Địa hình Cácxtơ là một dạng địa hình rất phổ biến tại nước ta và nó mang những nét đặc trưng cơ bản rất riêng biệt của dạng địa hình này, tạo ra nhiều giá trị và nhiều điều thú vị trong phát triển các địa điểm du lịch. Vậy để khai thác các tiềm năng mà địa hình này mang lại chúng ta cần hiểu về Địa hình Cácxtơ là gì? Một số địa hình Cácxtơ ở Việt Nam?
Contents
1. Địa hình Cácxtơ là gì?
Địa hình cácxtơ ở Việt Nam (địa hình karst) nói riêng và trên thế giới nói chung là dạng địa hình liên quan tới sự lưu thông của nước trong các đá dễ hoà tan. Thuật ngữ Karst bắt nguồn từ tên một miền thuộc Nam Tư, nơi mà địa hình này được nghiên cứu lần đầu.
Địa hình Cácxtơ là các dạng địa hình có liên quan đến sự lưu thông của nước trong các tảng đá dễ hoà tan, đây là thuật ngữ được bắt nguồn từ tên một miền thuộc Nam Tư. Một vài địa hình Cácxtơ nổi tiếng như Kentucky, Florida, Slovenia, bán đảo Yucatan, Puerto Rico… và tất nhiên không thể thiếu địa hình karst ở Việt Nam.
Để hình thành địa hình Cácxtơ thì phải phụ thuộc vào 3 quá trình chính: ăn mòn, xâm thực và phong hoá sinh hoá học, trong đó quá trình ăn mòn là quá trình quan trọng nhất. Bởi ăn mòn là sự hoá tan gây ra do nước và các dioxit cacbon có trong nước. Còn xâm thực là phá huyer bằng con đường cơ giới của nước. Phong hoá sinh hoá học là sự phá huỷ đá bằng những axit hữu cơ liên quan tới các hoạt động sinh sống của sinh vật. Các quá trình này đều được đề cập chi tiết trong các bài giảng địa hình karst ở Việt Nam. Bởi lẽ, đây là dạng địa hình rất đặc trưng ở Việt Nam.
2. Một số địa hình Cácxtơ ở Việt Nam:
Tại Việt Nam có các dạng địa hình Cacxtơ sau:
Các dạng địa hình cácxtơ trên mặt: là những dạng địa hình quan sát thấy được từ bên ngoài. Cụ thể như caren, lũng Cacxtơ, máng Cacxtơ, cánh đồng Cacxtơ, giếng Cacxtơ, hàm ếch, vòm Cacxtơ… Các dạng địa hình Cacxtơ ngầm: hang động, trong hang động có thạch nhũ, măng đá, xoáy nước, chậu nhỏ…
Để được công nhận là địa hình Cácxtơ thì khi vực đó phải đảm bảo có đầy đủ những điều kiện về nham thạch và cấu trúc địa chất như các tảng đá dễ hoà toan hay các miếng đá có xi măng là vôi, độ tinh khiết …
Ở Việt Nam, những khu vực có nhiều dạng địa hình phổ biến nhất là khu vực Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có dạng địa hình cácxtơ độc đáo nhất là Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình. Dạng địa hình cácxtơ ở Việt Nam có giá trị to lớn về nhiều mặt:
Đây là nguồn tài nguyên nước ngầm quan trọng: nước ngầm trong vùng cácxtơ là nguồn nước uống an toàn nhất. Tài nguyên khoáng sản: đá vôi, dolomit, cẩm thạch, chì, kẽm, nhôm… Giá trị về khảo cổ và văn hoá lịch sử Đa dạng sinh học Du lịch, giải trí
Theo đó các địa hình này có đặc điểm như với địa hình Cacxto là dạng địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Địa hình Cacxto được hình thành trong các núi, cao nguyên,…do tác động của nước ngầm. Nước mưa thấm vào các khe, kẽ, khoét mòn đá,…tạo thành tạo thành các hang động dài và rộng.
3. Các giai đoạn phát triển của phong cảnh Cácxtơ:
Địa hình Karst ở Việt Nam cũng như địa hình Karst trên thế giới sẽ trải qua 4 giai đoạn hình thành và phát triển như sau:
+ Giai đoạn đầu: các khối đá vôi phát triển lộ ra ngoài mặt, các rãnh đá vôi (hay caren) phát triển.
+ Giai đoạn hai: phát triển mạnh mẽ ở các dạng Cácxtơ ngầm, và xuất hiện lũng ở Cácxtơ ngoài mặt.
+ Giai đoạn ba: các trần hang bị sập xuống, xuất hiện các lũng có hình máng, cánh đồng Cácxtơ và các cầu tự nhiên.
+ Giai đoạn bốn: các cánh đồng Cácxtơ trở nên chiếm ưu thế, còn rải rác các núi sót và các dòng chảy trên bề mặt.
4. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình ảnh hưởng tới sự hình thành biến đổi khí hậu như thế nào?
Địa hình là các đặc điểm tự nhiên và hình dạng tồn tại trên bề mặt trái đất. Chúng cơ bản là các đặc điểm địa lý kiểm soát hệ sinh thái, khí hậu, thời tiết và tinh túy của sự sống trên trái đất. Địa hình sở hữu nhiều đặc điểm vật lý khác nhau và được trải rộng trên khắp hành tinh. Một diện tích một phần tư bề mặt Trái đất được bao phủ bởi đất hoặc địa hình.
Các địa hình khác nhau tồn tại trên trái đất ngày nay đã xảy ra do các quá trình tự nhiên khác nhau như xói mòn, gió, mưa, băng, băng giá và các hành động hóa học khác nhau. Các sự kiện tự nhiên và thảm họa như động đất (mảng kiến tạo) và núi lửa phun trào cũng góp phần tạo ra các hình dạng khác nhau của địa hình như hố chìm, núi và đứt gãy. Các địa hình lớn nhất trên trái đất mất hàng trăm đến hàng tỷ năm để trở thành hiện tại theo các bằng chứng khoa học.
Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 15059’30”-16044’30” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam – Bắc nước ta.
Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.
Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính.
Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới – Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc – Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã – Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới – Nam Đông – Bạch Mã – Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.
Do châu á trải dài trên nhiều vĩ độ (từ còng cực bắc có khí hậu cực đến vùng xích dạo có khí hậu nóng ẩm) nên khí hậu phân hóa rất phức tạp. Khí hậu bị phân hóa từ bắc vào nam theo thứ tự: khó hậu cực, cạn cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo, đã làm sông ngòi châu á cũng bị phân hóa phức tạp và không đều. Việc địa hình châu á chủ yếu có địa hình rất cao ở phần trung tâm (như hệ thống dãy hi-ma-lay-a, sơn nguyên tây tạng, cá dãy núi đại hưng an, an tai, côn luân, nam sơn, xai-an, ..) là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông lớn, địa hình thấp dần ra xung quanh tạo điều kiện cho sông ngòi lan rộng đề tận biển.
Châu á là nơi tập trung các con sông dài và lớn trên thế giới, nguyên nhân do châu á kéo dài từ tây sang đông, địa hình bị chia cắt nên các sông thường không thẳng mà uốn cong làm tăng thêm chiều dài. Đặt biệt bắc á có nhiều sông , mùa đông đóng băng, mùa xuân băng tan gây lũ. Do khí hậu phân hóa mạnh: vùng thượng lưu sông có khí hậu ôn đới, còn vùng hạ lưu lại có khí hậu cận cực (lạnh) nên vào mùa đông sông bị đóng băng, đến mùa xuân khi nhiệt độ tăng lên thì vùng thượng lưu có băng tan nha
Như vậy theo như bài đọc chúng ta thấy được điểm chính của Địa hình Cácxtơ đây được biết là một yếu tố vô cùng quan trọng trong địa lí để quyết định nhiều yếu tố nghiên cứu trong địa lý. Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Địa hình Cácxtơ là gì? Một số địa hình Cácxtơ ở Việt Nam? mà công ty Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về Địa hình Cácxtơ là gì?. Công Ty Luật Dương Gia chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Luật Dương gia nhé.