Contents
- 1 Phần 2: Cách viết một chương trình Pascal cơ bản
- 1.1 1. Các bước để viết một chương trình
- 1.2 BẠN QUAN TÂM
- 1.3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.5 2. Cấu trúc chung của một chương trình
- 1.6 3. Một số phím chức năng thường dùng
- 1.7 4. Các thành phần cơ bản của chương trình
Phần 2: Cách viết một chương trình Pascal cơ bản
Ở phần trước chúng ta đã tải xong phần mềm quan trọng trong việc viết một chương trình pascal, trong phần 2 này, Vivu sẽ chỉ cho các bạn cách sử dụng phần mềm Free Pascal để viết một chương trình Pascal đơn giản nhất nhé. Nào, bây giờ hãy cùng Vivu bật Free Pascal lên và bắt tay vào làm việc thôi.
1. Các bước để viết một chương trình
Bước 1: Soạn thảo chương trình.
Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.
Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl+F9).
2. Cấu trúc chung của một chương trình
{Phần tiêu đề} PROGRAM Tên_chương_trình; {Phần khai báo} USES …….; CONST …….; TYPE …….; VAR …….; PROCEDURE …….; FUNCTION …….; {Phần thân chương trình} BEGIN …….. END.
Ví dụ về một chương trình cơ bản nhất:
Program ViDu; BEGIN Write(‘Welcome to Vivu Blog’); END.
3. Một số phím chức năng thường dùng
F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
F3: Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
Alt+F3: Đóng file đang soạn thảo.
Alt+F5: Xem kết quả chạy chương trình.
F8: Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.
Alt+X: Thoát khỏi Free Pascal.
Alt+<Số thứ tự của file đang mở>: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.
F10: Vào hệ thống Menu của Pascal.
4. Các thành phần cơ bản của chương trình
4.1. Từ khóa
Từ khoá là các từ mà Pascal dành riêng để phục vụ cho mục đích của nó. (Chẳng hạn như: BEGIN, END, IF, WHILE,…)
Chú ý: Với Turbo Pascal 7.0 trở lên hoặc Free Pascal, các từ khoá trong chương trình sẽ được hiển thị khác màu với các từ khác.
4.2. Tên (định danh)
Định danh là một dãy ký tự dùng để đặt tên cho các hằng, biến, kiểu, tên chương trình con… Khi đặt tên, ta phải chú ý một số điểm sau:
Không được đặt trùng tên với từ khoá
Ký tự đầu tiên của tên không được bắt đầu bởi các ký tự đặc biệt hoặc chữ số.
Không được đặt tên với ký tự space,các phép toán.
Ví dụ: Các tên viết như sau là sai
1XYZ Sai vì bắt đầu bằng chữ số.
#LONG Sai vì bắt đầu bằng ký tự đặc biệt.
FOR Sai vì trùng với từ khoá.
KY TU Sai vì có khoảng trắng (space).
LAP-TRINH Sai vì dấu trừ (-) là phép toán.
4.3. Dấu chấm phẩy (;)
Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Không nên hiểu dấu chấm phẩy là dấu kết thúc câu lệnh.
Ví dụ:
for i := 1 to 50 do write(i, ‘ ‘);
Trong câu lệnh trên, lệnh write(i) được thực hiện 50 lần. Nếu hiểu dấu chấm phẩy là kết thúc câu lệnh thì lệnh write(i) chỉ thực hiện 1 lần.
4.4. Lời giải thích
Các lời bàn luận, lời chú thích có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào trong chương trình để cho người đọc dể hiểu mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong chương trình. Lời giải thích được đặt giữa hai dấu ngoặc { và } hoặc giữa cụm dấu (* và *).
Ví dụ:
var a, b, c : real; {Khai báo biến} Delta := b*b – 4*a*c; (* Tính delta để giải phương trình bậc 2 *)
Trên đây là những gì cơ bản nhất để viết một chương trình Pascal. Trong phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về phần khai báo trong Pascal.
Vivu’s Blog