Card đồ họa (Graphics card) hay còn gọi là card màn hình là một loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh.
Bộ phận quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một card đồ hoạ chính là bộ xử lý đồ họa (Graphic Processing Unit) hay còn gọi tắt là GPU có nhiệm vụ riêng biệt là xử lý mọi vấn đề về hình ảnh của máy tính.
Tóm tắt gọn hơn thì card đồ họa sẽ quyết định việc chơi game, xem video, học tập về đồ họa trên máy tính đó là tốt hoặc kém.
Card đồ họa chia làm hai loại: Card rời và card onboard (tích hợp sẵn trên main máy tính).
+ Card Onboard: Được tích hợp trên bo mạch chủ (main) của máy tính, cụ thể hơn nó được tích hợp vào CPU (CPU là bộ vi xử lý trung tâm, là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính) và sử dụng sức mạnh của CPU cùng bộ nhớ RAM (bộ nhớ tạm chứa thông tin của các ứng dụng đang chạy) để hỗ trợ giúp xử lý hình ảnh. Chính vì vậy mà việc xử lý đồ họa của card onboard thường không bằng card rời trong cùng một cấp độ.
Bù lại, Card Onboard lại giúp giảm giá thành đáng kể cho chiếc máy tính. Ngày nay, với công nghệ tiên tiến của các thế hệ CPU thế hệ mới, điển hình là của hàng Intel, sức mạnh của Card Onboard được gia tăng đáng kể. Việc chơi game 3D hay xem các bộ phim HD là việc mà các bộ xử lý đồ hoạ tích hợp hoàn toàn có thể đảm đương được.
+ Card rời: cũng có tính năng công việc như card onboard nhưng card rời có đẩy đủ hẳn một bộ phận riêng để hoạt động độc lập, chuyên xử lý tất cả dữ liệu về hình ảnh. Vì vậy nên những sãn phẩm có card rời sẽ cho hình ảnh đồ họa tốt hơn với card onboard cùng cấp độ.
Hiện nay trên thị trường có hai hãng sản xuất chính cho card đồ họa đó là Nvidia và ADM. Cả 2 đều là hãng sản xuất có danh tiếng và các sản phẩm của họ cũng có ưu khuyết điểm khó có thể so sánh ai hơn ai. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam thì số lượng card rời Nvidia được sử dụng trên máy tính có phần vượt trội hơn so với AMD.
Một số thông tin người dùng cần biết thêm đó là Card Onboard cả trên máy tính để bàn hay laptop thì đều không thể tháo rời ra hoặc thay thế được vì nó được tích hợp trên bo mạch chủ. Ngược lại, loại Card rời trên máy tính bàn có thể thay thế được, tuy nhiên card rời trên laptop tuy là một bộ phận làm việc độc lập nhưng cũng được hàn vào bo mạch chủ nên không thể tháo ra như card rời của máy tính để bàn được
Xem thêm:
- Card đồ hoạ AMD là gì? Những ưu điểm laptop dùng card này
- Cách ẩn thanh Taskbar trên Windows 11
- 5 tính năng mới trên Windows 11
- Cách thay đổi con trỏ chuột trên Windows 11
Biên tập bởi Phan Phú Trung Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân