Thực tế, một vật đứng yên sẽ phải chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Vậy hai lực cân bằng là gì? Những kiến thức tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn gợi nhớ lại một phần kiến thức quan trọng về lực trong chương trình vật lý 6! Mời các bạn cùng đón xem nhé!
Contents
Lực là gì?
Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực. Thực tế, có rất nhiều loại lực khác nhau như lực đẩy, lực kéo, lực nâng, lực hút, lực uốn, lực nén, sát lực,… nhưng đều được gọi chung là lực và được ký hiệu là chữ F, đơn vị tính là N (Niuton).
Ví dụ về lực:
- Xe ngựa và người ngồi trên xe ngựa có thể chuyển động được nhờ ngựa kéo (Hay chính là lực kéo của ngựa).
- Gió thổi vào cánh buồm làm cho cánh buồm chuyển động. Khi đó, gió đã tác dụng một lực đầy lên cánh buồm.
Mỗi lực sẽ có phương, chiều và có độ lớn xác định. Lực tác dụng lên một vật có thể làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật. Ví như sau:
- Dùng tay nén hai đầu của lò xo lại. Khi đó, ta thấy cả tay và lò xo đều bị biến dạng.
- Một quả bóng đang nằm trên mặt đất, ta dùng chân đá trái banh. Khi đó, lực tác dụng từ chân đã làm cho trái bánh đang đứng yên bắt đầu chuyển động. Hay khi đóng đinh vào tường, lực tác dụng từ tay làm cho chiếc đinh đang đứng yên chuyển động và cắm sâu vào tường,…
- Hay khi bạn ném một trái bóng vào tường. Lực tác dụng từ tay đến đã làm cho trái bóng thay đổi chuyển động và bị biến dạng.
>>> Bài viết tham khảo: Trọng lượng là gì? công thức tính trọng lượng
Hai lực cân bằng là gì?
Trước khi tìm hiểu thế nào là hai lực cân bằng, chúng ta sẽ thực hiện thí nghiệm sau:
– Dụng cụ chuẩn bị:
- Dây dài 15cm
- Móc treo đứng
- Một quả nặng hình cầu.
– Thực hiện thí nghiệm: Buộc dây vào quả nặng hình khối rồi treo lên móc.
– Kết quả: Quả nặng không rơi mà treo lơ lửng giữa không trung.
Vậy tại sao quả nặng lại không rơi? Nguyên nhân lý giải như sau:
- Lực hút Trái Đất khiến cho quả nặng này có xu hướng rơi xuống đất.
- Tuy nhiên, dây đã tác dụng một lực kéo để giữ cho vật không bị rơi xuống.
Khi đó, ta nói quả nặng hình khối đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật đó vẫn đứng yên thì được gọi là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng có độ lớn như nhau, cùng phương, cùng tác dụng lên vật nhưng ngược chiều nhau.
Hệ quả: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên.
>>> Bài viết tham khảo: Khối lượng tịnh là gì? ý nghĩa của khối lượng tịnh
Ví dụ về hai lực cân bằng
Ví dụ số 1: Một quyển sách nằm yên trên bàn sẽ chịu tác dụng của hai lực cân bằng, đó là:
- Lực hút của Trái Đất tác dụng lên sách có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
- Lực đỡ của mặt bàn cũng tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng nhưng chiều từ dưới lên trên.
- Hai lực này có độ lớn như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều và cùng tác dụng lên quyển sách, giữ cho quyển sách đứng yên nên là hai lực cân bằng.
Ví dụ số 2: Khi hai đội kéo co có sức mạnh ngang nhau và cùng tác dụng một mực có độ lớn như nhau vào sợi dây khiến sợi dây đứng yên, không bị dịch chuyển. Khi đó, ta nói hai lực mà hai đội tác dụng lên dây được gọi là hai lực cân bằng.
Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ lực là gì, hai lực cân bằng là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn nhé!