Đất trồng lúa là yếu tố quan trọng hàng đầu để canh tác đạt năng suất cao. Với đất ruộng trồng lúa giàu chất dinh dưỡng, màu mỡ, tơi xốp giúp bà con nông dân tiết kiệm phân bón cung cấp cho lúa. Bởi hầu hết nguồn dinh dưỡng tự nhiên có trong đất cung cấp cho lúa phát triển; bà con chỉ cần bổ sung thêm những nguyên tố lúa cần để tăng năng suất, gia tăng chất lượng nông sản. Tuy nhiên, với những vùng đất trồng lúa bạc màu, nghèo dinh dưỡng cần có phương pháp cải tạo đất trồng lúa phù hợp.
Các loại đất xấu, đất xám đất bạc màu thường gây ảnh hưởng đến sự phát triển lúa. Thế nên, để mang lại hiệu quả canh tác cần cải tạo đất trồng lúa; bằng các biện pháp thâm canh, luân canh phù hợp. Kết hợp kỹ thuật bón phân, làm đất và quản lý thủy lợi hợp lý để mùa vụ đạt bội thu.
Đặc tính đất bạc màu
Đất bạc màu có cấu trúc và kết cấu kém, nghèo chất dinh dưỡng, thiếu chất mùn hữu cơ; khả năng giữ nước và điều hòa nhiệt độ thấp. Hầu như các sinh vật trong khó sinh sống trong môi trường đất bạc màu. Những loại đất này mất đi tầng đất canh tác chứa dinh dưỡng hữu cơ tự nhiên; thường bị khô hạn, chai cứng hoặc ngập úng, hóa chua, hóa mặn,… Vì thế, trồng lúa trên những vùng này cho năng suất không cao.
Đất trồng lúa là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển tốt của lúa. Tuy nhiên, đất trồng bị bạc màu, bị thoái hóa khiến cây trồng phát triển kém; dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng nông sản. Ngoài ra, với loại đất này, nhà nông phải tiêu tốn nhiều chi phí cải tạo và chăm sóc.
Nguyên nhân đất trở nên bạc màu, nghèo dinh dưỡng
Đất trồng lúa bị bạc màu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đó, một số nguyên nhân cơ bản khiến đất trồng lúa trở nên bạc màu nghiêm trọng như:
Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Thuốc BVTV và phân hóa học là 2 loại vật tư nông nghiệp mà nông dân sử dụng thường xuyên để chăm sóc cho lúa. Tuy nhiên, trong thời gian lâu dài sử dụng, phần dư thừa hóa chất xâm nhập vào đất. Gây ức chế sự chuyển hóa hữu cơ cũng như gây hại đến các vi sinh vật, sinh vật có lợi cho đất. Làm đất trồng lúa trở nên cằn cỗi, chai sạn.
Trồng độc canh. Với những khu vực đất có tầng canh tác thấp, nguồn dinh dưỡng tự nhiên kém; việc trồng lúa độc canh có thể khiến đất thiết hụt dưỡng chất cung cấp cho cây. Cây lúa hút dinh dưỡng từ đất trong suốt mùa vụ, năm này qua năm khác làm đất mất đi nguồn dưỡng chất tự nhiên vốn có. Tình trạng đất trồng lúa bạc màu nghiêm trọng gây khó khăn cho việc cải tạo đất trồng sau này.
Nhiễm độc kim loại từ rác thải. Khu vực sử dụng đất trồng lúa gần khu sinh sống của con người; những loại rác thải sinh hoạt như nilon, chai nhựa, … trở nên khó “tiêu hóa” đối với đất trồng lúa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đất mà còn ngăn cản hoạt động của bộ rễ, thực hiện chức năng hấp thu dinh dưỡng từ đất.
Các biện pháp cải tạo đất bạc màu
Bà con nông dân cần thực hiện canh tác hữu cơ theo hướng bền vững để ngăn chặn tình trạng đất hóa bạc màu. Cùng như tiến hành cải tạo đất trồng và chăm sóc có quy trình để đất tơi xốp, khỏe mạnh.
Biện pháp làm đất
Đối với đất trồng lúa bạc màu, tình trạng đất thường bị khô và cứng. Nhà nông cần thực hiện kỹ thuật làm đất hợp lý. Biện pháp xới xáo cho đất trồng lúa bạc màu cần hạn chế thực hiện; bởi có thể làm nước trong đất bốc hơi, càng trở nên khô cứng hơn. Biện pháp xới xáo đạt hiệu quả cao khi kết hợp cùng làm cỏ, bón phân và tưới nước.
Để cải tạo đất trồng lúa bạc màu hữu hiệu, bà con nên thực hiện biện pháp cày sâu 25-30cm. Tiến hành phơi ải và đổ ải để đất được giải phóng các khí nén trong đất. Đồng thời, công đoạn phơi đất giúp đất dễ tới xốp khi bơm nước vào ngâm ruộng đến khi nước trong.
Đối với đất trồng lúa bạc màu do nhiễm phèn, nhiễm mặn thì bà con có thể tháo cạn nước trong rộng, bơm nước mới vào. Thực hiện lặp đi lặp lại để xả sạch phèn, mặn trong ruộng. Đến khi nước trong, tiến hành bón phân lót, bừa kỹ và xuống giống như bình thường.
Quản lý thuỷ lợi cho ruộng bạc màu
Nước tưới và kỹ thuật quản lý thủy lợi là vấn đề được ưu tiên hàng đầu với việc cải tạo đất trồng lúa bạc màu. Bà con cần chủ động tưới tiêu hợp lý để điều chỉnh độ ẩm trong đất. Đồng thời, kiểm tra nguồn nước tưới để tiến hành xử lý kịp thời nếu nước tưới chứa nhiều kim loại nặng.
Đất trồng lúa bạc màu thường bay hơi nước rất nhanh. Vì thế, bà con cần áp dụng biện pháp kỹ thuật tưới cho đất thích hợp; góp phần cải thiện độ phì nhiêu cho đất, tăng độ ẩm và giúp đất tơi xốp.Nhờ đó, lúa được tạo điều kiện phát triển tốt, tăng khả năng hút dinh dưỡng hiệu quả.
Nông dân cần xây dựng hệ thống đường nước cho ruộng cũng như hệ thống kênh đào giữ nước ngọt. Biện pháp này giúp nhà nông chủ động, tối ưu lượng nước tưới cho ruộng; hạn chế tình trạng ruộng khô nước, hạn khô thiếu nước. Đất trồng lúa bạc màu được cung cấp nước đầy đủ, giúp đất trồng được cải tạo tốt.
Bổ sung dinh dưỡng đa lượng cho đất trồng lúa
Đất trồng lúa bị bạc màu chứa nguồn dinh dưỡng tự nhiên không đủ để cung cấp cho lúa phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, nhà nông cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân cho lúa. Tuy nhiên, việc cải tạo đất trồng là quá trình lâu dài; khuyến cáo bà con không nên sử dụng phân bón hóa học có thể làm tình trạng bạc màu càng trở nên nghiêm trọng. Thay vào đó, bà con cần bón cho lúa các loại phân dạng hữu cơ. Vừa giúp cải tạo đất trồng lúa hiệu quả, vừa cung cấp dinh dưỡng đa lượng dễ chuyển hóa để lúa dễ hấp thu.
Kỹ thuật bón phân áp dụng nguyên tắc “4 Đúng” cùng bảng so màu lá lúa; để xác định thời điểm bón phân, liều lượng hợp lý. Tổng lượng phân bón cho đất trồng lúa bị bạc màu như sau: 500kg-1 tấn Vôi + 20 tấn phân hữu cơ + 80-100kg N + 70kg P2O5+ 70kg K2O. Bà con cần phân bổ lượng phân bón cho nhiều thời điểm bón khác nhau. Các thời điểm bón phân cơ bản đối với đất trồng lúa bị bạc màu gồm:
▶ Bón lót: sử dụng 100% phân hữu cơ kết hợp 100% lượng Lân, 1/4 Đạm và 1/3 Kali
▶ Thúc đẻ: sử dụng 2/4 lượng phân Đạm
▶ Thúc đòng: sử dụng 1/4 lượng Đạm kết hợp 2/3 lượng Kali
▶ Trổ bông: So theo bảng so màu lá lúa (LCC) để bón bổ sung Đạm và Kali nếu cần thiết.
Nông dân có thể tham khảo phân bón hữu cơ sinh học có nguồn nguyên liệu tự nhiên. Giúp đất tơi xốp, cải thiện độ màu mỡ cho đất trồng lúa bị bạc màu.
Phân bón hữu cơ sinh học – nông nghiệp xanh, bền vững
Đa dạng hóa cây trồng
Ở những khu vực đất trồng lúa bị bạc màu, bà con thường sử dụng phương pháp luân canh, xen canh cây trồng. Những loại cây họ đậu được lựa chọn trồng luân canh mùa vụ đối với lúa. Bởi những loại cây trồng như đậu phộng, đậu tương có khả năng cố định đạm. Nhờ sự cộng sinh của rễ cây và vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm hiệu quả.
Ngoài ra, cây họ đậu còn giúp đất trồng lúa bị bạc màu cải thiện:
▷ Che phủ đất tốt nhờ gia tăng lượng sinh khối trong đất;
▷ Giảm thiểu xói mòn đất, hạn chế rửa trôi phân bón và chất hữu cơ tự nhiên;
▷ Giảm phát thải nhà kính trong quá trình canh tác lúa;
▷ Cải thiện cấu trúc tầng canh tác của đất trồng lúa, tăng độ màu mỡ cho đất;
▷ Giảm nhu cầu phân bón cho đất, tiết kiệm chi phí sản xuất.
2 Công thức trồng luân canh hiệu quả để cải tạo đất trồng bị bạc màu:
▶ Luân canh 2 vụ: gồm 1 vụ lúa và 1 vụ rau màu như ngô khoai, lạc, đậu đỗ xen với rau.
▶ Luân canh 3 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu hè thu và 1 vụ rau đông xuân.
Cày xới sau mỗi vụ canh tác
Thực hiện cày xới đất trồng kỹ sau khi thu hoạch vụ canh tác trước, giúp đất được thông thoáng. Công đoạn này thường bị nhà nông lược bỏ, mà tiến hành chuẩn bị cho sản xuất vụ mới. Điều này làm đất không được nghỉ đủ thời gian, dễ dàng dẫn đến tình trạng đất bạc màu, cằn cỗi.
Tiến hành thu gom rác thực vật tàn dư trong đất để xử lý đúng kỹ thuật. Giúp nhà nông chủ động lượng dinh dưỡng cho đất thay vì phân xanh hoai mục thời gian dài trên ruộng. Với mùa vụ trước trồng luân canh cây họ đậu, phần gốc rễ nên được giữ lại trong đất kết hợp cày xới. Giúp bổ sung cho đất nguồn dinh dưỡng từ vi sinh vật có lợi.
Bổ sung các vi sinh vật có lợi
Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải các chất hữu cơ trong đất; chuyển hóa các chất thô thành nguồn dinh dưỡng cho lúa dễ hấp thu. Ngoài ra, vi sinh vật còn có khả năng cố định nitơ, cạnh tranh, đối kháng nấm bệnh để bảo vệ cây lúa hiệu quả.
Do đó, để tái tạo lại đất trồng lúa đã bạc màu, bà con cần hạn chế lạm dụng thuốc BVTV hoặc chỉ dùng khi cần thiết. Bởi hóa chất dư thừa có thể tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong đất. Và việc làm dụng phân hóa học cũng như thuốc BVTV không làm cải thiện tình trạng bạc màu đất mà còn tác động nghiêm trọng hơn.
Bà con có thể bổ sung vi sinh vật có lợi bằng cách bón phân vi sinh cho lúa. Chưa các chủng vi sinh hữu ích như Chaetomium, Rhodopseudomonas, Trichoderma, Actinomycetes, Bacillus, Saccharomyces cerevisiae, … Các chủng vi sinh này giúp tiêu diệt các tác nhân gây thối rễ; các loại nấm gây bệnh trên lúa. Đồng thời, giúp phân hủy hữu cơ, tăng độ phì nhiêu cho đất trồng lúa. Hơn thế, còn hỗ trợ kích thích bộ rễ phát triển, nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng có trong đất trồng.
>>Xem thêm các sản phẩm phân bón cho đất:
- Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1- Chuyên dùng để cải tạo đất
- Phân bón hữu cơ vi sinh BIOCARE 2 DTOGNFIT 2
Công ty Cổ phần Đại Thành – Nhà phân phối Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit
Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit , Giống lúa lai năng suất cao, Máy bay nông nghiệp Globalcheck , Máy bay viễn thám không người lái XG, Robot điều khiển từ xa RG, Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã cung cấp công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.
Trên đây là bài viết về cách cải tạo đất trồng lúa bị bạc màu, giúp đất trồng tơi xốp, phì nhiêu. Hy vọng bà con nông dân đã có được những thông tin thật sự bổ ích. Quý khách có nhu cầu mua các sản phẩm của Công ty Đại Thành có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.
Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn
Hotline: 0981 85 85 99