Thủy đậu là một căn bệnh không hề hiếm gặp. Không chỉ trẻ em mới bị thủy đậu mà cả người lớn cũng dễ gặp phải bệnh này. Và vấn đề được nhiều người quan tâm nhất khi bản thân hoặc người nhà bị thủy đậu là “Bị thủy đậu thì có được gội đầu không?”. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Contents
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ. Bệnh thủy đậu thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất. Bệnh thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây trực tiếp từ người sang người và có tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, khi thời tiết bắt đầu ấm lên, cơ thể bắt đầu tiết nhiều mồ hôi hơn, đây chính là môi trường cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển. Nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời, bệnh dễ lây lan ra cộng đồng. Trong lịch sử, đã từng có khoảng thời gian bệnh thủy đậu bùng phát thành dịch.
Những biến chứng mà bệnh thủy đậu có thể gây ra là rất nhiều và nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, thủy đậu có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não,… Với phụ nữ có thai, trong vòng 3 tháng đầu nếu nhiễm virus thủy đậu sẽ rất dễ gây ra sảy thai hoặc gây ra những dị tật bẩm sinh cho trẻ. Đặc biệt, những người từng bị thủy đậu, dù đã khỏi bệnh nhưng virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, gặp điều kiện thuận lợi có thể tái phát dưới dạng bệnh zona thần kinh.
Hiện nay, đã có vaccine chống thủy đậu với tác dụng bảo vệ tốt và lâu dài. Vaccine cũng đã được triển khai tiêm trên quy mô cả nước với từng đối tượng để phòng ngừa hiệu quả.
Triệu chứng bệnh thủy đậu
Qua nghiên cứu, một người mắc bệnh thủy đậu sẽ trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh tính từ khi cơ thể bắt đầu bị nhiễm virus đến khi xuất hiện triệu chứng phát bệnh đầu tiên. Đối với virus thủy đậu, thời kỳ này kéo dài khoảng 10 – 14 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh hầu như không có các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào.
- Giai đoạn 2: Thời kỳ khởi phát
Lúc này, người bệnh bắt đầu có hiện tượng nhức đầu, mệt mỏi và sốt nhẹ. Một số triệu chứng ít gặp hơn là viêm họng và nổi hạch ở tai. Trong 1 – 2 ngày đầu của giai đoạn này, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ. Ban đỏ nổi lên rải rác trên toàn cơ thể và có kích thước khoảng vài milimet.
- Giai đoạn 3: Thời kỳ toàn phát
Giai đoạn này, ở trẻ nhỏ sẽ có triệu chứng là sốt nhẹ và biếng ăn. Tuy nhiên với trẻ lớn và người lớn thì các triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn là sốt cao, nhức đầu, đau cơ, chán ăn và kèm theo nôn ói. Song song với các triệu chứng trên là hiện tượng các nốt ban đỏ chuyển thành mụn nước có đường kính từ 1 – 3 mm. Mụn nước nổi lên rất nhanh trong khoảng 12 – 24 giờ, sẽ xuất hiện rải rác ở mặt, tay chân, lưng và lan rộng ra toàn thân. Thông thường mụn nước sẽ có dịch trong, tuy nhiên nếu bệnh ở mức độ nặng thì mụn nước sẽ có dịch đục do mủ và có kích thước lớn hơn. Mụn nước xuất hiện sẽ gây ngứa, mang đến cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
- Giai đoạn 4: Thời kỳ hồi phục
Từ khi bắt đầu phát bệnh, sau 7 – 10 ngày, nếu không có biến chứng thì các nốt mụn nước sẽ vỡ ra, khô dần, bong vảy, thâm da và dần hồi phục. Thông thường, các mụn nước sau khi bong vảy sẽ không để lại sẹo, tuy nhiên nếu mụn có kích thước to và có mủ thì có thể để lại sẹo. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 ngày. Trong lúc này, để trị thâm và mờ sẹo, bạn nên dùng kèm các sản phẩm thuốc bôi ngoài da.
Trên đây là 4 giai đoạn của bệnh thủy đậu. Mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dựa vào những triệu chứng này để có thể dễ dàng nhận biết được bệnh thủy đậu sớm nhất và tiến hành điều trị kịp thời.
Bị thủy đậu có được gội đầu không?
Theo quan niệm của các cụ để lại, những người mắc bệnh thủy đậu cần phải kiêng gió, kiêng nước. Do đó, vấn đề “Bị thủy đậu có được gội đầu hay không?” trở thành thắc mắc được hỏi nhiều nhất. Tại sao người xưa lại nói phải kiêng nước? Và thực tế người mắc bệnh thủy đậu có cần kiêng nước, kiêng gội đầu hay không?
Tại sao người mắc bệnh thủy đậu cần kiêng nước? Suy nghĩ này bắt nguồn từ tâm lý của người bệnh. Do mắc thủy đậu cơ thể sẽ xuất hiện rất nhiều mụn nước, các mụn nước này rất dễ vỡ. Người xưa cho rằng khi tắm rửa, gội đầu hay vệ sinh cá nhân sẽ khiến cho các mụn nước này vỡ ra, dịch mủ tràn đến các vị trí khác gây lây lan và mọc nhiều mụn nước hơn.
Tuy nhiên, đây lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai. Việc gội đầu hay sinh hoạt cá nhân là những việc cần thiết. Nếu biết cách vệ sinh cẩn thận, nhẹ nhàng thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến các mụn nước và không khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Thậm chí, để tránh tình trạng quá nhiều ngày không tắm gội, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thì bệnh nhân mắc thủy đậu vẫn cần phải tắm và vệ sinh đúng cách.
Lưu ý khi gội đầu cho người bị thủy đậu
Nếu biết cách gội đầu nhẹ nhàng, cẩn thận thì sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Một số lưu ý khi gội đầu cho người bị thủy đậu:
Thao tác nhẹ nhàng
Thao tác nhẹ nhàng là lưu ý đầu tiên khi gội đầu cho bệnh nhân mắc thủy đậu. Các nốt mụn nước xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể, nhiều nhất là mặt và tay chân. Do đó, khi gội đầu cần tuyệt đối nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh va chạm vào mụn nước gây vỡ và lan dịch sang các vùng da khác. Nếu có người gội giúp thì cần dặn dò kỹ lưỡng, còn nếu tự gội thì cần cúi người và nhẹ nhàng dùng phần thịt ở đầu ngón tay để gội đầu. Khi xả nước cũng cần xả sao cho nước không trôi đến các vị trí có mụn nước vì dễ gây lây lan dịch mủ và khiến mụn nước lâu khô, lâu đóng vảy hơn.
Không gội quá lâu
Lưu ý tiếp theo khi gội đầu cho bệnh nhân mắc thủy đậu là không gội quá lâu. Để tránh va chạm gây trầy xước, vỡ mụn nước, tránh tình trạng quá nhiều nước trôi đến các vị trí mụn gây lây lan dịch mủ thì không nên gội đầu quá lâu. Khi gội cũng chỉ nên gội đầu bằng nước ấm, tránh sử dụng các loại dầu gội đầu có chất tẩy rửa mạnh.
Cách vệ sinh cá nhân cho người bị thủy đậu
Vệ sinh cho người bị thủy đậu cần được lưu ý kỹ bởi nó ảnh hưởng đến thời gian hồi phục nhanh hay chậm và tình trạng tiến triển của bệnh. Với bệnh nhân bị mắc thủy đậu khi tắm gội cần sử dụng nước ấm và các dung dịch sát khuẩn. Tuyệt đối không sử dụng xà bông, sữa tắm hay dầu gội. Thao tác khi tắm gội cần nhẹ nhàng và cẩn thận, không chà xát lên các mụn nước. Khi dội nước cũng cần dội nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các mụn nước. Với các mụn nước đã vỡ từ trước thì cần dùng dung dịch sát khuẩn hoặc dung dịch xanh Methylen bôi lên để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch mủ. Đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ, để tránh trẻ gây trầy xước hay vỡ mụn nước thì nên sử dụng bao tay mềm, thường xuyên cắt móng tay và vệ sinh ngón tay cho trẻ.
Kết luận: Trên đây là những thông tin về bệnh thủy đậu và giải đáp thắc mắc “Bị thủy đậu có được gội đầu không?”. Bên cạnh đó chúng tôi cũng cung cấp những lưu ý và cách để gội đầu, tắm, vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân mắc thủy đậu. Hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin có ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe và thành công.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại:
- Gội đầu bằng nước vo gạo có tốt không? Cách thực hiện
- Top 6 dầu gội dành cho bà bầu an toàn và tốt nhất hiện nay