Contents
Trong đó, Hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW nêu rõ quy định chung:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật (Điều 2)
+ Trường hợp xem xét kỷ luật theo đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, tổ chức đảng có thẩm quyền phải xác minh, làm rõ vi phạm trước khi xem xét, quyết định hoặc đề nghị xem xét kỷ luật.
+ Thời gian chấp hành quyết định kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên khi có quyết định thay đổi hình thức kỷ luật được tính cả thời gian đã chấp hành của các quyết định kỷ luật trước đó (tính đủ 12 tháng).
Thời hiệu kỷ luật (Điều 4)
Thời điểm xảy ra hành vi vi phạm phải được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, làm rõ, kết luận.
+ Đối với vi phạm mà xác định được thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt.
+ Đối với vi phạm mà không xác định được thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Không tính vào thời hiệu xử lý kỷ luật đối với:
+ Thời gian chưa xem xét, xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b, d khoản 14 Điều 2 Quy định số 69-QĐ/TW.
+ Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có).
Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật (Điều 6)
+ Tổ chức đảng, đảng viên vi phạm nhiều lần hoặc bị kỷ luật nhiều lần là vi phạm hoặc bị kỷ luật từ lần 2 trở lên, tính cả vi phạm hoặc bị kỷ luật trước đó về hành chính, đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật.
+ Vi phạm có tổ chức là vi phạm có sự cấu kết, bàn bạc, thống nhất giữa những tổ chức đảng hoặc đảng viên cùng vi phạm.
Kỷ luật tổ chức đảng vi phạm
Hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW hướng dẫn kỷ luật tổ chức đảng vi phạm.
Cụ thể, vi phạm chủ trương, quy định của Đảng (Điều 8):
+ Không xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện hoặc có xây dựng nhưng không triển khai thực hiện; không ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưỏng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo thẩm quyền.
+ Không lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; không phân công cho các thành viên trong tổ chức đảng phụ trách lĩnh vực, địa bàn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi quản lý.
Vi phạm việc ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước (Điều 9):
+ Không cụ thể hóa việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị thành kế hoạch, chương trình hành động và các văn bản chỉ đạo theo quy định.
+ Không phân công rõ nhiệm vụ cho tổ chức và cá nhân để triển khai thực hiện; không tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện; không sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.
Vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng (Điều 10):
Không giữ vai trò lãnh đạo, để nội bộ mất đoàn kết, làm giảm sút ý chí chiến đấu trong các trường hợp sau:
+ Mâu thuẫn giữa các đảng viên, cấp ủy viên trong tổ chức đảng đến mức chia rẽ, bè phái, đối phó, bôi nhọ danh dự, tố cáo bịa đặt, vu khống lẫn nhau, đố kỵ, không tổ chức họp lãnh đạo theo quy định.
+ Đấu tranh tự phê bình và phê bình không mang tính xây dựng, thấy đúng không bảo vệ, sai không đấu tranh, vì lợi ích cục bộ, “lợi ích nhóm” hoặc thủ tiêu tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình.
Vi phạm quy định về phòng, chống tội phạm (Điều 19):
+ Không chỉ đạo xử lý đảng viên thuộc tổ chức mình khi phát hiện vi phạm quy định của pháp luật về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, giám định tư pháp, định giá tài sản trong tố tụng hình sự, xét ân xá, đặc xá, thi hành án, xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn và áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
+ Chỉ đạo hoặc trực tiếp xây dựng, thu thập tài liệu, văn bản, hồ sơ, chứng cứ không đúng bản chất vụ việc, vụ án đã xảy ra hoặc thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục nhằm làm thay đổi hướng điều tra, làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án để lọt tội phạm hoặc giảm nhẹ hậu quả của hành vi vi phạm để được giảm án, xét ân xá, đặc xá, tha tù trước thời hạn.
+ Chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử không đúng quy định hoặc chỉ đạo làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án để bao che cho hành vi sai trái của tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Chỉ đạo cấp dưới hoặc cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án để cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm bao che hoặc tiếp tay cho tội phạm.