Contents
2. Nếu tai bị thương tổn vĩnh viễn
Bị ù tai phải làm sao? Câu trả lời là bệnh ù tai nếu không thể chữa trị hoàn toàn thì vẫn có cách để bạn kiểm soát chứng bệnh này.
- Sử dụng một thiết bị trợ thính nhỏ đeo ở tai: Thiết bị này sẽ tạo ra những tiếng ồn trắng, giúp át chế tiếng ù kéo dài trong tai. Nhưng mặt hạn chế của phương pháp này là hiệu quả không thể kéo dài.
- Áp dụng phương pháp điều trị ù tai: Phương pháp này sẽ chỉ bạn cách để điều chỉnh âm thanh thay vì cố gắng che giấu tiếng ù. Dù phương pháp này mất khá nhiều thời gian để rèn luyện, nhưng thật sự đem lại hiệu quả cao. Hãy tham vấn thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Bật mí 5 cách ngăn ngừa bệnh ù tai
Để ngăn ngừa triệu chứng ù tai, bạn hãy thực hiện theo các gợi ý sau:
1. Làm sạch tai đúng cách
Thông thường, bạn sẽ dùng tăm bông để làm sạch tai, tuy nhiên phương pháp này có nhiều cái hại hơn là lợi. Việc dùng tăm bông hay bất kỳ thứ gì khác để chèn vào lấy ráy tai sẽ có nguy cơ đẩy ráy tai sát vào trong cao hơn, đặc biệt là với những người có ráy tai khô. Hơn nữa, hành động này có thể làm tổn thương các cơ quan nhạy cảm trong tai như màng nhĩ. Theo thời gian sẽ làm tai ù đi.
Thực chất tai là một cơ quan có thể tự làm sạch. Chất lỏng sáp trong tai (còn gọi là ráy tai) có tác dụng ngăn chặn bụi và các phần tử có hại khác xâm nhập vào tai, chẳng hạn như virus và vi khuẩn. Chức năng của ráy tai rất quan trọng đối với sức khỏe tai, do đó việc có sáp tai là hoàn toàn bình thường.
Nếu ráy tai quá nhiều hay bị tràn ra ngoài, bạn có thể dùng khăn mềm để làm sạch xung quanh khoang tai. Ngoài ra, bạn có thể tìm sự giúp đỡ của bác sĩ để làm sạch tai bằng các dụng cụ chuyên dụng. Tránh việc sử dụng các dụng cụ không bảo đảm vệ sinh để cho vào tai.
2. Giữ cho tai luôn được khô ráo
Khi ku vực xung quanh tai có độ ẩm cao sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào ống tai hơn. Tình trạng này có thể gây nhiễm trùng tai, dẫn đến viêm tai giữa và cũng có thể khiến tai bạn bị ù. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng cả hai tai của bạn luôn khô ráo.
Nếu bạn có sở thích bơi lội, bạn nên sử dụng nút tai mỗi khi bơi để tránh nước xâm nhập vào tai. Trong trường hợp tai bị vào nước, bạn nên ngay lập tức nghiêng đầu qua bên tai đó và kéo dái tai nhiều lần để nước có thể thoát ra ngoài.
Đừng quên lau khô tai của bạn với một chiếc khăn khô sạch sau mỗi lần tắm, bơi hoặc bất cứ thời điểm nào vừa tiếp xúc với nước.
3. Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn lớn giúp tránh bị ù tai
Không phải âm thanh nào cũng an toàn cho tai của bạn. Nếu phải nghe quá nhiều tiếng ồn, nhất là những âm thanh với âm lượng lớn, thính lực của bạn có thể bị suy giảm đi.
Những nguồn âm thanh có hại này khá đa dạng, ví dụ như tiếng ồn từ môi trường làm việc hay là bản nhạc bạn yêu thích. Để duy trì sức khỏe của tai, bạn nên:
- Sử dụng đồ bảo hộ tai: Nếu môi trường làm việc của bạn luôn tạo ra tiếng động lớn hãy sử dụng đồ bảo hộ để không bị ù tai.
- Đừng lạm dụng tai nghe để nghe nhạc: Nếu bạn đeo tai nghe và nghe nhạc lớn có thể làm mất thính giác. Hãy áp dụng quy tắc 60/60: không nghe nhạc có âm lượng quá 60% mức tối đa và không dùng tai nghe quá 60 phút mỗi ngày.
- Không nghe hai nguồn âm lớn cùng một lúc: Điều này thực sự có thể làm hỏng thính giác của bạn và việc bị ù tai là chuyện dĩ nhiên sẽ xảy ra. Ví dụ, bạn đang xem tivi và tiếng ồn từ máy hút bụi quá lớn, cũng đừng tăng âm lượng tivi lên nhé, kể cả việc nghe nhạc rồi cố gắng nói to hơn cũng tương tự như vậy.
4. Thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn
Nhiều người thường thắc mắc bị ù 1 bên tai phải làm sao hay tự nhiên bị ù tai phải làm sao? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây:
- Hãy hạn chế hoặc ngưng dùng các loại đồ uống có cồn hay có chứa caffeine.
- Hạn chế dùng aspirin, các sản phẩm có chứa aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen.
- Không hút thuốc lá cũng như các loại thuốc lá điện tử hoặc sản phẩm tương tự khác. Việc sử dụng nicotine sẽ làm giảm lượng máu đến tai, khiến tình trạng bị ù tai của bạn trở nên nặng hơn.
- Tập thể dục thường xuyên. Việc luyện tập thể dục thể thao có thể cải thiện dòng máu chảy đến tai. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế các bài tập thời gian dài như đạp xe vì cổ sẽ phải duy trì trạng thái căng cứng quá mức.
5. Thường xuyên đi khám để kiểm tra tai của bạn
Đến gặp bác sĩ để được khám tai thường xuyên rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn lớn tuổi hơn. Lý do là, khi tuổi lớn hơn, tai sẽ càng dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, bạn cần phải chắc chắn rằng tình trạng tai của bạn luôn được khỏe mạnh.