Với giải vở thực hành Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải VTH Địa lí lớp 7 Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á
Giải VTH Địa lí 7 trang 23 Hoạt động hình thành kiến thức mới
Câu 1 trang 23 vở thực hành Địa lí 7: Hoàn thành bảng sau:
CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á
Khu vực
Các quốc gia và vùng lãnh thổ
Bắc Á
Trung Á
Tây Á
Nam Á
Đông Á
Đông Nam Á
Lời giải:
Khu vực
Các quốc gia và vùng lãnh thổ
Bắc Á
Các vùng Tây Xi-bia, Trung Xi-bia và Đông Xi-bia của Liên Bang Nga
Trung Á
Kazakhstan; Tajikistan; Uzbekistan; Kyrgyzstan; Turkmenistan
Tây Á
Ả Rập Saudi; Armenia; Azerbaijan; Bahrain; Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất; Georgi; Iraq; Israel; Jordan; Kuwait; Lebanon; Oman; Palestine; Qatar; Síp; Syria; Thổ Nhĩ Kỳ; Yemen
Nam Á
Afghanistan; Ấn Độ; Bangladesh; Bhutan; Iran; Maldives; Pakistan; Nepal; Sri Lanka
Đông Á
Đài Loan; Mông Cổ; Hàn Quốc; Nhật Bản; Triều Tiên; Trung Quốc
Đông Nam Á
Việt Nam; Mianma; Thái Lan; Lào; Campuchia; Xingapo; Malaixia; Inđônêxia; Brunây; Philíppin; Đông Timo
Câu 2 trang 24 vở thực hành Địa lí 7: Điền chữ Đ vào ô trống trước câu đúng, chữ S vào ô trống trước câu sai.
□ a) Hiện nay, châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
□ b) Châu Á được phân thành năm khu vực.
□ c) Các quốc gia Ấn Độ, Nê-pan, Man-đi-vơ, I-ran thuộc khu vực Tây Á.
□ d) Phần nhiều các nước châu Á là các nước đang phát triển.
Lời giải:
[ Đ ] a) Hiện nay, châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
[ S ] b) Châu Á được phân thành năm khu vực.
[ S ] c) Các quốc gia Ấn Độ, Nê-pan, Man-đi-vơ, I-ran thuộc khu vực Tây Á.
[ Đ ] d) Phần nhiều các nước châu Á là các nước đang phát triển.
Câu 3 trang 24 vở thực hành Địa lí 7: Hoàn thành bảng sau:
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CÁC KHU VỰC Ở CHÂU Á
Khu vực
Phạm vi
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Thảm thực vật
Khoáng sản
Bắc Á
Trung Á
Tây Á
Nam Á
Đông Á
Đông Nam Á
Lời giải:
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CÁC KHU VỰC Ở CHÂU Á
Khu vực
Phạm vi
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Thảm thực vật
Khoáng sản
Bắc Á
Gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga
Đồng bằng, cao nguyên, núi
Lạnh giá khắc nghiệt.
Mạng lưới khá dày, nhiều sông lớn.
Chủ yếu là rừng lá kim
Dầu mỏ, than đá, vàng…
Trung Á
Kéo dài từ khoảng vĩ độ 35°B – 55°B
thấp dần từ đông sang tây
Ôn đới lục địa
2 sông lớn là: Xưa Đarina và Amu Đaria
Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc
Dầu mỏ, than đá, sắt và nhiều kim loại màu.
Tây Á
Bao gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà
Chủ yếu là núi và sơn nguyên
Khô hạn, và nóng, lượng mưa thấp,
Kém phát triển, có 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrat.
Cảnh quan phần lớn là bán hoang mạc và hoang mạc.
Chiếm 1/2 trữ lượng dầu mỏ thế giới.
Nam Á
Gồm các quốc gia nằm trên bán đảo Ấn Độ và ĐB. Ấn Hằng
Gồm: núi, đồng bằng, sơn nguyên…
Nhiệt đới gió mùa
Có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,…
Rừng nhiệt đới gió mùa và xa-van.
Than, sắt, đồng, dầu mỏ,…
Đông Á
Kéo dài từ chí tuyến Bắc đến 55°B
Gồm phần đất liền và hải đảo
Khí hậu gió mùa
Cảnh quan: thảo nguyên, bán hoang mạc, hoang mạc.
Nhiều hệ thống sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,…
Than, sắt, thiếc, đồng,…
Đông Nam Á
Gồm các quốc gia nằm trên bán đảo Trung Ấn, Mã-lai
Gồm phần đất liền và hải đảo
Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo
Chủ yếu là rừng nhiệt đới
Mạng lưới tương đối dày
Than, sắt, đồng, thiếc,…
Giải VTH Địa lí 7 trang 25 Hoạt động luyện tập và vận dụng
Câu 1 trang 25 vở thực hành Địa lí 7: So sánh đặc điểm khí hậu của khu vực Tây Á và khu vực Đông Nam Á.
Lời giải:
– Khí hậu ở khu vực Tây Á: khô hạn, và nóng, lượng mưa thấp, khoảng 200-300mm/năm.
– Khí hậu ở khu vực Đông Nam Á:
+ Phần đất liền: khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ gió tây nam nóng, ẩm mưa nhiều; mùa đông gió đông bắc, khô và lạnh.
+ Vùng hải đảo: khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều.
Câu 2 trang 25 vở thực hành Địa lí 7: Tìm hiểu về một cảnh quan thiên nhiên đặc sắc ở châu Á và viết một đoạn văn giới thiệu về cảnh quan đó.
Lời giải:
(*) Tham khảo: giới thiệu về thảo nguyên Trại Hãn (ở Mông Cổ)
Tiếp giáp đồng bằng Hoa Bắc và đầu nam cao nguyên Nội Mông, thảo nguyên xanh Trại Hãn rộng khoảng 350 km2.
Với điều kiện thời tiết đa dạng, môi trường địa lí đặc trưng: rừng rậm, thảo nguyên, suối nước, đất thịt, khe sâu một thể thống nhất cùng động vật phong phú, cảnh vật hữu hình… Trại Hãn quả là điểm đến thích hợp khi dã ngoại, chụp ảnh và đặc biệt là với nghệ thuật điện ảnh cùng các cảnh quay ngoài trời. Đặc sản thịt bò, sữa ngựa, rau cải xào là ẩm thực mang đậm hương vị và tấm lòng người dân nơi đây.
Cảm giác đầu tiên khi bạn đặt chân đến nơi này chính là sự rợn ngợp trước vẻ hùng vĩ của thảo nguyên bao la. Khi mặt trời chưa xuất hiện, bạn hãy ngắm từng chùm lúa trĩu bông ướp sương sớm trắng màu sữa bò. Dẫm chân trên nền cỏ ướt đẫm sương, cái man mát dễ chịu từ chân sẽ lan tỏa khắp người bạn. Khi mặt trời ấm áp chiếu rọi những tia nắng đầu tiên trên nền trời trắng là lúc bạn được ngắm nhìn núi Ngũ Sắc hào quang, Khe Sâu mờ hiện. Không khí trong lành của buổi sáng mát mẻ sẽ khiến bạn không thể ngồi im. Máy ảnh và xe ngựa là hai thứ cần ngay trong lúc này để chúng ta đến Núi Ngũ Sắc và khe Bàn Long cách đây khoảng 30 km.
Theo con đường mòn về phía bắc 10 km, dưới ánh mặt trời lấp lánh, biển hoa cải vàng óng ngút tầm mắt khiến cho cả đoàn người ngất ngây trong mùi hương thơm dịu. Xa xa, thấp thoáng bóng trâu trên đồi ung dung gặm cỏ, chúng hồn nhiên đến mức không hề ngẩng lên quan sát người lạ đang giơ ống kính lại gần. Nếu như không có người dẫn đường thì chắc chắn cả đoàn sẽ lạc trong “trận đồ hoa”. Không chỉ hoa cải thôi đâu mà còn cả đồi hoa dại muôn ngàn sắc biếc đang hiển hiện dưới chân khách du lịch. Đến đây, cỏ dại từng bông trắng ngả đôi đường, hoa sen cạn hồng sẫm, cỏ vàng trải thảm, gió vút trời mây,… toàn cảnh như chiếc áo len đa sắc: đỏ đun, phấn vàng, tím pha hồng.