Thuyết minh được sử dụng như một phương tiện và cũng là phương pháp để con người có thể truyền tải thông tin tới người đọc, người nge về bất cứ một nội dung nào đó. Thông qua van bản thuyết minh thì người đọc và người nghe sẽ dễ dàng tiếp cận được những thông tin, hiểu một cách chính xác về nội dung của một vấn đề được cập nhật rất chi tiết trong văn bản thuyết minh đó, cũng chính vì sự hứu ích đó mà văn bản thuyết minh được con người sử dụng rất phổ biến trong quá trình học tập và sinh hoạt của mình. Đồng thời thì, văn bản thuyết minh được nhận định là có một đặc điểm tương đối khác biệt so với các loại văn bản khác.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Văn bản thuyết minh là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu các nội dung liên quan đến khái niệm vản bản thuyết minh thì tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến định nghĩa văn bản là gì? thuyết minh là gì? để quý bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này. Văn bản ở đây được biết là một trong những hình thức và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu chuyên môn.
Mục đích chính của thuyết minh đó chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích. Đồng thời thì nó sẽ được thể hiện dưới dạng chữ viết và lời nói. Do đó, đối với việc chủ thể lựa chọn hình thức nói để thuyết minh khi sử dụng lời thoại dịch các ngoại ngữ với mục đích cho người xem hiểu được nội dung và tình huống đã xảy ra trước đó hoặc là giải thích các vấn đề đã nêu sẵn ở trước đó. Bên cạnh đó thì truyền đạt dựa trên văn bản thuyết minh cũng được nhận định là một trong những kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vựa của đời sống.
Thuyết minh ở đây được nhận định là việc thể hiện y chí của một chủ thể tới chủ thể khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo. Phân tích kỹ nghĩa của từ thuyết minh, trong đó thuyết là thuyết phục, minh là chứng minh. Đó chính là dùng lập luận, lý lẽ dẫn chứng để giải thích cụ thể, làm sáng tỏ vấn đề. Hay có thể nhận định theo cách khác ,k đó là việc văn bản xem như là một phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định nào đó.
Từ hai nhận định về văn bản và thuyết minh được nêu ra ở trên thì văn bản thuyết minh được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Cũng chính vì thế mà văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích.
Văn bản thuyết minh có tên tiếng anh là: “Explanatory text”.
3. Đặc điểm, tính chất và mục đích của văn bản thuyết minh:
Đặc điểm của văn bản thuyết minh
Nếu quý vị còn thắc mắc về đặc điểm của văn bản thuyết minh. Văn bản thuyết minh có một số đặc điểm như sau:
– Thứ nhất, văn bản thuyết mình có đặc điểm rất nổi bật đó chính là thể loại văn bản thông dụng. Chính vì tính thông dụng nên văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày.l Do đo mà văn bản thuyết minh đã thực sự cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
– Thứ hai, đó không phải đặc điểm nào khác mà chính là việc một văn bản thuyết minh có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày;
– Cuối cùng, về đặc điểm khi viết một văn bản thuyết minh, thì người viết phải thực hiện việc trình bày một cách rõ rang, mạch lạc. Đồng thời đây là một văn bản phản ánh về những hiện tượng, sự việc diễn ra trong cuộc sống nên những dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc.
Tính chất của văn bản thuyết minh
Như đã nhận định thì văn bản thuyết minh được biết đến là văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác và khách quan nên toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh sẽ không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Chính vì thế mà cần có sự tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày của người thực hiện viết văn bản thuyết minh này. Kết quả đạt được của văn bản thuyết minh đó chính là việc đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.
Văn bản thuyết minh là loại văn bản cần được cung cấp đúng sự thật đối với toàn bộ thông tin, trong văn bản không mang tính chất hư cấu như văn nghị luận, miêu tả, tự sự,… Bởi vì tính chất thiết thực và chính xác của mình mà văn bản thuyết minh sẽ đem đến cho người được những thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất theo như cầu của bản thân người đọc. Tránh trường hợp hiểu sai dẫn tới nhiều việc sai lầm. Con người sẽ vận dụng kiến thức này vào cuộc sống để thực hiện công việc có lợi cho mình.
Như đã biết thì văn bản thuyết minh cần có tư duy khoa học ở trình độ sâu, đòi hỏi sự chính xác. Để hoàn thành một văn bản thuyết minh thì gười làm văn bản phải trải qua quá trình tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, học hỏi kiến thức để thể hiện cụ thể, rõ ràng nhất. Yếu tố xác thực luôn được đặt lên hàng đầu để đánh giá chất lượng trong các văn bản thuyết minh.
Tính chất của văn bản thuyết minh không phải nội dung nào khác mà nó chính là độ chính xác cần cao độ. Để đạt được mục đích này thì người viết có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết và trình bày. Đồng thời thì đối với những số liệu tìm hiểu chuẩn, không ước chừng hay vay mượn ở nơi khác. Không những vậy mà đối với ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự. Không viết kiểu văn dài dòng, mơ hồ hay văn vẻ, trừu tượng trong thể loại thuyết minh này.
Trong một bài văn thuyết minh, người viết có thể sử dụng kết hợp các phương pháp để làm văn bản thuyết minh trở nên sinh động và gây ấn tượng hơn với người đọc. Những phương pháp thuyết minh mà bạn đọc có thể tham khảo như sau:
– Phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích: Trong phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích, người viết có thể nếu định nghĩa bằng cách định nghĩa, giải thích sự vật, sự việc đó.
– Phương pháp liệt kê: trong phương pháp liệt kê này thì người viết có thể liệt kê những bộ phận của hiện tượng, sự việc đang được nhắc đến. Ví dụ như Bộ phần của một chiếc bàn học bao gồm mặt bàn, chân bàn, ngăn kéo…
– Phương pháp nêu ví dụ: Người viết khi sử dụng phương pháp nêu ví dụ cũng có thể ví dụ cụ thể về một việc nào đó để chứng minh những lập luận của mình là đúng. Ví dụ như nêu ra sự gia tăng của dịch sốt xuất huyết thông qua thống kê của bộ y tế, chứng minh sự gia tang dân sô thông qua thống kê hàng năm…
– Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh dùng để nhấn manh và làm nổi bật về sự vật, hiện tượng, người viết có thể so sánh hiện tượng này với những hiện tượng khác có nét tương đồng.
– Phương pháp Phân loại, phân tích: phương pháp Phân loại, phân tích ở đây được coi là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong văn bản thuyết minh.
Mục đích khi soạn văn bản thuyết ninh, người viết cần phải chú ý một số yêu cầu sau:
– Mục đích cần hướng tới khi bắt đầu viết văn bản thuyết minh về một vấn đề, hiện tượng nào đó trong đời sống. Trước tiên để viết được một cách chính xác và khách quan nhất thì người viết trước hết phải quan sát sự vật và hiện trượng đó để tìm hiểu về tính chất, đặc điểm của chúng;
– Bên cạnh việc quan sát thì chủ thể sử dụng văn bản thuyết minh cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật và hiện tượng cần được thuyết minh;
– Mục đích cuối cùng của người viết khi sử dụng viết văn bản thuyết minh thì khi chủ thể viết bài, người viết cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật và hiện tượng cần thuyết minh sao cho việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất. Từ dó, mới có thể làm nổi bật tính chính xác và thiết thực trong văn bản thuyết minh.