Mẫu Phiếu thu là chứng từ thu tiền mặt khi phát sinh một nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền mặt, ngoại tệ. Phiếu thu cũng là một mẫu hóa đơn thể hiện một quá trình giao dịch đã hoàn thành đối với khoản tiền đó, đây là biểu mẫu không thể thiếu trong các biểu mẫu kế toán cùng với các mẫu Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho.
Vì mẫu phiếu thu được xem là biểu mẫu, chứng từ hợp pháp nên cần được điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ pháp luật khác nhau. Dưới đây là các mẫu phiếu thu mới nhất ban hành theo các thông tư, nghị định mới nhất của Bộ Tài chính, mời các bạn tham khảo và tải về để tiện sử dụng.
Mẫu phiếu thu được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 107/2017/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 132/2018/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, mời các bạn cùng xem và tải về tại đây.
- Phiếu chi
- Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
- Phiếu thu bằng tiếng Anh
- Cách viết phiếu thu
I. Mẫu phiếu thu là gì?
Mẫu phiếu thu được các đơn vị hay doanh nghiệp sử dụng với mục đích để xác định số tiền mặt hay ngoại tệ được nhập vào quỹ, các khoản tiền Việt Nam hoặc tiền ngoại tệ khi nhập vào quỹ đều phải có Phiếu thu.
Phiếu thu cũng được coi là một mẫu biên nhận được sử dụng để thủ quỹ làm căn cứ để thu tiền, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan, ghi sổ quỹ.
Phiếu thu được đóng thành quyển, ghi số của từng quyển, số của từng phiếu thu và được dùng trong 1 năm. Số phiếu thu được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.
II. Phiếu thu dùng để làm gì?
Mẫu phiếu thu là một trong những biểu mẫu cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp và là loại giấy tờ không thể thiếu trong nghiệp vụ kế toán, cùng với các mẫu phiếu chi, mẫu phiếu nhập kho, mẫu phiếu xuất kho.
Bên cạnh mục đích lập phiếu thu để xác định số tiền mặt là tiền Việt Nam hoặc tiền ngoại tệ được nhập vào quỹ thì mẫu phiếu thu còn được xem là mẫu biên nhận để thủ quỹ làm căn cứ thu tiền, ghi sổ quỹ; kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan.
Việc sử dụng mẫu phiếu thu giúp Doanh nghiệp tiện lợi rút ngắn công đoạn trong thủ tục hơn rất nhiều. Thay vì phải ngồi gõ máy hoặc tự viết tay khá mất thời gian thì chắc chắn mẫu phiếu thu sẵn có là cách làm nhanh nhất.
III. Đối tượng sử dụng phiếu thu
- Đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ: là Mẫu số 01 – TT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC.
- Đối với cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước: là Mẫu C40-BB ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
IV. Phiếu thu theo Thông tư 88, 133, 107, 200, 132, 79, 48
1. Mẫu phiếu thu theo Thông tư số 88
Mẫu phiếu thu ban hành theo Thông tư 88/2021/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Tải Mẫu phiếu thu 01 – TT 2021 theo Thông tư 88: Tại đây
2. Mẫu phiếu thu theo Thông tư 79
Phiếu thu là một loại biểu mẫu không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Hiện nay, các mẫu Phiếu thu đều do Bộ Tài chính quy định, các doanh nghiệp không tùy tiện lập.
3. Mẫu phiếu thu theo Thông tư 132
Phiếu thu là chứng từ thu tiền mặt khi phát sinh một nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền mặt. Phiếu thu cũng là một dạng hóa đơn thể hiện một quá trình giao dịch đã hoàn thành đối với khoản tiền đó.
4. Mẫu phiếu thu theo quyết định 48
5. Mẫu phiếu thu theo Thông tư 133
Phiếu thu là một trong những chứng từ quan trọng đối với doanh nghiệp được dùng để xác định khoản tiền mặt thực tế được nhập vào quỹ, là căn cứ để xác nhận cho việc thanh toán hay chưa.
Nội dung cơ bản của Mẫu phiếu thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Phiếu thu ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
6. Mẫu phiếu thu theo Thông tư 200
Chú ý: Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu.
7. Mẫu phiếu thu theo Thông tư 107
V. Cách ghi phiếu thu
- Khi lập phiếu thu phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu.
- Dòng “Họ và tên người nộp tiền”: Ghi rõ họ tên người nộp tiền.
- Dòng “Địa chỉ”: Ghi rõ địa chỉ người nộp tiền.
- Dòng “Lý do thu”: Ghi rõ nội dung nộp tiền: Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm; thu tiền tạm ứng còn thừa…
- Dòng “Số tiền”: Ghi đúng số tiền thu.
- Dòng “Bằng chữ”: Ghi diễn giải bằng chữ tổng số tiền thu.
- Dòng “Kèm theo”: Ghi số chứng từ gốc kèm theo (ghi rõ kèm theo hoá đơn số để dễ dàng quản lý và theo dõi).
VI. Nội dung trình bày của mẫu 01-TT: Phiếu thu
– Tên đơn vị và địa chỉ đơn vị được trình bày vị trí góc trên cùng bên trái của biểu mẫu.
– Ở từng Phiếu thu phải ghi số quyển và số của từng Phiếu thu, ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu
– Họ, tên, địa chỉ người nộp tiền cần được ghi chính xác để tiện liên lạc khi có phát sinh sau này.
– Cần ghi rõ nội dung về lý do nộp tiền.
– Ghi số tiền và đơn vị tiền bằng số và bằng chữ
– Ghi số lượng chứng từ gốc đã nộp kèm theo trong Phiếu thu.
Tương tự như mẫu biên bản bàn giao tài sản sau khi hoàn thành các nội dung trên, cán bộ phụ trách kế toán sẽ lập Phiếu thu thành 3 liên và yêu cầu người nộp tiền ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho giám đốc và kế toán trưởng soát xét và ký duyệt, tiếp theo, cán bộ phụ trách kế toán sẽ chuyển cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập quỹ.
Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ sẽ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng số và bằng chữ) vào Phiếu thu. Thủ quỹ giữ lại một liên để ghi sổ quỹ, một liên giao cho người nộp tiền, liên còn lại sẽ lưu tại nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc phải chuyển cho kế toán để lưu lại vào sổ kế toán.
VII. Những lưu ý khi lập phiếu thu
– Khi lập phiếu thu, người đảm nhận cần phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người nộp tiền, địa chỉ người nộp tiền, nội dung nộp tiền bao gồm thu tiền tạm ứng còn thừa; thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm.
– Người lập phiếu cũng phải ghi rõ số tiền thu được diễn giải bao gồm cả số và chữ.
– Cần lưu ý trong việc kèm chứng từ gốc, điều này sẽ giúp cho người dùng dễ dàng quản lý và theo dõi hoạt động chi tiêu, chứng từ của công ty, doanh nghiệp.
– Bên cạnh đó, trong quá trình viết phiếu thu cũng cần chú ý tới việc trình bày nội dung lẫn hình thức. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách viết mẫu thu khác nhau.
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại cũng đươc áp dụng nhiều trong các bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp, điều này đã giúp cho các hoạt động tài chính có thể cho được những chứng từ chính xác nhất làm căn cứ cho việc quản lý những hoạt động tài chính trong công ty. Như vậy có thể nói bảng chứng từ cùng loại đã giúp cho những người làm việc trong bộ phân kế toán giải quyết được nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn đọc cách viết phiếu thu chi tiết.và các mẫu phiếu thu theo các thông tư mới nhất cho phù hợp với từng đối tượng.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thuế kiểm toán kế toán trong mục biểu mẫu nhé.