Trọng lượng là gì hay Khối lượng là gì? trọng lượng và khối lượng có gì khác nhau không. Trên là một trong số rất nhiều thắc mắc của mọi người mà TKV nhận được nhiều trong thời gian qua. Để giúp các bạn có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất thì bạn đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
1. Trọng lượng là gì
Trọng lượng biểu kiến được gọi tắt là trọng lượng, là sức nặng thể hiện qua giá trị đo của cân lò xo hay lực kế lò xo( với g=9.8m/s²). Trọng lượng là đặc trưng lực nén của vật lên mặt sàn hoặc vật mà nó đặt lên hoặc lực căng do vật gây ra lên lò xo của lực kế khi treo vật.
Chính trọng lượng (không phải trọng lực) là yếu tố tạo lên cảm giác sự nặng nhẹ của cơ thể. Thực chất, cảm giác nặng hoặc nhẹ là cảm nhận lý tính chúng ta về phản lực của mặt sàn tác dụng lên cơ thể mình, không phải cảm nhận về lực hút của Trái Đất như chúng ta vẫn tưởng. Khi không có sàn đỡ, ví dụ như khi vật thể hay cá nhân rơi từ trên cao xuống, trong khi đang rơi chúng ta sẽ không cảm thấy trọng lượng, tại thời điểm đó ta đang ở trạng thái gọi là phi trọng lượng.
2. Đơn vị đo trọng lượng
Đơn vị đo trọng lượng là Newton- được đặt theo nhà bác học Isaac Newton, có kí hiệu là N. Trọng lượng của vật nặng 500g tương đương 5N và 1kg tương đương với 10N
3. Công thức tính trọng lượng
Như trên đã đề cập trọng lượng gây ra bởi trọng lực và gia tốc trọng trường hay còn gọi là lực hút của trái đất.
Công thức trọng lượng theo khối lượng (công thức liên hệ trọng lượng và khối lượng) là:
P = m.g
Trong đó:
- P là trọng lượng của vật, đơn vị là N (, Newton )
- m là khối lượng, đơn vị tính là kg (kilogram)
- g: gia tốc trọng trường thường được làm tròn 10 hay 9,8m/s²
4. Khối lượng là gì
Khối lượng là chỉ số về tổng lượng vật chất tạo thành vật thể. Đơn vị đo của khối lượng là thường dùng là miligam (mg) gam (g) hay Ki-lô-gam (kg). Kí hiệu của khối lượng được dùng trong công thức là là m.
Giá trị g theo quy ước chương trình phổ thông cơ sở Việt Nam là 9,81m/s2, nhưng giá trị này chỉ chung cho phần lớn địa điểm trên mặt đất nhưng theo thực tế giá trị gia tốc trọng trường thường thay đổi theo độ cao, vì gia tốc trọng trường thay đôi nên trọng lượng cũng thay đổi theo. Ví dụ chiếc máy bay TKV airway có cân nặng 5000kg khi ở sân bay thì khối lượng của nó là 5000kg còn trọng lượng sẽ bằng 5000kg x 9.8 tại sân bay. Khi máy bay cất cánh đến độ cao 20km khối lượng vẫn là 5000kg – trọng lượng sẽ thay đổi bởi gia tốc trọng trường đã thay đổi (có thể g lúc này bằng 9m/s² nên trọng lượng sẽ là 5000 x 9 = 45000N).
5. Phân biệt rõ ràng Khối lượng và trọng lượng
Trọng lượng và khối lượng không chỉ khác nhau về tên gọi, khác nhau còn được thể hiện rõ ràng nhất thông qua khái niệm. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó, phụ thuộc vào gia tốc trọng trường và khối lượng của vật .
Khối lượng của một vật chỉ tính chất của vật đó nên không thay đổi dù ở Mỹ – Việt Nam hay môi trường chân không, dưới đáy đại dương. Ví dụ khối lượng phi hành gia trên trái đất là 80kg trọng lượng là 800N nhưng lên mặt trăng khối lượng vẫn là 80kg nhưng trọng lượng chỉ còn 500N.
Trọng lượng có nhiều tính chất khác với khối lượng, nó biến đổi và phụ thuộc vào khối lượng và gia tốc trọng trường như ví dụ máy bay đã xét ở trên. Xét tại một vật cụ thể thì khối lượng là cố định và trọng lượng thì còn phụ thuộc vào gia tốc trọng trường và khối lượng của vật.
6. Đơn vị đo khối lượng
Đơn vị đo khối lượng theo quy định chung trên thế giới là kilogram (kg), có kí hiệu là m, các đơn vị nhỏ hơn như mg hay g cũng được sử dụng phổ biến. Dụng cụ sử dụng để đo khối lượng là cân đứng hoặc cân lò xo, cân điện tử….
Với những vật có khối lượng lớn hơn, người ta cũng hay sử dụng tấn, tạ để làm đơn vị đo khối lượng. Thang quy đổi như sau 1000 g = 1 kg, 1 tạ = 100 kg, 1 tấn = 1000 kg,…
Ví dụ: Trên vỏ ngoài của van nhựa có ghi 399g thì đây chính là trọng lượng của van nhựa có chứa trong hộp.
Dưới đây là bảng đổi khối lượng
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn trả lời được câu hỏi trọng lượng là gì? Khối lượng là gì . Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi thêm nào bạn có thể comment phía dưới bài viết