Là một cư dân mạng, chắc hẳn có không ít lần bạn bắt gặp hiện tượng spam diễn ra nhan nhản hằng ngày trên môi trường công nghệ số. Vậy spam nghĩa là gì? Các tin nhắn, email spam ra để làm gì? Không để bạn chờ lâu, chúng ta hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu ngay cho “nóng” nhé!
Contents
- 1 Spam nghĩa là gì?
- 2 Spam email, facebook, tik tok, tin nhắn là gì?
- 3 Mục đích của spam email, tin nhắn, facebook
- 4 Nguồn gốc của Spam đến từ đâu?
- 5 Ưu, nhược điểm của spam bạn nên biết
- 6 Cách bỏ spam tin nhắn trên messenger
- 7 Cách chặn spam tin nhắn trên email
- 8 Kết luận
Spam nghĩa là gì?
Spam thực chất là một từ viết tắt của Stupid Pointless Annoying Messages. Tạm dịch cụm từ này sang tiếng Việt là: Những tin nhắn gây nên phiền toái, khó chịu. Spam nghĩa là những tin nhắn mà người nhận không mong muốn nhận được vì nó vốn chẳng có ý nghĩa gì với họ.
Spam thường chỉ những hành động gửi hàng loạt bức thư có nội dung giống nhau đến nhiều người mặc dù chưa hề có sự đồng ý của người nhận. Phần lớn những nội dung này đều mang tính chất PR hoặc quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ.
Hiện nay, spam có thể nói là đã xuất hiện trên mọi mặt trận, mọi ngóc ngách trên mạng xã hội.
Sau khi tìm hiểu “Spam nghĩa là gì?” thì tiếp theo, chúng ta hãy cùng khám phá từng loại spam và lý do tại sao spam lại được sử dụng nhiều đến thế.
Spam email, facebook, tik tok, tin nhắn là gì?
Như đã nói ở trên, spam rất phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên môi trường internet: Từ email, tin nhắn cho đến mạng xã hội như facebook, tiktok,…
Spam email hay tin nhắn spam là gì?
Spam email hay spam tin nhắn là việc một người nào đó thực hiện gửi thư điện tử có nội dung y hệt nhau tới nhiều người, trong cùng một lúc.
Nội dung của những bức thư spam qua email có thể là: Quảng cáo sản phẩm, bán khóa học, thông tin rao vặt, thông tin bất động sản,… Đây đều là những thứ mà người nhận không quan tâm, không có hứng thú đến.
Spam Facebook là sao?
Spam Facebook là hình thức spam diễn ra ở quy mô rộng hơn: Đăng bài, comment, tin nhắn. Ví dụ như: Spam đăng bài – tức đăng quá nhiều bài có nội dung giống nhau trong cùng một lúc, gửi tới nhiều fanpage hay các nhóm.
Spam – Comment: Để lại số lượng lớn bình luận ở nhiều bài viết nhưng nội dung không mang nhiều ý nghĩa hay giúp ích gì cho người đọc. Thậm chí, có nhiều nội dung còn mang thông tin độc hại, xấu xa và còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus khi bạn nhấp phải.
Spam bài viết: Đây là cách mà người dùng liên tục copy và paste những bài viết có nội dung y hệt nhau vào trong nhóm hay group nào đó. Thông thường dạng spam này thường dùng để quảng cáo, bán hàng hay đăng tin rao vặt: Tin tuyển dụng, tin mua bán, video livestream,… Quản trị viên của các nhóm sẽ là người kiểm duyệt và ngăn chặn thông tin này.
Spam tin nhắn trên facebook diễn ra trên Messenger: Có người gửi quá nhiều tin nhắn cho mọi người trong cùng một thời điểm. Họ chỉ sử dụng thao tác copy – paste liên tục để thực hiện.
Tìm hiểu về spam meme
Spam meme là việc người dùng hay đi comment dạo tại các bài viết những hình chế meme hài hước. Nội dung spam này ít gây hại hơn tới người dùng và thường đem lại tiếng cười vui vẻ.
Spam trên Tiktok là gì?
Tiktok là mạng xã hội video nên nó sẽ có đôi nét khác so với facebook. Spam trên tiktok là việc đăng tải quá nhiều video quảng cáo hay có quá nhiều comment quảng cáo trong các buổi live stream quay trực tiếp. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều hashtag cũng được coi là một dạng spam trên tiktok.
Mục đích của spam email, tin nhắn, facebook
Có thể thấy dễ dàng rằng: Mục đích của spam email, tin nhắn và facebook là để quảng cáo hoặc tăng tương tác với người dùng. Mục đích này giống với loại hình sms marketing và email marketing. Nhưng khác nhau về nội dung và cách thức thực hiện.
Thứ nhất, spam là một công cụ miễn phí nên người dùng đã tận dụng điểm này để thực hiện quảng cáo không mất phí. Ví dụ như: Nếu gửi mail liên tiếp cho nhiều người thì ít cũng sẽ có vài người tiếp cận được với thông tin bạn gửi.
Nhờ đó, bạn chẳng tốn một đồng quảng cáo nào cả nhưng vẫn có khả năng tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Mặc dù hiệu quả của nó chẳng thể so được với quảng cáo trả phí nhưng như vậy vẫn có lợi ích rất lớn.
Thứ hai, nguyên nhân khiến spam được sử dụng nhiều đó là: Giúp tăng khả năng tương tác cho bài viết. Cụ thể mạng xã hội Facebook sẽ ưu tiên hiện những bài viết có tương tác tốt, lượt tiếp cận cao lên trên newfeed. Do đó, để bài viết được nổi bật hơn thì nhiều người đã sử dụng cách: Spam trên chính bài post của mình.
Thứ ba, lý do spam xuất hiện đó là để phát tán virus, mã độc tới máy tính hay thiết bị của người dùng. Đây là một mục tiêu rất xấu xa. Các link lạ hay mã độc có thể ẩn sâu dưới thông tin spam mà nhiều người không hề hay biết. Chỉ cần một thao tác click thôi là bạn đã “rước” hàng tá virus độc hại về dế cưng hay laptop rồi.
Đám virus này sẽ ăn cắp dữ liệu, thông tin của bạn để gửi về cho chủ – người điều khiển chúng. Không những vậy, chúng còn làm hỏng phần mềm hay các tệp, tài liệu quan trọng của bạn nữa. Vì vậy, để tránh gặp phải rủi ro, bạn đừng nên nhấp vào một thông tin spam nào có chứa đường link liên kết.
Nguồn gốc của Spam đến từ đâu?
Spam lần đầu được ghi nhận là vào năm 1978, khi một người đàn ông bắt đầu gửi quảng cáo sản phẩm của mình tới nhiều người khác nhau. Người này đã gửi cùng lúc cho 393 người nhận khác nhau thay vì thực hiện gửi thư cho từng người một.
Như vậy, có thể hiểu rằng spam là thư rác. Nó được gửi một cách “vô tội vạ” đến người nhận mà chẳng cần biết người nhận có đọc, phản hồi hay có nhu cầu nhận thư hay không. Điều này khiến cho một số người cảm thấy vô cùng khó chịu và tức tối.
Ưu, nhược điểm của spam bạn nên biết
Spam quảng cáo là một loại hình vừa có ưu điểm, vừa có khuyết điểm. Do đó, ngoài tìm hiểu “Spam nghĩa là gì?” thì chúng ta cũng nên xét qua về các đặc điểm của nó như sau:
Ưu điểm của spam bao gồm những gì?
Spam có hai ưu điểm chính là: Giúp truyền tải thông tin tới nhiều người. Từ đó, sản phẩm hay thương hiệu được biết đến rộng rãi hơn.
* Giúp truyền tải thông tin tới một lượng lớn người đọc
Spam vẫn tồn tại một số ưu điểm vượt trội, vì thế hiện nay mới có nhiều người sử dụng công cụ này tới vậy. Spam giúp truyền tải thông tin một cách nhanh chóng tới nhiều người. Bởi cách gửi hàng loạt sẽ giúp người thực hiện tiết kiệm thời gian thay vì phải gửi thủ công cho từng đối tượng nhận một.
* Giúp sản phẩm, thương hiệu được biết đến nhiều hơn
Tiếp theo, spam sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn được biết đến nhiều hơn. Thực chất, spam khá giống với quảng cáo. Tuy nhiên sự khác biệt đó là spam không thể tiếp cận số lượng người lớn như quảng cáo.
Nhược điểm cơ bản của spam
Bên cạnh ưu điểm thì hình thức spam tồn tại nhiều nhược điểm lớn như sau:
* Dễ bị phạt, vô hiệu hóa tài khoản nếu liên tục vi phạm
Nếu bạn thực hiện hành động spam quá nhiều thì sẽ bị các ông lớn như Google, facebook, tiktok,… phạt bằng cách không cho tiếp tục đăng bài hay gửi nội dung. Thậm chí, bạn có thể bị liệt vào danh sách đen hoặc vô hiệu hóa tài khoản trên facebook nếu cứ tiếp tục vi phạm.
Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là bạn nên sử dụng dịch vụ quảng cáo của các ông lớn này thay vì cứ phải thấp thỏm lo âu khi spam.
* Spam bị người dùng ngó lơ, không quan tâm
Nhược điểm tiếp theo của spam đó là: Hầu hết các nội dung spam bị người dùng mặc định là không có ích, đồng thời họ cũng có ấn tượng xấu về hành động này, do đó các thông tin spam thường bị bỏ qua.
Thực sự, người xem ngày càng thông thái và có kiến thức hơn, ngay cả đến quảng cáo cũng tỏ ra kém hiệu quả trong những năm gần đây thì spam sẽ càng là loại hình mang tới giá trị thấp.
* Spam gây ấn tượng xấu tới sản phẩm, thương hiệu
Quả thực, nếu bạn đang có ý định quảng bá sản phẩm miễn phí thì spam là “tối hạ sách”. Bởi hiện nay, người dùng có cái nhìn không tốt về spam. Họ coi spam là những thông tin làm phiền, độc hại, tiêu cực nên cũng sẽ mất thiện cảm đối với sản phẩm hay thương hiệu nào sử dụng spam để quảng cáo.
Cách bỏ spam tin nhắn trên messenger
Khi bạn phát hiện một người nào đó liên tục gửi cho bạn những thông tin vô bổ, quảng cáo hay làm phiền trên ứng dụng messenger thì có thể sử dụng cách sau để loại bỏ:
B1: Nhập vào cuộc hội thoại mà bạn muốn báo cáo là spam
B2: Chọn biểu tượng cài đặt (Hình răng cưa) ở góc phải màn hình
B3: Chọn mục “Báo cáo spam hoặc lạm dụng”
B4: Tích vào lý do mà bạn muốn chặn spam từ người đó. Sau đó hãy nhấn “Tiếp tục”.
B5: Nhấn chặn + Tên người dùng. Như vậy là bạn đã thực hiện xong thao tác bỏ spam tin nhắn trên messenger. Sau này, người dùng đó sẽ không thể nhắn tin làm phiền bạn được nữa.
Cách chặn spam tin nhắn trên email
Trên email, bạn cũng rất dễ là “nạn nhân” của các tin nhắn spam hàng loạt. Thông thường, ứng dụng Gmail của Google sẽ có tính năng tự động nhận diện thư spam và chuyển vào mục “Thư rác”. Bạn sẽ khó có thể thấy những bức thư này xuất hiện, trừ khi vào thư rác để “thăm hỏi” chúng.
Tuy nhiên, cũng có vài bức thư bị Gmail bỏ sót và nó vẫn thường xuyên khiến cho bạn khó chịu hay phải mất hàng giờ liền để xóa đi những nội dung không cần thiết. Lúc này, hãy áp dụng cách dưới đây để ngăn chặn spam email hiệu quả:
B1: Xác định danh tính người gửi spam tin nhắn cho bạn bao gồm: Tên, địa chỉ email của họ.
B2: Sau đó, nhấn vào biểu tượng có dấu ba chấm ở góc phải, cùng hàng với dòng tên người gửi, chọn dòng: “Lọc thư giống thư này”.
B3: Một bảng thiết lập xuất hiện. Ở bảng này, bạn chỉ cần điền đúng dòng đầu tiên, tức địa chỉ email của người spam email. Sau đó click vào tạo bộ lọc.
B4: Nhấn dấu tích vào 2 mục là:
- Xóa cuộc trò chuyện
- Áp dụng với các bộ lọc phù hợp
- Sau đó chọn “Tạo bộ lọc”.
B5: Như vậy là bạn đã hoàn thành việc chặn spam email. Lúc này những thư người gửi kia spam sẽ nằm ở trong thùng rác và sẽ tự động bị xóa vĩnh viễn sau 30 ngày. Bạn cũng không còn phải chạm mặt các bức thư này trong hộp thư đến nữa.
>>> Bài viết tham khảo: 7749 là gì? bạn đã hiểu đủ ý nghĩa xung quanh số “7749” hay chưa?
Kết luận
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi : “Spam nghĩa là gì?”, mục đích của tin nhắn, email spam và các cách ngăn chặn spam tin nhắn mà thegioimay.org đã gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ biết cách xử lý các tin nhắn spam này để chúng không còn làm phiền hay khiến bạn khó chịu nữa. Hãy nhớ theo dõi website thegioimay.org để cập nhật thêm các mẹo hữu ích khác nhé!