Gà ủ rũ bỏ ăn là triệu chứng xảy ra khá phổ biến trong quá trình chăn nuôi. Đây là biểu hiện của những bệnh nào ? Có ảnh hưởng gì đến đàn gà hay không ? Cùng điểm danh một vài căn bệnh đáng lưu ý khi gà có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn.
Bệnh dịch tả gà (Newcastle)
Biểu hiện rõ rệt nhất của căn bệnh dịch tả gà là hiện tượng ủ rũ, không ăn, sốt cao và chết nhanh. Ngoài ra gà có triệu chứng ho khẹc, chảy nước mũi; phân lỏng màu xanh trắng có lẫn máu.
Khi qua giai đoạn cấp tính, gà xuất hiện những biểu hiện về thần kinh, đầu ngoẹo một bên, không mổ được thức ăn và chết sau 2 – 3 ngày do không ăn được.
Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả gà
Loại virus RNA Newcastle disease virus họ Paramyxoviridae chính là tác nhân gây ra bệnh dịch tả gà. Loại virus này có thể sống đến 1 năm ở nhiệt độ 20 độ C, nhạy cảm với các chất khử trùng như formol.
Căn bệnh có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt nghiêm trọng vào mùa lạnh và gà con là đối tượng dễ bị tấn công nhất.
Cách trị bệnh dịch tả gà
Khi phát hiện đàn gà có dấu hiệu của bệnh gà rù, hãy cách ly càng nhanh càng tốt. Tiêm cho toàn bộ đàn gà bằng vacxin Lasota hoặc cho gà uống kháng thể KTG.
Cần bổ sung thêm các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, các loại vitamin cần thiết. Cần dọn dẹp, sát khuẩn khử trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh dịch tả gà.
Bệnh thương hàn ghép E.coli
Khi thấy gà ủ rũ bỏ ăn, đồng thời bị khô chân chướng diều, đứng yên một chỗ; đi ngoài phân bết dính vào hậu môn,… Đây chính là căn bệnh thương hàn gà ghép khuẩn E.coli.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn Salmonella gây ra căn bệnh truyền nhiễm thương hàn, đây là căn bệnh khó trị dứt điểm nếu không có biện pháp phòng chống tốt.
Vi khuẩn E. Coli lây qua đường hô hấp khi con bệnh tiếp xúc với con khỏe trong môi trường chăn nuôi.
Điều trị bệnh như thế nào ?
- Sử dụng thuốc Colisin (hoặc Norfloxacin/ Trimethoprim) + Sulfamethoxazol (hoặc Amoxicillin/ Enrofloxacin/ Enrofloxacin) + Florfenicol (hoặc Gentamycin) cho vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn của gà. Sử dụng 1 lần/ ngày, liệu trình 7 ngày liên tục theo hướng dẫn trên bao bì.
- Sử dụng kháng thể E. Coli trong 3 ngày liên tục theo liều lượng 2 lần/ ngày.
- Bổ trợ sức khỏe cho gà sau khi điều trị hết bệnh bằng các loại thuốc: Gluco-KC; VITAMIN ADE, men tiêu hóa,…
- Dọn dẹp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu diệt các mầm bệnh ẩn náo trong môi trường chăn nuôi.
Bệnh cầu trùng
Ngoài việc gà ủ rũ bỏ ăn, gà còn lười vận động, uống rất nhiều nước.
Virus cầu trùng kí sinh ở ruột non: gà khi bị nhiễm ở giai đoạn đầu, phân màu trắng xanh; về sau phân có màu nâu, lẫn thêm máu và có dịch nhầy.
Virus cầu trùng kí sinh ở manh tràng: gà đi ngoài phân máu tươi, phao câu dính bết phân máu. Có thể có biểu hiện về thần kinh.
Nguyên nhân gây bệnh
Có 2 loại virus gây bệnh cầu trùng kí sinh tại manh tràng và ruột non là Eimeria Tenella và Eimeria Necatrix. Cả 2 loại virus này đều có thể gây ra hiện tượng gà đi ngoài ra máu.
Cách điều trị bệnh cầu trùng
Trước tiên, cần vệ sinh lại chuồng trại, phun thuốc sát khuẩn 1 lần mỗi ngày.
Sử dụng thuốc trị bệnh cầu trùng cho gà, tuy nhiên cần căn cứ vào màu của phân để chọn thuốc cho phù hợp.
Sau khi đã trị hết bệnh, bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin,… để tăng thêm sức đề kháng cho gà.
Với 3 căn bệnh tiêu biểu về hiện tượng gà ủ ũ bỏ ăn, bà con nên tìm hiểu kĩ về những triệu chứng kèm theo để có hướng giải quyết đúng nhất. Có thắc mắc gì về những căn bệnh gà đá nguy hiểm hoặc cần trao đổi, vui lòng để lại bình luận cho Gà Chọi Việt.