Huyết áp là một trong năm chỉ số sinh tồn của cơ thể con người. Thông qua huyết áp, có thể đánh giá tình trạng sức khỏe con người. Hiểu biết về 2 thành phần của chỉ số huyết áp tâm thu tâm trương sẽ giúp bạn biết nên làm gì để duy trì mức huyết áp tốt.
Contents
- 1 Tìm hiểu huyết áp tâm thu tâm trương
- 1.1 Huyết áp là gì?
- 1.2 BẠN QUAN TÂM
- 1.3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.5 Đơn vị đo huyết áp
- 1.6 Huyết áp tâm thu là gì?
- 1.7 Huyết áp tâm trương là gì?
- 1.8 Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
- 1.9 Lưu ý khi theo dõi huyết áp
- 1.10 Cần làm gì để duy trì huyết áp ổn định?
Tìm hiểu huyết áp tâm thu tâm trương
Huyết áp là gì?
Huyết áp được định nghĩa là áp lực của dòng máu lên lòng mạch trong quá trình đi nuôi dưỡng các mô cơ quan trong cơ thể. Hệ tuần hoàn bao gồm tim và các mạch máu. Tim có khả năng sinh công, tạo động năng cho máu đi khắp cơ thể. Còn các mạch máu có tính đàn hồi chứa đựng và dẫn máu tới các cơ quan.
Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường coa hơn ban đêm, có xu hướng hạ thấp nhất từ 1 – 3 giờ sáng và tăng cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Đặc biệt, khi vận động gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc trải qua các xúc động mạnh đều có thể khiến huyết áp tăng lên.
Đơn vị đo huyết áp
Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg), được xác định bằng 2 chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số.
Đơn vị mmHg ngoài được đo cho huyết áp, còn được dùng trong đo nhãn áp, đo áp lực khoang, áp lực khoang màng phổi, đo thông khí…
Huyết áp tâm thu là gì?
Huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa, mức huyết áp cao nhất trong mạch máu. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co. BIểu thị là chỉ số lớn hơn hay chỉ số ở trên trong kết quả đo huyết áp. Chỉ số này thường thay đổi theo độ tuổi. Dao động từ 90 – 140 mmHg.
Huyết áp tâm trương là gì?
Huyết áp tâm trương còn gọi là huyết áp tối thiểu, mức huyết áp thấp nhất trong lòng mạch xảy ra giữa các lần tim co bóp. Chỉ số này là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Dao động từ 50 – 90 mmHg.
Sự chênh lệch huyết áp tâm thu tâm trường giữ một hiệu số nhất định để tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chênh lệch không được bằng hay dưới 20 mmHg. Nếu dưới 20 mmHg, rất có thể đây là trường hợp huyết áp kẹp, cần xử lý cấp cứu kịp thời.
Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Hay nói cách khác, tỉ lệ huyết áp tâm thu tâm trương nhỏ hơn 120/80 mmHg là tối ưu.
Huyết áp bình thường được xác định khi chỉ số nhỏ hơn 130/85 mmHg.
Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên được xác định là tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, nồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… Các bệnh tim mạch liên quan đến tăng huyết áp là nguyên nhân tử vong số 1 tại Việt Nam.
Lưu ý khi theo dõi huyết áp
Trong bệnh viện thường sử dụng huyết áp kế hoạt động theo nguyên tắc cơ học để đo huyết áp. Tại nhà, bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp điện tử. Loại nhiệt kế này dễ sử dụng, đơn giản, các chỉ số hiện rõ trên màn hình giúp bạn dễ dàng theo dõi hơn.
Tuy nhiên, bạn cần hiểu huyết áp của chúng ta không phỉa luôn ổn định hay giữ cùng một chỉ số. Nó thường thay đổi theo hoạt động, cảm súc hoặc tình trạng sức khỏe tại một thời điểm. Chỉ cần hoạt động nhỏ như đổi tư thế, uống cà phê, hút thuốc là, xúc động… cùng làm huyết áp tăng lên.
Do đó, để có được kết quả đo huyết áp chính xác để kết luận huyết áp có bất thường hay không, phải căn cứ vào chỉ số huyết áp trong nhiều ngày, cùng một thời điểm trong ngày.
Đo huyết áp khi ngồi nghỉ ít nhất 15 phút, không lo lắng, căng thẳng, không dùng các chất kích thích.
Bạn cũng nên ghi nhật kí chỉ số huyết áp tâm thu tâm trương mà mình đo được, để khi đến thăm khám tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ giúp bạn lập kế hoạch điều trị lâu dài và phòng ngừa hậu quả đáng tiếc.
Cần làm gì để duy trì huyết áp ổn định?
- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức mình để tăng sức khỏe, sức đề kháng.
- Chế độ ăn nhiều rau xanh, vitamin, chất xơ.
- Sử dụng hoa quả thường xuyên và hợp lý.
- Tránh sử dụng các chất kích thích.
- Chế độ sinh hoạt điều độ, không là việc quá nặng.
- Lối sống lành mạnh.
Trên đây là thông tin cơ bản về huyết áp tâm thu tâm trương. Hy vọng bạn đã có thêm sự hiểu biết để chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình.