Nếu muốn có Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì bạn phải đến nơi đăng kí có thẩm quyền, để lấy tờ khai có sẵn ngoài đó và ghi thông tin vào. Sau đó nộp chung với hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa biết cách ghi Phiếu lý lịch tư pháp số 1 điều này gây nên những rắc rồi trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ. Vậy phải làm như thế nào mới đúng chuẩn?
Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) năm 2009, Phiếu LLTP số 1 được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp trong hai trường hợp sau: cho cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam) và cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Nội dung của Phiếu LLTP số 1 chỉ ghi những án tích chưa được xóa. Đối với người đã được xóa án tích thì nội dung Phiếu LLTP số 1 sẽ ghi là “không có án tích”.
Cách ghi PLLTP chuẩn nhất
Bạn mang hồ sơ Phiếu lý lịch tư pháp đến các cơ quan có thẩm quyền để nhận tờ khai và điền đầy đủ thông tin vào đó. Trên Phiếu LLTP số 1 có 13 mục bạn cần điền vào như sau:
STT
TÊN MỤC
HƯỚNG DẪN CÁCH CÁCH GHI
1
Họ và tên
Điền tên của người khai
2
Giới tính
Điền giới tính của người khai đơn
3
Ngày, tháng, năm sinh
Điền ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh
4
Nơi sinh
Điền nơi sinh của người khai đơn
5
Quốc tịch
Điền Quốc tịch của người khai đơn ở thời điểm hiện tại
6
Nơi thường trú
Điền nơi thường trú, ghi theo địa chỉ thường trú trên giấy chứng minh nhân dân
7
Nơi tạm trú
Điền nơi tạm trú. Địa chỉ tạm trú là địa chỉ nơi đang sinh sống hiện tại. Đó là: địa chỉ nhà, địa chỉ nhà trọ,…
8
- Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu Số:…….
- Cấp ngày:…tháng…năm 2018. Tại:…………..
- Ghi theo số được cập nhật trên Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu. Ghi xong nhớ dò lại một lần nữa để chắc chắn không sai lệch.
- Phía sau Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu luôn cập nhật ngày/tháng/năm và nơi cấp. Ghi thông tin giống như vậy.
9
Họ và tên cha
Điền đầy đủ tên cha người khai
10
Họ và tên mẹ
Điền tên mẹ của người khai đơn
11
Họ và tên vợ/chồng
Điền tên vợ/chồng (nếu đã kết hôn)
12
Tình trạng án tích
- Trường hợp ghi “không có án tích” nếu người khai đơn không bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng được xóa án tích. Đối với người được đại xá thì ghi “Không có án tích”; Trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”. Các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
- Trường hợp ghi “có án tích” nếu người khai đơn bị toàn án kết án mà chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “Có án tích” và ghi rõ nội dung bản án vào các ô, cột trong Phiếu lý lịch tư pháp.
13
Cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã
Trường hợp không bị cấm thì ghi: Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp bị cấm ghi như sau:
- Số quyết định, ngày tháng năm: ghi rõ số quyết và ngày tháng theo Quyết định của Toàn án
- Tòa án ra quyết định: ghi tên tòa án nơi ra quyết định bản án
- Chức vụ bị cấm đảm nhiệm: liệt kê đầy đủ chức vụ bị cấm
- Thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: cập nhật đầy đủ thời gian cụ thể: ngày, tháng, năm không đc tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trên đây là hướng dẫn cách ghi Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chuẩn nhất , hãy áp dụng và kê khai thông tin cá nhân của mình một cách chính xác, để quá trình xét duyệt hồ sơ giấy tờ diễn ra nhanh chóng. Điều này sẽ giúp ích cho công việc của bạn vì thế hãy lưu ý để thực hiện cho đúng.