Định nghĩa hoạt động du lịch và Ý Nghĩa hoạt động du lịch là gì ? Lữ hành, lữ du là một hiện tượng đã có từ thời cổ, đương nhiên thời bấy giờ ít người làm điều này, đã không thể hình thành một nhu cầu có quy mô xã hội, cũng không làm xuất hiện nhu cầu cao về đối tượng du lịch và quy phạm phục vụ, đó là đặc điểm của việc lữ hành lữ du thời cổ. Hoạt động du lịch mang ý nghĩa hiện đại bất kể lượng hay chất cũng đều có sự thay đổi to lớn, việc khái quát hoạt động du lịch hiện đại thế nào rất đáng cho mọi người thảo luận. Nào hãy cùng mr Tâm Pacific đi khai thác thông tin của định nghĩa và ý nghĩa trong hoạt động du lịch là gì bạn nhé !
Contents
I. Định nghĩa hoạt động du lịch
Lúc nghiên cứu du lịch học, cần phải ra sức nghiên cứu rõ đối tượng của du lịch học – nội hàm và ngoại diên của hoạt động du lịch, để từ đó đưa ra một định nghĩa tương đối xác đáng. Vì mục đích đó, ở đây có lẻ không nên dùng từ Du Lịch Chung Chung để khái quát toàn bộ nội dung phong phú của hoạt động du lịch, mà nên dùng từ Hoạt Động Du Lịch. Việc triển khai hoạt động du lịch hiện đại, cần có điều kiện. Từ bộ phận chủ yếu của nó mà nói, hoạt động du lịch chỉ mối tổng hòa nhiều quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện, và tác động qua lại giữa chủ thể du lịch, khách thể du lịch và môi giới du lịch. Về vấn đề này có hai cách nhìn rất đáng nghiên cứu. Một cách là xếp người du lịch vào phạm vi ngành du lịch, lấy sự thể hiện của hoạt động du lịch, để thể hiện toàn bộ hoạt động du lịch. Người du lịch là chủ thể du lịch, là đối tượng phục vụ các ngành du lịch, chính vì có nhu cầu mang quy mô xã hội làm hình thành chủ thể du lịch từ thời cận đại đến nay, mới khiến ngành du lịch có điều kiện tất yếu và khả năng trở thành một ngành sản xuất mới.
Không có sự xuất hiện ào ạt của làn sóng du lịch với quy mô đông đảo, thì làm sao có được ngành du lịch phát triển. Vì thế không nên gạt bỏ người du lịch ra khỏi khái niệm ngành du lịch. Một quan điểm khác coi Ngành Du Lịch và Hoạt Động Du Lịch là một, lấy Ngành Du Lịch thay cho khái niệm lớn có nội hàm rộng lớn phong phú hơn là Hoạt Động Du Lịch. Chủ thể của hành vi du lịch là người du lịch, nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn tới sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch hiện đại. Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm, chúng là khách thể chi tiêu làm rõ động cơ du lịch và đáp ứng việc người du lịch tiến hành chi tiêu cho du lịch. Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể cần thông qua một cơ chế thị trường, để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm thể trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch trong lịch sử, thông qua tác động môi giới của ngành du lịch để làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dùng của chủ thể du lịch và việc được tiêu dùng của khách thể du lịch. Cho nên, không thể trộn lẫn Ngành Du Lịch và Hoạt Động Du Lịch, mà nên lấy từ Ngành Du Lịch thay cho từ Hoạt Động Du Lịch.
Sự nảy sinh và phát triển của hoạt động du lịch đại khái có thể chia làm ba thời kỳ lịch sử : một là sự phát minh ra tiền tệ thời cổ, cho thấy rõ sự phát triển của sản xuất vật chất, đã đạt tới khả năng trao đổi mua bán qua lại ở quy mô nhất định, mà thoát ra khỏi phương thức vật đổi vật đơn giản thời cổ. Hai là sự thành công của cách mạng sản nghiệp, mang tính chất phát sinh và phát triển của kinh tế hàng hóa, dẫn tới sự phát triển và mở rộng của kinh tế mậu dịch giữa các khu vực và quốc gia. Ba là sự hưng khởi và thành công của cuộc các mạng kỹ thuật mới sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự nảy sinh hoạt động du lịch.
Để hoạt động du lịch phát triển lành mạnh và thông suốt, phải cần có sự phối hợp của điều kiện tương ứng. Trước hết, các bộ môn và ngành nghề liên quan, giúp đỡ, điều động hoạt động du lịch tích cực. Thứ hai cần có bộ môn chủ quản của chính phủ và xã hội giúp đỡ và quản lý hoạt động du lịch. Thứ ba, cần có sự phối hợp của hoàn cảnh chính trị, kinh tế ổn định trong ngoài và hòa bình ổn định. Đó là những điều kiện bên ngoài của hoạt động du lịch. Tổng hợp những điều phân tích ở trên, đã có thể nêu ra định nghĩa như sau về hoạt động du lịch : “Hoạt động du lịch là tổng hợp hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.
II. Ý nghĩa của hoạt động du lịch
Loài người có ba nhu cầu, tức nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Con người chỉ sau khi đã thỏa mãn được cơ bản nhu cầu sinh tồn, thì hai nhu cầu sau mới được nêu ra trong cuộc sống. Hoạt động du lịch phát triển tới quy mô to lớn như ngày nay, chứng minh loài người đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, có điều kiện hướng tới thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển, là một bước tiến đáng mừng. Hoạt động du lịch là hoạt động xã hội của con người, để hướng tới nhu cầu hưởng thụ và phát triển, là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người hiện đại. Vì thế, hoạt động du lịch dưới sự chỉ đạo đúng đắn của tư tưởng, đối với đời sống xã hội loài người có một ý nghĩa rất to lớn.
A. Hoạt động du lịch là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, có lợi cho việc giải tỏa mệt mỏi, kéo dài tuổi thọ.
Sức sản xuất của xã hội hiện đại, phát triển nhanh chóng, việc sản xuất được hiện đại hóa ở mức độ cao, khiến nhịp điệu sinh hoạt của xã hội con người ngày càng trở nên mau lẹ. Vì vậy, mọi người sau lúc làm việc và học tập khẩn trương, cần phải làm cho thể lực được khôi phục, tinh thần được thư giản, để dễ nâng cao hiệu suất công tác và học tập. Hoạt động du lịch giải trí, chữa bệnh và nghỉ ngơi mở ra hiện nay chính là biện pháp tích cực để giải trừ mệt mõi, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Khỏe mạnh sống lâu là nguyện vọng chung của mọi người, việc du lịch trên biển lại càng có hiệu quả tốt. Hiện nay, những nước có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới là Iceland, Hà Lan, Na Uy, Nhật Bản, Thụy Điển có đặc điểm chung là đảo quốc có biển bao quanh hoặc là quốc gia bán đảo. Du lịch trên biển đặc biệt có lợi cho sức khỏe của mọi người, có rất nhiều nguyên nhân :
Thứ nhất, không khí ở khu vực bờ biển trong lành, mát mẻ, lại thêm tác dụng điều tiết của biển cả, sự chênh lệch nhiệt độ thấp, mùa đông ấm mùa hè mát, rất thích hợp với thân nhiệt và sự lưu thông khí huyết trong cơ thể con người có thể đẩy mạnh sự quân bình trong trao đổi chất, thần kinh, tân dịch trong cơ thể con người, có lợi cho việc tăng gia protein trong hồng huyết cầu của cơ thể, từ đó nâng cao tỷ lệ dưỡng khí và năng lực hoạt động của toàn bộ cơ thể, trong không khí trên mặt biển có nhiều chất iodin, marneum chlorin hóa có thể cải thiện bệnh viêm mũi, viêm cổ họng mạn tính, sóng biển và ánh mặt trời soi rọi sản sinh một số lượng lớn chất phụ ly tử, có tác dụng trị liệu thiên nhiên rất tốt đối với bệnh huyết áp cao, nước biển có tác dụng phản xạ tia cực tím của ánh nắng mặt trời, có thể điều tiết tự nhiên huyết áp và chất calci, phospho trong máu và sự bài tiết trong cơ thể con người, đẩy mạnh khả năng tiêu hóa. Người sống trong đất liền ra bờ biển nghỉ ngơi chữa bệnh một thời gian, sẽ được tăng khả năng thèm ăn, tinh thần sảng khoái.
Thứ hai, hoạt động lưu thông không khí ở khu vực bờ biển rất lớn, có nhiều gió, khiến cơ thể con người thường được không khí mát kích thích, việc tắm không khí một cách vô tình như thế rõ ràng điều tiết, và rèn luyện cơ chế trong cơ thể con người cực tốt. Thứ ba, tắm nước biển, là một hoạt động vui chơi và rèn luyện thân thể lý tưởng. Vì trọng lượng riêng của nước biển nặng hơn không khí, gấp tám trăm lần, nên đứng trong nước biển sẽ cảm thấy rõ áp lực, đặc biệt là lúc bơi lội còn phải giữ gìn hơi thở cho điều hòa, tự nhiên sẽ thở rất sâu, sẽ tăng thêm sức mạnh cho bộ máy hô hấp nâng cao sức chứa không khí trong phổi, thêm sức đẩy của nước làm giảm đi trọng lượng huyết dịch trong bộ máy tuần hoàn, rất có lợi cho sự thư giản của bộ máy tuần hoàn, tia tử ngoại trong ảnh sáng mặt trời trên bờ biển có tác dụng khuếch trương huyết quản tự nhiên.
B. Hoạt động du lịch là hoạt động thu nhặt tri thức của con người, có lợi đối với việc khai thác văn hóa dã ngoại, thu được kết quả.
Hoạt động du lịch là một bộ phận trong hoạt động văn hóa của loài người, cũng là một hình thức hoạt động học tập đặc biệt. Nó lấy xã hội và giới tự nhiên rộng lớn làm trường học, lấy tài nguyên du lịch trong tự nhiên, nhân văn và xã hội làm sách giáo khoa. Thông qua việc thưởng ngoạn, du lãm, tham quan, phỏng vấn, khảo sát làm phương pháp học tập thu nhặt được nhiều kiến thức thực tế phong phú. Tác dụng tìm hiểu tri thức của hoạt động du lịch từ xưa đến nay, vốn vẫn rất được coi trọng. Việc du lịch dính líu tới rất nhièu phương diện tri thức như địa lý, lịch sử, thiên văn, khí tượng, sinh vật, khảo cổ, nghệ thuật, kiến trúc, viên lâm, … nếu người du lịch lưu tâm học tập, thì việc du lịch sẽ trở thành một khu vườn học tập tổng hợp, sẽ có nhiều điều bổ ích cho người du lịch.
Phương Tây cũng vô cùng coi trọng việc giáo dục thông qua hoạt động du lịch. Vào thế kỷ XVIII ở châu Âu rất thịnh hành việc ra nước ngoài du học, cho thanh niên thông qua hoạt động du lịch mà mở mang trí thức, nâng cao tài năng. Năm 1986, luật sự Thang Phổ Lâm nước Mỹ sau khi du lịch qua hơn hai trăm nước, đã cảm xúc nói : “Du lịch chính như một buổi học văn sử rộng lớn, lại giống như một cuộc chơi thú vị”. Chính là nói hoạt động du lịch hợp nhất việc học hỏi, và vui chơi làm một, trong lúc vui chơi học tập tri thức, trong việc học hỏi tri thức tìm được sự hưởng thụ tinh thần. Trong thực tế đời sống, có người hy vọng hiểu được văn hóa phong tục nước khác, như âm nhạc, nghệ thuật, dân tục, vũ đạo, hội họa, tôn giáo, họ đã thông qua hoạt động du lịch mà quan sát sinh hoạt, thể xác hình thái văn hóa để học hỏi về các phương diện ấy.
Còn có những người du lịch thích tham quan các di tích nổi tiếng, như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành và tượng binh mã ở Trung Quốc, để thể nghiệm hình ảnh thu nhỏ của đời sống lịch sử trong quá khứ. Người yêu thích biển cả, trong qua trình tiến hành hoạt động du lịch trên biển, thì hiểu thêm và học tập về thủy văn, khí tượng hải dương, vật lý hải dương, hóa học hải dương, sinh vật biển, địa chất biển, và khoáng sản biển cũng như khai thác và bảo vệ môi trường biển. Có người còn hơn thế, như Tư Mã Thiên thì “Đọc vạn quyển sách, đi muôn dặm đường” viết quyển Sử Ký. Pháp Hiển du học ở Thiên Trúc mười lăm năm viết quyển Phật Quốc Ký.
Lê Đạo Nguyên du lịch khắp các nơi danh sơn đại xuyên viết quyển Đại Đường Tây Vực Ký. Uông Đại Uyên du lịch mấy mươi nước viết quyển Đảo Di Chí Lược. Lý Thời Trân hơn mười năm khảo sát ngoài đồng nội viết quyển Bản Thảo Cương Mục. Từ Hà Khách du lịch khảo sát hơn ba mươi năm có quyển Tử Hà Khách du ký. Cố Viêm Vũ chu du vùng Hoa Bắc và Tây Bắc biên soạn quyển Thiên Hạ Quận Quốc Lợi Bệnh Thư và Triệu Vực Chí, cho tới Đạt Nhĩ Văn sự thành công trong sự nghiệp của ông, … cho thấy hoạt động du lịch là một con đường quan trọng trong việc thành tài của một số học giả trong lịch sử.
C. Hoạt động du lịch là hoạt động rèn luyện đạo đức tinh thần cho con người, có lợi trong việc bồi dưỡng lòng yêu nước và tư tưởng yêu đời.
Tài nguyên du lịch ở một khu vực hoặc quốc gia thường là non sông tráng lệ và tinh hoa văn hóa dân tộc nằm ở đó, cho thấy di sản ưu thế tự nhiên và di sản văn hóa lịch sử của khu vực và quốc gia ấy. Mọi người thông qua hoạt động du lịch, có thể nhìn thấy danh sơn đại xuyên, văn hóa lâu đời, sự nghiệp của người trước, và thành tựu xây dựng vĩ đại thời hiện đại, từ đó nảy sinh ý chí hướng thượng, phát triển niềm tự hào về tổ quốc và tình cảm với cuộc sống. Lermontov từng bày tỏ : “Người ta đối với đất nước, với quê hương, quả thật có một tình cảm kỳ lạ”. Lênin cho rằng : “Chủ nghĩa yêu nước chính là một tình cảm sâu đậm nhất đối với tổ quốc của mình trong hàng trăm hàng ngàn năm nay”.
Điểm này đối với thanh niên lại càng quan trọng. Tiền đề và điều kiện của sự nảy sinh chủ nghĩa yêu nước, là hiểu rõ tổ quốc, hoạt động du lịch có thể khiến họ nảy sinh tình cảm “lạ lùng”, “sâu sắc” trên cơ sở hiểu rõ địa lý, lịch sử và phong cảnh tự nhiên của đất nước, tiếp thu lịch sử văn hóa, truyền thống dân tộc, kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc. Cũng chỉ có hiểu rõ bề dày lịch sử và văn hóa của đất nước, phong cảnh hùng vĩ tráng lệ của đất nước, mới có thể bồi dưỡng được tình cảm yêu nước chân chính, nảy sinh lòng tự hào về dân tộc, về cuộc sống. Trong hoạt động du lịch ra nước ngoài, người du lịch cũng có thể thông qua việc tham quan, phỏng vấn, thể nghiệm văn hóa truyền thống của dân tộc khác, quốc gia khác, để từ đó so sánh, lại càng phát hiện ra nguồn sâu dòng xa của văn hóa tổ quốc, là một cống hiến to lớn cho văn minh của thế giới, từ đó dấy lên hùng tâm tráng chí làm vẻ vang rạng rỡ cho tổ quốc.
Thi thánh Lý Bạch “Nhất Sinh Hiếu Nhập Danh Sơn Du” ( Nhất Sinh Thích Tới Danh Sơn Chơi ) lúc lên đỉnh Lư Sơn, nhìn ra núi sông tổ quốc đã cao giọng ngâm : “Đăng cao tráng quan thiên địa gian, Đại giang mang mang khứ bất hoàn, Hoàng vân vạn lý động phong sắc, Bạch ba cửu đạo lưu tuyết san” ( Lên cao ngắm cảnh trong trời đất, Sông dài ngày tháng nước mênh mang, Mây vàng muôn dặm phai màu gió, Sóng trắng chín dòng trôi tuyết san ), phong cảnh tráng lệ ở Trường Giang và hồ Động Đình khiến Phạm Trọng Yêm bộ lộ lời gan ruột : “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, Hậu thiên hạ chỉ lạc nhi lạc” ( Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ ). Cố Viêm Vũ đi khắp thiên hạ từng cảm thán nói : “Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách”. Phương Chí Mẫn lúc trong ngục cũng từng ca ngợi đất nước “Không nơi nào không đẹp, đâu đâu cũng xinh đẹp” viết ra tác phẩm bất hủ Khả Ái Đích Trung Quốc ( Trung Quốc đáng yêu ).
Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình https://www.tampacific.net
** Xem thêm bài viết : Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Du Lịch Học là gì ?