Quy trình thủ tục hải quan điện tử như thế nào? Làm thủ tục hải quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá là quy trình băt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện để thông quan lô hàng của mình. Tuy nhiên, để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian làm việc, chính sách làm thủ tục hải quan điện tử đã ra đời nhằm thay thế cho cách thức truyền thống như trước đây. Vì mới được triển khai trong vài năm trở lại đây nên không ít doanh nghiệp bỡ ngỡ với quy trình này.
Vậy chi tiết cụ thể như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời ngay sau đây!
I. Hải quan điện tử là gì?
Hải quan điện tử là hình thức khai báo hải quan bằng cách sử dụng phần mềm được cài trên máy tính. Doanh nghiệp sẽ điền các thông tin cần thiết trong mẫu tờ khai hải quan và dữ liệu tờ khai này sẽ được truyền qua mạng internet tới cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ có trách nhiệm xem xét và phê duyệt việc thông quan lô hàng.
Sự ra đời của hải quan điện tử chính là sự thay thế đối với hình thức khai hải quan truyền thống, khi mà người đại diện cho doanh nghiệp phải viết tay và điền thông tin vào tờ khai mẫu in sẵn.
Tuy nhiên, quý doanh nghiệp cần phân biệt rõ khai hải quan điện tử khác với khai hải quan từ xa. Khai hải quan từ xa là hình thức khai trên giấy. Dữ liệu sau khi khai báo sẽ được truyền đến cơ quan hải quan. Sau khi được hệ thống cấp số tiếp nhận, người đại diện doanh nghiệp phải mang tờ khai đó đến trực tiếp chi cục hải quan để làm việc.
Còn khai hải quan điện tử là hình thức sử dụng phần mềm để hoàn tất mọi quy trình từ việc đăng ký tiếp nhận cho đến khi lô hàng được thông quan.
==> Xem thêm:【hướng dẫn】 – lấy và in mã vạch tờ khai quan xuất nhập khẩu
II. Lợi ích và hạn chế của khai báo hải quan điện tử
Khai báo hải quan điện tử sẽ mang đến những lợi ích sau:
- Rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan. Từ việc truyền số liệu, tiếp nhận thông tin và phân luồng tờ khai, tất cả các bước đều diễn ra tự động. Chỉ sau khoảng 1 phút, tờ khai sẽ được xử lí và phân luồng.
- Mang đến sự tiện lợi cho doanh nghiệp. Giờ đây, doanh nghiệp sẽ không cần đến tận nơi cơ quan hải quan để làm việc nữa. Chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet, bạn có thể ngồi bất cứ đâu để hoàn thành tờ khai của mình. Hệ thống phục vụ khách hàng 24/7.
- Tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian làm việc cho cả hải quan và doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu.
Tuy nhiên, song song với những lợi ích thiết thực này, việc khai báo hải quan điện tử cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định. Cụ thể đó là:
- Lỗi phần mềm thường xảy ra trong một vài trường hợp.
- Lỗi về phần cứng ảnh hưởng đến quá trình khai báo.
- Bất lợi cho nhà nước trong việc kiểm soát thuế. Đã có không ít trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng hải quan điện tử để trốn nghĩa vụ đóng thuế.
- Nếu doanh nghiệp khai sai, rất khó để chỉnh sửa giữa chừng mà phải chờ đến phút cuối, khá tốn thời gian nếu có sai sót xảy ra.
III. Phần mềm khai báo hải quan điện tử
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang có 2 đơn vị chinh thức cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử. Đó chính là phần mềm ECUS và FPT. Trước khi tiến hành khai báo hải quan, doanh nghiệp nên dành thời gian để tìm hiểu và so sánh 2 phần mềm này. Nếu cảm thấy phần mềm nào tốt hơn, tiện lợi hơn, dễ dàng sử dụng hơn thì lựa chọn phần mềm đó.
IV. Quy trình khai báo hải quan điện tử
Quy tình khai báo hải quan điện tử gồm các bước sau:
- Bước 1: Khai thông tin xuất khẩu (EDA). Người khai sẽ phải khai các thông tin xuất khẩu cần thiết bằng nghiệp vụ EDA trước khi tiến hành đăng ký tờ khai xuất khẩu. Sau khi hệ thống đã nhận và cấp số thì thông tin bản khai xuất khẩu EDA sẽ được lưu trữ trên hệ thống VNACCS.
- Bước 2: Đăng ký tờ khai xuất khẩu. Sau khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai EDC, người khai sẽ cần kiểm tra lại những thông tin mình đã khai báo. Nếu đã chính xác và chắc chắn đúng thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai. Nếu có sai sót thì phải sửa đổi bằng cách sử dụng EDB.
- Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai.
- Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan lô hàng. Hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai thành các luồng xanh, vàng đỏ. Tuỳ theo từng trường hợp, người khai sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách thực thực hiện kiểm tra và xử lí sau đó.
- Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiêt về cách thức thực hiện quy trình khai hải quan điện tử. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ thủ tục khai báo hải quan, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!