Đất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng, nhưng thực tế nhiều nơi hiện nay xảy ra tình trạng đất bạc màu. Điều này gây tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, khiến năng suất mùa vụ thấp. Vì vậy, áp dụng các biện cải tạo đất bạc màu càng sớm càng tốt rất quan trọng. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu những cách cải tạo đất đơn giản mà hiệu quả nhé!
Contents
- 1 1/ Vì sao cần cải tạo đất bạc màu?
- 2 2/ Biện pháp cải tạo đất bạc màu bằng làm đất (cày xới)
- 3 3/ Cải tạo đất bạc màu bằng che phủ đất
- 4 4/ Cải tạo đất bạc màu bằng phương pháp thuỷ lợi
- 5 5/ Biện pháp hữu cơ và bổ sung dinh dưỡng, VSV
- 6 6/ Cải tạo đất bạc màu bằng cách bón vôi
- 7 7/ Biện pháp canh tác cây trồng cải tạo đất bạc màu
1/ Vì sao cần cải tạo đất bạc màu?
Những loại đất đã bị mất đi tính chất vốn có ban đầu gọi là đất bạc màu. Đây là tình trạng đất bị thiếu mùn hữu cơ, kết cấu kém, chai cứng, nghèo dinh dưỡng và khả năng giữ ẩm thấp, không có sinh vật sống phát triển,… Do đó, những nhược điểm của đất bạc màu rất gây hại cho cây trồng, giảm năng suất và chất lượng mùa vụ canh tác. Việc tìm ra cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu vô cùng cấp bách.
Có tất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đất bạc màu, nhưng phổ biến và đặc biệt thường là do:
- Trồng độc canh;
- Lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật;
- Chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy;
- Rác thải sinh hoạt quá tải khiến đất nhiễm độc kim loại nặng;
- Xói mòn, đất nhiễm phèn, mặn, chua,…
Chính vì những ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng dẫn đến hiệu quả kinh tế sụt giảm, người dân cần phải có biện pháp cải tạo đất bạc màu kịp thời. Cải tạo đất bạc màu để khai thác tiềm năng của đất, tăng hiệu suất sản xuất lương thực, thực phẩm,… phục vụ đời sống con người.
2/ Biện pháp cải tạo đất bạc màu bằng làm đất (cày xới)
Làm đất (cày xới) là một trong những biện pháp cải tạo đất bạc màu đơn giản mà hiệu quả. Do đặc điểm khô cứng, bà con nông dân nên hạn chế cày xới vào thời kỳ khô hạn để tránh làm đất mất nước. Thay vào đó, bà con nông dân nên kết hợp cày xới khi dọn cỏ, tưới nước, bón phân.
Những mảnh đất bạc màu được trồng lúa thì không nên xếp ải để tránh làm đất mất nước, chai cứng, vi sinh vật còn sót lại trong đất không bị chết. Nếu trồng hoa màu thì phải lên luống cao, đồng thời tưới nước theo rãnh để cải tạo đất bạc màu.
3/ Cải tạo đất bạc màu bằng che phủ đất
Đất không được che phủ sẽ chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Mưa gió lâu ngày, đất sạch sẽ trở nên khô cằn, chai cứng, mất dinh dưỡng, kìm chế sự phát triển của vi sinh vật trong đất. Cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bằng biện pháp che phủ đất là biện pháp cải tạo đất khá phù hợp để giúp đất bạc màu tăng khả năng giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, đất tơi xốp, thoáng khí hơn. Hiện nay, người dân thường áp dụng độc lập hoặc song song 2 cách cải tạo đất bạc màu bằng che phủ như sau:
Che phủ bằng vật liệu hữu cơ
Biện pháp cải tạo đất bằng che phủ với vật liệu hữu cơ rất đơn giản và tiện lợi, người dân sẽ tận dụng các nguồn vật chất hữu cơ sẵn có như rơm rạ, cỏ khô, cành lá khô, thân chuối, thân ngô đậu, thân chuối, bèo lục bình,… để che phủ lớp đất mặt. Những vật liệu hữu cơ này sau khi phân hủy sẽ giúp đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Che phủ bằng thảm thực vật xanh
Cải tạo đất bạc màu bằng che phủ đất bằng thảm thực vật xanh có tác dụng cải tạo nền đất bạc màu hiệu quả nhờ bộ rễ của cây cỏ giúp phá đi lớp đất khô cứng, giữ nước tốt. Từ đó, chất dinh dưỡng sẽ không bị rửa trôi, độ pH của đất được cân bằng, hệ vi sinh vật sinh trưởng tốt.
Những loại cây được trồng để che phủ thường là các cây bụi thấp như đậu đen, đậu xanh, muồng vàng,.. hay các loại cỏ dại như xuyến chi, lạc dại,… Khi che phủ bằng thảm thực vật xanh, cắt tỉa cũng có thể tạo ra nguồn vật liệu hữu cơ tự nhiên giúp đất bạc màu trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn.
4/ Cải tạo đất bạc màu bằng phương pháp thuỷ lợi
Công tác thủy lợi được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo đất bạc màu. Xây dựng hệ thống kênh mương để tưới tiêu giúp đất được cải thiện, tăng độ ẩm, độ phì nhiêu. Từ đó, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tạo ra năng suất cao cho mùa vụ.
5/ Biện pháp hữu cơ và bổ sung dinh dưỡng, VSV
Biện pháp hữu cơ
Biện pháp hữu cơ thường được áp dụng để bổ sung dinh dưỡng, các chất cần thiết bị mất đi giúp cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất trồng. Nguồn hữu cơ có tác dụng giúp đất bạc màu trở nên tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt và bớt khô cứng. Một số nguồn hữu cơ cho đất như:
-
Các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất cực tốt như phân trùn quế, phân chuồng (phân bò, trâu), phân ủ từ rác nhà bếp,…
- Các loại vật chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh (dã quỳ, cỏ lào, bèo hoa dâu, lục bình,…) xác bã thực vật (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, vỏ hạt, thân ngô đậu,..).
-
Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ các loại chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn…
Trong số đó, phân trùn quế hiện được nhà nông đánh giá cao với những ưu điểm như lành tính, sạch mầm bệnh, chứa trùn quế cải tạo đất và hệ VSV có lợi dồi dào cùng hàm lượng cao Acid Humic.
Hiện tại, Phân trùn quế SFARM của Đặng Gia Trang gồm 4 dòng: Pb00 (phân thô), Pb02 (đã giảm ẩm), Pb01 (giảm ẩm sâu, sàn lọc và rây mịn) và phân trùn quế viên nén. Bà con có nhu cầu có thể liên hệ qua Hotline 0902.652.099 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!
Bổ sung dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi
Đất trồng không có hệ vi sinh vật sống thì được coi là một nền đất chết, không khỏe mạnh. Hệ vi sinh vật trong đất đóng vai trò quan trọng giúp phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa dinh dưỡng, cố định nitơ, tránh tác nhân nấm bệnh để bảo vệ cây trồng. Việc lạm dụng hóa chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật đã tiêu diệt các vi sinh vật có lợi khiến đất bạc màu.
Vì thế, để tái tạo đất bạc màu, người dân cần hạn chế tối đa, thậm chí là ngừng sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Đồng thời, tăng cường bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi như nấm đối kháng Trichoderma, Chaetomium, Rhodopseudomonas, Saccharomyces cerevisiae, Bacillus, Actinomycetes,…
=> Xem thêm: Trichoderma là gì? Hiệu quả, cách dùng cho cây
Những chủng vi sinh vật này giúp tiêu diệt sạch các tác nhân gây thối rễ như Phytophthora, Fusarium và các chủng nấm gây bệnh khác. Đồng thời giúp cải thiện kết cấu đất, kích thích hệ rễ cây trồng phát triển, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, từ đó cho năng suất và chất lượng cao hơn.
6/ Cải tạo đất bạc màu bằng cách bón vôi
Cải tạo đất bạc màu bằng cách bón vôi cũng đem lại hiệu quả tốt. Vôi bột có khả năng tăng độ mùn cho đất, cân bằng pH giảm độ chua và tiêu diệt các mầm bệnh hại cho cây trồng. Nhờ tính chất đất được cải thiện có lợi với cây trồng, nên chúng sinh trưởng mạnh mẽ tạo ra hiệu suất thu hoạch lớn.
7/ Biện pháp canh tác cây trồng cải tạo đất bạc màu
Biện pháp cải tạo đất bạc màu được sử dụng phổ biến là canh tác cây trồng bằng cách đa dạng hoá cây trồng, luân canh, xen canh, tăng vụ,… Thông thường, người dân sẽ tiến hành trồng luân canh hoặc xen canh một số loại cây như đậu tương, đậu trạch, đậu lạc, đậu xanh,… với cây trồng chính trên mảnh đất bạc màu để cố định đạm, tăng độ phì nhiêu cho đất.
2 công thức canh tác cây trồng có thể áp dụng với cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu này phổ biến nhất là:
- Công thức 2 vụ: gồm 1 vụ lúa và 1 vụ rau màu như ngô khoai, lạc, đậu đỗ xen với rau.
- Công thức 3 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu hè thu và 1 vụ rau đông xuân.
Ngoài ra, người dân còn trồng các loại cây phân xanh là những cây thuộc họ đậu như đậu phộng, các loại đậu ăn quả, cỏ lạc dại, đỗ tương, đỗ đen,… Cây phân xanh có khả năng cố định nitơ trong không khí thông qua việc cộng sinh với vi khuẩn nốt rễ giúp giảm chi phí phân bón và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Sau khi thu hoạch, người dân có thể cắt phần thân phía trên đem ủ đống lớn, tưới ẩm rồi đậy kín để phân giải. Phần gốc, rễ chứa nhiều vi sinh vật cố định đạm, nên được bỏ luôn tại ruộng và cày xới lên giúp tiết kiệm phân bón cho vụ mùa sau.
Có thể thấy công tác cải tạo đất bạc màu là việc quan trọng cấp thiết cần được tiến hành kịp thời để đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng. Trên đây, Đặng Gia Trang đã tổng hợp những biện pháp cải tạo đất bạc màu đơn giản nhưng hiệu quả cao giúp các bà con nông dân dễ dàng thực hiện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bà con nông dân đừng ngần ngại liên hệ cho Đặng Gia Trang qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ nhé!
Xem thêm:
- Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
- Hiểu đúng và đủ về nông nghiệp hữu cơ
- Con đường cho sản phẩm hữu cơ bước vào siêu thị
- Những mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp hữu cơ