái vật, cột Charge sẽ đầy lên, và tỉ lệ theo đó là điểm thưởng về sức sát thương, tốc độ đánh … tăng lên dần dần cho đến khi đạt giới hạn. Và cột charge này dần dần tụt xuống theo thời gian, nếu người chơi không tiếp tục đánh quái vật… Nói không ngoa, Outlander càng đánh càng trở nên mạnh có lẽ không sai.
Berserker: đây là lớp nhân vật cận chiến. Và cũng giống như Outlander, Berserker cũng sử dụng tập trung vào dam crit. Nhưng vì đây là class dựa vào crit – hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn – nên khá là khó nếu muốn đứng ra làm tanker chính. Nhưng bạn không phải lo nếu sử dụng class cận chiến này, vì skill tree có khá nhiều skill hỗ trợ hồi máu theo thời gian, khả năng hồi máu mỗi khi đánh địch … ở Skill tree : Shadow, nhân vật có thể hóa thành bóng ma sói trong một thời gian ngắn để tấn công, lao vào kẻ địch – trong khoảng thời gian đó nhân vật hồi máu, hoặc gọi ra những bóng ma sói tấn công quái vật giúp mình … Cột Charge ở đây là đến khi hồi đầy mới hỗ trợ cho nhân vật sức sát thương, khả năng chịu đựng, hồi máu.
Engineer: là lớp nhân vật tanker chính. Tập trung vào sức tấn công và máu. Các skill hỗ trợ khả năng cận chiến, và tăng sức phòng thủ lên gấp nhiều lần so với các class khác. Chưa kể, ở Skill tree : Construction – đây là một skill tree hỗ trợ rất hữu ích. Khi mà nhân vật có thể tạo ra con rô bốt nhỏ với đi theo hồi máu cho nhân vật, và các thành viên trong party, hay spider mines – tự động lao vào những con quái vật đứng gần rồi phát nổ, thậm chí có thể xây được hẳn một rô bôt combat, với sức sát thương và độ trâu bò không kém gì chủ của nó. Cột Charge của class này chia thành tổng cộng 5 vạch nhỏ. Bởi vì các skill, có nhiều skill yêu cầu sử sực một vạch hoặc tất cả trên cột Charge này, khi đủ để kết hợp với skill, nó sẽ giúp skill tăng sức sát thương, giảm mana yêu cầu, tăng tầm sát thương … Tất cả dành cho một tanker!
EmberMage :Chỉ cần nhìn sơ qua thôi, ta cũng biết rằng đây là class chuyên sử dụng phép thuật. 3 Skill tree là : Inferno, Frost, Storm. Đúng như tên gọi của nó, Inferno thiên về khả năng gây sức sát thương tập trung cho 1 đối tượng (nhưng về sau có khả năng xuyên phá). Frost thì lại thiên về khả năng vừa phòng thủ vừa tấn công. Vì các skill của Forst hầu hết đều có khả năng tấn công diện rộng nhiều đối tượng, lại vừa khiến kẻ địch đóng băng đứng yên, hoặc đi chậm. Còn Storm thiên về hiện ứng điện, nhưng có các skill có khả năng tấn công nhiều đối tượng một lúc với nhiều nguyên tố ngẫu nhiên như lửa, sét, băng … Cột Charge của class hoạt động khi đầy vạch trong một khoảng thời gian ngắn giúp tốc độ sử dụng phép thuật nhanh hơn, và giảm số mana mất đi mỗi lần dùng phép thuật.
- Naruto shippuden: ultimate ninja storm 2
- Thất bại lớn nhất của bạn là gì
- Cách làm phiếu khảo sát trong word
- Hướng dẫn sử dụng đồng hồ cuckoo