Gà khét là gà gì? Gà khét ý chỉ những con gà sở hữu bộ lông hơi hướng màu vàng nâu – nhìn như bị cháy xém/ cháy nắng,… nên mới gọi là khét. Gà khét đánh đâu thắng đó – là câu nói được nhiều kê sư truyền miệng. Điều này tạo ra một cơn sốt trong giới chơi đá gà trực tiếp – nuôi gà đá. Nhiều người đổ xô tìm gà khét để nuôi với hy vọng “thành danh”.
Bên cạnh đó màu khét đôi khi còn lẫn với những gam màu khác như khét bông, khét đỏ, khét lửa, khét vàng,…. Vậy nên gà khét vốn không phải là một giống gà, người ta chỉ dựa vào đặc điểm hình thể – màu lông để đặt tên mà thôi.
Sự thật Gà khét đánh đâu thắng đó đã được giải đáp
Trên thực tế thì không có dòng gà nào là bất khả chiến bại cả. Ngay cả những chiến kê nổi danh, sau khi đi phối giống cũng chưa chắc tạo nên những đời con hoàn hảo.
Khét là chỉ màu lông trên cơ thể gà. Nếu có con gà có màu lông đỏ pha chút nâu vàng gọi là gà chọi khét. Với nhiều mẫu mã lai tạp như hiện nay, gà khét có nhiều cá thể đẹp khi kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau như đen, tím, xám, …
Một trong những ưu điểm của gà chọi khét được nhiều người ưa chuộng hiện nay là rất thích hợp trong các cuộc giao tranh và cực kỳ nhanh nhẹn trong tấn công và phòng thủ. Bạn hoàn toàn có thể nuôi gà chọi để áp dụng trong các trận đá cựa sắt hoặc cựa dao.
Gà khét là gà gì?
Gà khét có tài, đánh hay,… công nhận. Nhưng không phải khét đá gà cựa dao nào cũng giành chiến thắng hay “đánh đâu thắng đó”. Vậy nên thay vì hỏi “Gà khét đánh đâu thắng đó đúng không?” bạn nên hỏi “Gà khét như thế nào thì nên nuôi?”. Cụ thể:
– Khét chân xanh: Hầu hết các kê sư đều lựa chọn dòng này. Chân xanh thường xuất hiện trên những chiến kê có sự khỏe khoắn, lực đánh mạnh. Nếu gà màu khét mà đi kèm với chân xanh, mắt ếch thì quả là “combo thần thánh” không thể bỏ lỡ.
– Khét chân trắng: Chân trắng hơi ngà thường xuất hiện ở những con gà khỏe mạnh, đôi chân của chúng có độ cứng cáp cao, ngoài ra còn có sự nhanh nhẹn trong quá trình di chuyển. Nếu gà ô chân trắng lông khét thì nhất định không được bỏ qua. Dân gian thường lưu truyền câu hỏi “Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua” còn gì.
– Khét chân chì: Trong ba màu chân thì chân chì được đánh giá yếu mất, không có thể lực cũng như tinh thần, dễ hụt hơi trong trận đấu. Không chỉ riêng màu khét mà bất kỳ màu lông nào cũng vậy, người ta thường né màu chân này ra.
Ngoài đựa vào màu sắc chân thì màu lông gà cũng là yếu tố quan trọng không nên bỏ qua. Như đã nói ở trên, màu khét còn có sự pha trộn giữa nhiều màu khác nữa. Trong đó có 3 loại màu khét được quan tâm nhất hiện nay là:
– Khét đỏ: Nổi bật về yếu tố thẩm mỹ, màu sắc lông khá cuốn hút, bên cạnh đó thì khả năng tấn công của chúng cũng được đánh giá khá cao.
– Khét xám: Nếu để ý thì những dòng gà đá nổi danh khắp Việt Nam như xám Mesi, xám Thần, xám Búa Tạ…. đều sở hữu bộ lông xám khét cả. Do đó nếu may mắn sở hữu thì nên đầu tư nuôi dưỡng, ắt hẳn sẽ thành tài.
– Khét đen: Loại này thì nổi bật với khả năng lì đòn, tấn công tốt. Ngoài ra trong yếu tố phong thủy thì gà màu này cũng mang lại nhiều may mắn cho kê sư.
Gà chọi khét áp đảo so với gà chuối
Hãy nắm giữ như lòng bàn tay của gà nòi – gà chuối sau để chuẩn bị tốt nhất cho những trận chiến sắp tới!
– Khét chân xanh áp đảo chuối chân vàng không bông
– Khét không bông chân vàng áp đảo chuối chân vàng
– Khét không bông chân vàng áp đảo chuối chân trắng
– Khét bông chân vàng áp đảo chuối chân vàng
– Khét bông chân vàng -áp đảo chuối chân trắng
– Khét bông chân vàng áp đảo chuối chân xanh
– Khét bông chân vàng áp đảo khét chân chì
Gà chuối lấn át gà khét
– Khét đỏ chân trắng so với chuối vàng chân vàng
– Khét đỏ chân trắng so với chuối lửa chân trắng
– Khét đỏ chân trắng so với chuối chân xanh
– Khét chân vàng không bông so với chuối chân xanh
– Khét chân xanh so với chuối chân trắng
– Khét chân xanh so với chuối chân xanh
Để đánh giá được chân cẳng tốt hay không chúng ta cần phải đảm bảo tiêu chí quan trọng nhất là tốc độ, độ nặng đòn và độ hiểm của đòn.
Tốc độ càng nhanh càng tốt khi đảm bảo được sự liên tiếp giữa các cú đá. Chúng có thể là 3-4-5-6 hoặc 7 cú đá liên tiếp nhau. Để làm được điều này thì cần phải có 1 chiến kê đại tài mới có thể thành công được.
Độ nặng của đòn lối chính là sức mạnh trong mỗi cú đá. Cú đá càng nặng càng làm đối thủ đau và khó chịu. Vết thương có thể hạ gục đối thủ hoặc về nhà mới phát tác tím tái, thối thịt.
Độ hiểm của đòn hay còn gọi là đòn cáo khi có thể lấy 1 mắt, 2 mắt hoặc khiến đối thủ chạy kêu ngay trong trận đấu.
Mua gà khét ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều địa chỉ bán gà giống – gà đá. Anh em chọn nơi uy tín mà mua, đến nơi có rất nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn. Hoặc nếu không có thời gian đến tận nơi thì có thể “đặt mua trên mạng” thông qua các diễn đàn gà đá – gà cảnh.
Ngày nay còn có cả dịch vụ ship gà đá tận nơi. Quan trọng vẫn là tìm nơi uy tín mà chọn, phải có video quay gà cận cảnh hoặc tư vấn rõ ràng.
Về cách nuôi dưỡng – chăm sóc dòng gà này cũng không khác biệt là mấy so với những dòng gà thông thường. Nếu mua gà lớn thì nhớ hỏi chế độ dinh dưỡng hiện tại để áp dụng, thay đổi khẩu phần đột ngột có thể làm chúng bỏ ăn.
Một số đặc điểm giúp đoán mạng gà cực hiệu quả
Sư kê tin thuật phong thủy thì họ rất chịu nghiên cứu xem gà khét mệnh gì, đá ngày nào tốt. Xét gà chọi màu khét chân vàng và không có điểm đen trên chân thì chúng thuộc mệnh Kim. Còn ở gà khét chân trắng điểm xanh thì thuộc mệnh Mộc. Ngoài ra, sư kê có thể xem xét quy luật tương sinh tương khắc giữa các màu lông gà đá khác nhau.
- Xét theo quy luật tương sinh: trắng ăn xanh; trắng ăn đen; xanh ăn đen; xanh ăn vàng; vàng ăn trắng.
- Quy luật tương khắc: trắng thua vàng; xanh thua trắng; đen thua vàng; đen thua trắng; vàng thua xanh.
– Gà khé.t chân vàng không có bớt đen ở chân ( hay còn gọi là móng đen ) thì sẽ thuộc mạng Kim.
– Gà khét chân trắng có bớt xanh ở chân thì sẽ thuộc mạng Mộc.
* Quy luật tương sinh:
– Gà trắng thắng gà xanh
– Gà trắng thắng gà đen
– Gà xanh thắng gà đen
– Gà xanh thắng gà vàng
– Gà đen thắng gà xanh
– Gà vàng thắng gà trắng
* Quy luật tương khắc:
– Gà trắng thua gà vàng
– Gà xanh thua gà trắng
– Gà đen thua gà vàng
– Gà đen thua gà trắng
– Gà vàng thua gà xanh
– Gà vàng thua gà đen.
Gà khét chân gì không nên nuôi?
Màu chân này gây ra nhiều tranh cãi khi nuôi bởi nhiều anh em không thích màu chân chì. Người ta cho rằng chân chì đá không hay chậm hoặc đòn lối kém. Đó chính là lý do vì sao tất cả các màu lông mix với màu chân chì thì mức giá có thể sẽ rẻ hơn so với thông thường. Tuy nhiên anh em chưa vội khẳng định mà hãy từ từ kiểm tra đòn lối như thế nào bằng các bài tập vần hơi vần đòn. Khi đó thì chúng ta sẽ biết được chúng có đá hay hay không. Bởi thực tế cứ phải vào trận thì mới đánh giá được chứ nếu dựa trên lý thuyết thì chưa ăn thua.
Yếu tố đánh giá chân gà khét
Cho dù chọn được con gà khét có màu chân ưng ý nhưng cũng cần đảm bảo theo những yếu tố sau mới có thể tạo ra chiến kê tốt nhất. Sư kê nên để gà chọi tơ của mình thử sức với vài trận xổ đơn giản.
Gà khét có tốc độ nhanh và liên tiếp, ít nhất là 3 cú đá liên tiếp, thường gọi là liên hoàn cước. Những con gà như thế này thường được gọi là gà đá đòn độc.
Gà có thể tạo ra những cú đá cực nặng đô khiến cho đối thủ khó lòng mà chịu được. Nếu trúng chỗ hiểm có thể làm cho đối thủ bị hạ gục hoàn toàn.
Gà có thể ra những cú đá thần sầu móc vào điểm yếu của đối thủ. dính đòn chỉ từ chết tới bị thương.
Mức giá của gà khét như thế nào trên thị trường?
Theo như tìm hiểu của BLOG CHÓ MÈO, giá của gà chọi màu khét cũng không mấy đắt hơn so với những con gà chọi màu khác. Giá của chúng cũng chỉ dao động vài trăm nghìn đồng cho một con gà tơ chưa mở mỏ.
Với những con gà trưởng thành, đã biết đòn lối như thế nào thì sẽ có giá gần như gấp đôi.
Còn với gà khét đã có thành tích thì giá sẽ lên tới vài chục triệu tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người mua và người bán.
Trên đây là những thông tin về dòng gà khét nổi tiếng. Sư kê nên căn cứ thêm vào nhiều yếu tố khác nữa để tuyển lựa được con gà chọi vừa ý nhất. Cách chăm sóc nuôi dưỡng chúng cũng không có gì đặc biệt hơn các giống gà chọi khác. Cho nên bạn cứ mạnh dạn mà tậu cho mình con gà theo ý thích.