Ngày 13/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số nội dung. Ngoài ra, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có những nội dung quy định bao trùm một số nội dung của các Thông tư hướng dẫn các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Do vậy, các thông tư trước đây (Thông tư 27/2015/TT-BTNMT; Thông tư 38/2015/TT-BTNMT; Thông tư 31/2016/TT-BTNMT…) cũng cần được rà soát, chỉnh sửa một số nội dung để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản và thuận tiện trong quá trình thực hiện.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sô điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Các nội dung quy định chi tiết bao gồm: khoản 2a Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 4 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 1 Điều 14b Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 4 Điều 44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 23 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 10 Điều 56b Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; Điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khấu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Công bố sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; Quản lý chất lượng môi trường; Quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Báo cáo công tác báo vệ môi trường.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
Kết cấu của Thông tư
Dự thảo Thông tư có kết cấu gồm 7 chương và 40 điều, cụ thể: Chương I: Quy định chung; Chương II: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; Chương III: Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Chương IV: Công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; Chương V: Quản lý chất lượng môi trường; Chương VI: Quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường; Chương VII: Tổ chức thực hiện.
Các nội dung cơ bản của Thông tư
Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Thông tư quy định cụ thể các nội dung sau: Cấu trúc, nội dung và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; các mẫu về hoạt động thẩm định; tiêu chí đối với các dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất; trách nhiệm của cơ quan thường trực thẩm định; Trình tự, thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở; Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; Quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở; xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Quy định về công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải.
Về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Thông tư quy định: Các mẫu phục vụ hoạt động kiểm tra xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu; Tổ chức đánh giá năng lực thực tế tổ chức đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn của phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Về Nhãn xanh Việt Nam, Thông tư quy định việc công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái “Nhãn xanh Việt Nam”; việc công nhận lẫn nhau đối với chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; Về thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Thông tư quy định tiêu chí lựa chọn, đánh giá và công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Về đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, Thông tư quy định quy trình đóng bãi, tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
Về quản lý chất lượng môi trường, Thông tư quy định: Quan trắc, đánh giá và công bố hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt lục địa, môi trường không khí; Điều tra, đánh giá, cảnh báo chất lượng môi trường; xác định mức độ, phạm vi, nguyên nhân ô nhiễm và cải tạo, phục hồi môi trường đất.
Về quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, Thông tư quy định về đăng ký hoạt động thử nghiệm môi trường; trách nhiệm của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường sau khi được cấp giấy chứng nhận; việc quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với các đơn vị thứ cấp.
Về báo cáo công tác bảo vệ môi trường, Thông tư quy định lồng ghép các báo cáo định kỳ của chủ dự án, cơ sở và khu công nghiệp đối với các nội dung được giao tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2019/NĐ-CP
Về điều khoản chuyển tiếp, Thông tư quy định:Việc chuyển tiếp đối với các hồ sơ được tiếp nhận trước ngày Thông tư có hiệu lực; Việc phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản đối với trường hợp nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản chưa được tích hợp vào nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
Hiệu lực thi hành
Bãi bỏ các Thông tư trước đây hướng dẫn thi hành các nghị định về bảo vệ môi trường như Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
Hết hiệu lực thi hành đối với: Điểm a, Khoản 2, Điều 12; Khoản 2 Điều 18; Khoản 2 Điều 21; Điều 25; Điều 26 Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Phụ lục 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 hướng dẫn hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; các phụ lục của các báo cáo: quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục.
Ngày 13/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số nội dung. Ngoài ra, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có những nội dung quy định bao trùm một số nội dung của các Thông tư hướng dẫn các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Do vậy, các thông tư trước đây (Thông tư 27/2015/TT-BTNMT; Thông tư 38/2015/TT-BTNMT; Thông tư 31/2016/TT-BTNMT…) cũng cần được rà soát, chỉnh sửa một số nội dung để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản và thuận tiện trong quá trình thực hiện.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sô điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Các nội dung quy định chi tiết bao gồm: khoản 2a Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 4 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 1 Điều 14b Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 4 Điều 44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 23 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 10 Điều 56b Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; Điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khấu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Công bố sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; Quản lý chất lượng môi trường; Quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Báo cáo công tác báo vệ môi trường.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
Kết cấu của Thông tư
Dự thảo Thông tư có kết cấu gồm 7 chương và 40 điều, cụ thể: Chương I: Quy định chung; Chương II: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; Chương III: Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Chương IV: Công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; Chương V: Quản lý chất lượng môi trường; Chương VI: Quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường; Chương VII: Tổ chức thực hiện.
Các nội dung cơ bản của Thông tư
Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Thông tư quy định cụ thể các nội dung sau: Cấu trúc, nội dung và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; các mẫu về hoạt động thẩm định; tiêu chí đối với các dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất; trách nhiệm của cơ quan thường trực thẩm định; Trình tự, thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở; Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; Quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở; xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Quy định về công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải.
Về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Thông tư quy định: Các mẫu phục vụ hoạt động kiểm tra xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu; Tổ chức đánh giá năng lực thực tế tổ chức đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn của phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Về Nhãn xanh Việt Nam, Thông tư quy định việc công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái “Nhãn xanh Việt Nam”; việc công nhận lẫn nhau đối với chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; Về thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Thông tư quy định tiêu chí lựa chọn, đánh giá và công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Về đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, Thông tư quy định quy trình đóng bãi, tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
Về quản lý chất lượng môi trường, Thông tư quy định: Quan trắc, đánh giá và công bố hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt lục địa, môi trường không khí; Điều tra, đánh giá, cảnh báo chất lượng môi trường; xác định mức độ, phạm vi, nguyên nhân ô nhiễm và cải tạo, phục hồi môi trường đất.
Về quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, Thông tư quy định về đăng ký hoạt động thử nghiệm môi trường; trách nhiệm của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường sau khi được cấp giấy chứng nhận; việc quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với các đơn vị thứ cấp.
Về báo cáo công tác bảo vệ môi trường, Thông tư quy định lồng ghép các báo cáo định kỳ của chủ dự án, cơ sở và khu công nghiệp đối với các nội dung được giao tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2019/NĐ-CP
Về điều khoản chuyển tiếp, Thông tư quy định:Việc chuyển tiếp đối với các hồ sơ được tiếp nhận trước ngày Thông tư có hiệu lực; Việc phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản đối với trường hợp nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản chưa được tích hợp vào nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
Hiệu lực thi hành
Bãi bỏ các Thông tư trước đây hướng dẫn thi hành các nghị định về bảo vệ môi trường như Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
Hết hiệu lực thi hành đối với: Điểm a, Khoản 2, Điều 12; Khoản 2 Điều 18; Khoản 2 Điều 21; Điều 25; Điều 26 Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Phụ lục 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 hướng dẫn hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; các phụ lục của các báo cáo: quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục.