Đô thị hóa đang là xu thế tất yếu trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là hình thức đô thị hóa tự phát gây ra nhiều hậu quả cho kinh tế – xã hội. Vậy đô thị hóa tự phát là gì và những tác động của nó trong đời sống như thế nào?
Cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu rõ hơn vấn đề đang nhức nhối này qua bài viết sau đây.
Quảng Cáo
1. Đô thị hóa, đô thị hóa tự phát là gì?
Đô thị hóa là việc mở rộng các đô thị, nó được đo lường thông qua tỷ lệ phần trăm số dân đô thị tính trên tổng số dân của cả khu vực. Hoặc tỷ lệ về diện tích đô thị trên tổng diện tích của vùng nào đó.
Theo thống kê có hơn 80% các nước phát triển sở hữu mức đô thị hóa cao, song tốc độ vẫn thấp hơn những quốc gia đang phát triển.
Quảng Cáo
Tuy nhiên, do sự yếu kém trong quản lý và giám sát tiến trình đô thị hóa cũng như cơ sở hạ tầng còn chưa bắt kịp, tốc độ còn chậm nên các nước đang phát triển lại có mức đô thị hóa thấp hơn so với các quốc gia phát triển.
Còn đô thị hóa tự phát là gì? Từ “tự phát” có nghĩa là sự phát sinh ra một cách tự nhiên, không có tổ chức hay sự chủ động trong kiểm soát. Theo đó, đô thị hóa tự phát được hiểu là sự mở rộng của đô thị mà không có một sự quy hoạch nào cụ thể, nó tự phát triển gây nên bởi sự gia tăng cơ học về dân số.
Quảng Cáo
2. Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng đô thị hoá tự phát
Căn cứ vào khái niệm đô thị hóa tự phát là gì có thể thấy nguyên nhân chính của hiện tượng này là tình trạng nhập cư một cách ồ ạt tạo ra sự gia tăng dân số cơ học.
Các làn sóng di dân từ nông thôn ra các thành phố lớn để làm ăn sinh sống hoặc thiên tai buộc phải di dời diễn ra bộc phát. Cùng với đó là sự quản lý yếu kém, lỏng lẻo của chính quyền địa phương nơi có các đô thị đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nhập cư ồ ạt, khó kiểm soát.
3. Hậu quả của đô thị hóa tự phát là gì?
Việc đô thị hóa tự phát hoàn toàn không có sự quy hoạch hợp lý nào, nó không phù hợp với sự phát triển của công nghiệp hóa làm cho nông thôn có thể thiếu nhân lực trong khi thành phố bị thiếu việc làm.
Dòng người nhập cư từ nông thôn ra thành thị những tưởng sẽ có cuộc sống tốt hơn song lại không có việc làm.
Đó rõ ràng là trở ngại lớn khiến đời sống nhiều người dân khó cải thiện. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội như trộm cắp càng dễ phát sinh.
Thành thị quỹ đất đã hạn hẹp nay lại thêm một bộ phận người nhập cư lớn làm đất chật người đông. Vấn đề này tạo ra sự quá tải đối với các dịch vụ công, nhiều khu ở ổ chuột sẽ xuất hiện, môi trường sống đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng hơn và hiện tượng ùn tắc giao thông tăng lên đáng kể.
Chung quy lại, đô thị hóa tự phát sẽ gây ra những hậu quả sau:
- Làm cho đời sống người dân khó cải thiện.
- Ảnh hưởng xấu tới môi trường, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Giao thông tắc nghẽn.
- Dịch vụ công cộng rơi vào tình trạng quá tải.
- Tạo sức ép lớn về giải quyết chỗ ở cũng như việc làm cho những người nhập cư.
- Tệ nạn xã hội dễ phát sinh, ảnh hưởng đến trật tự xã hội như trộm cắp, mại dâm,…
Đô thị hóa nếu có quy hoạch và quản lý chặt chẽ dựa trên quá trình phát triển của đất nước sẽ đem lại những ảnh hưởng tích cực như: phân bố lại nguồn lao động phù hợp, nâng cao thu nhập cho người dân,…
Tuy nhiên nếu là đô thị hoá tự phát hoàn toàn không làm chủ được tình hình, bộc phát không phù hợp và cân đối với quá trình công nghiệp hoá. Tất cả sẽ gây ra những hậu quả to lớn đối với nền kinh tế và xã hội như trên.
Vì vậy, đô thị hóa nhất định cần có sự điều hướng của các cơ quan Nhà nước để phát huy điểm tích cực và tránh các ảnh hưởng tiêu cực.
Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã hiểu được đô thị hóa tự phát là gì và những hậu quả của hiện tượng này đối với kinh tế – xã hội. Vì sự phát triển và tiến bộ của đất nước, của xã hội mỗi người hãy tự ý thức và góp phần làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, tại chuyên mục KIẾN THỨC BẤT ĐỘNG SẢN của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những bài viết của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản. Hãy tham khảo ngay nhé.
Nguồn: sentayho.com.vn