Thuật ngữ thiên nga đen được biết đến như một hiện tượng khó khăn của nền kinh tế chung. Trong thị trường chứng khoán, thiên nga đen cũng được dùng để nói về tình trạng thị trường chứng khoán đang có những biến động không tốt, kéo đó là những khó khăn và thách thức mà nhà đầu tư phải đối mặt
Contents
1. Hiện tượng thiên nga đen là gì?
Hiện tượng thiên nga đen (tiếng Anh: Black Swan) là một hiện tượng kinh tế cực kỳ khó lường, xảy ra bất ngờ không thể dự báo trước, hậu quả là nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán, tài chính toàn cầu sẽ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng.
Thuật ngữ này được nhà phân tích rủi ro người Mỹ Nassim Taleb giới thiệu trong cuốn sách của ông mang tên The Black Swan xuất bản năm 2007.
Hiện tượng thiên nga đen trên thị trường chứng khoán
2. Những đặc điểm của hiện tượng thiên nga đen
Hiện tượng thiên nga đen có đặc điểm như sau:
Nó cực kỳ hiếm, không dự báo trước nhưng gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đến nền kinh tế – tài chính thế giới;
Các nhà phân tích thường dùng các dữ liệu trong quá khứ để phán đoán tương lai, nhưng không phải lúc nào phán đoán đó cũng đúng và ai cũng có thời gian để ứng phó kịp, theo đó mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau.
Những đặc điểm nổi bật của hiện tượng thiên nga đen trong chứng khoán
3. Những sự kiện thiên nga đen làm ảnh hưởng tiêu cực mạnh đến chứng khoán thế giới
Những sự kiện thiên nga đen khiến thế giới chao đảo có thể kể đến:
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997: Giai đoạn được nhắc đến chính là 1997 – 1998, hàng loạt ngân hàng bị phá sản, kinh tế trì trệ, đồng tiền quốc gia bị mất giá. Giữa thập kỷ cuối của thế kỷ 20, các nước như Thái Lan, Mã Lai, Philippines, Indonesia và Hàn Quốc được hỗ trợ các gói vay từ nước ngoài khá thuận lợi (đặc biệt là từ Mỹ), nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng nhưng vô tình đẩy tín dụng lên quá mức, dẫn đến tình trạng sụp đổ.
Bong bóng Dotcom năm 2001: Hậu quả của bong bóng này là thị trường công nghệ sụp đổ, chứng khoán lao dốc kéo theo suy thoái kinh tế. Bong bóng Dotcom được quan sát từ những năm 1995, được hình thành do sự gia tăng cổ phiếu của các công ty công nghệ cả mới lẫn cũ. Quá nhiều hứa hẹn sinh ra những lạc quan không chính đáng, và rồi các nhà đầu tư đã mất rất nhiều.
Sự kiện thiên nga đen điển hình trên thị trường chứng khoán thế giới
Vụ tấn công 11/9/2001 tại Hoa Kỳ: Đây là sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, những kẻ khủng bố đã cướp máy bay dân dụng trong đó vẫn còn các hành khách, và đâm sầm vào Trung tâm thương mại Thế giới (World Trade Center), ước tính khoảng 2.900 người chết.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008: sự kiện này bắt đầu bằng từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ năm 2007 – 2008. Cuộc khủng hoảng lớn tới mức ngân hàng đầu tư Lehman Brothers buộc tuyên bố phá sản, trong đó 25.000 người mất việc, công ty trị giá 46 tỷ USD phải đổi chủ, cùng với đó chứng khoán thế giới mất khoảng 10.000 tỷ USD.
Gần đây nhất có thể kể đến sự kiện Brexit 2016 – Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên Minh Châu u. Anh phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế với nợ công, nợ doanh nghiệp chồng chất, sản xuất và đầu tư đình trệ, rạn nứt nội khối gia tăng…
Và cuối cùng là đại dịch Corona khiến thị trường kinh tế chao đảo, tăng trưởng ở mức âm, lạm phát tăng cao, sản xuất đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là các dịch vụ liên quan tới du lịch-lữ hành chết đứng.
4. Kinh nghiệm cho nhà đầu tư khi gặp hiện tượng thiên nga đen
Dù gặp hiện tượng thiên nga đen hay bất cứ sự kiện khủng hoảng nào, thứ đầu tiên mà nhà đầu tư cần làm đó là phải giữ bản thân thật bình tĩnh, phân tích cặn kẽ tình hình, không nên hoảng loạn mà bán tháo khiến thị trường sụp đổ. Nhà đầu tư có thể sử dụng một số công cụ đầu tư khác để kiếm lợi nhuận ngay từ khủng hoảng, bảo vệ được danh mục đầu tư càng nhiều càng lợi về sau.
Những lưu ý giúp bạn vượt qua hiện tượng thiên nga đen một cách tốt nhất
Theo nhà phân tích rủi ro Nassim Taleb, chúng ta đừng cố dự đoán khả năng tiếp theo xảy ra sự kiện thiên nga đen, mà nên xây dựng các kế hoạch ứng phó thật tốt.
Nên chấp nhận sự thật là trong tương lai sẽ còn rất nhiều con thiên nga đen khác, vì vậy, ngay khi còn có thể hay đa dạng hóa danh mục đầu tư, phòng tránh rủi ro và các trường hợp bất trắc khác.
Bên cạnh đó, hãy tận dụng hiệu quả những cơ hội mà thiên nga đen mang lại. Khi xảy ra hiện tượng thiên nga đen, thị trường đang có những biến động xấu, từ đó mà giá cổ phiếu sẽ rớt giá. Đây là lúc bạn mua được những mã cổ phiếu của công ty lớn, những công ty tiềm năng với giá tốt.
Những công ty có cơ bản tốt sẽ nhanh chóng vượt qua khủng hoảng chung và nhanh chóng lấy lại vị thế của mình. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý không nên đầu tư vượt quá giới hạn tài chính cá nhân, không nên vay tài chính hay margin để đầu tư
Bạn cũng nên đa dạng hóa các danh mục đầu tư của mình. Đây là lưu ý quan trọng khi đầu tư, ngay cả khi không có hiện tượng thiên nga đen. Việc đa dạng danh mục đầu tư sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro khi thị trường đi xuống và bảo toàn tốt cho khoản đầu tư của mình.
Lý thuyết thiên nga đen khuyên ta nên hi vọng vào điều tốt nhất và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. TOPI mong rằng, bạn sẽ là nhà đầu tư thông minh, bình tĩnh và luôn chuẩn bị kỹ lưỡng những bước đi cho tương lai!