Để biết được cuối năm mình sẽ đạt danh hiệu gì như trung bình, khá hay giỏi thì bạn phải biết cách tính điểm trung bình môn học. Vậy cách tính trung bình môn được tính như thế nào? Có những lưu ý gì khi tính trung bình môn học?
Contents
1. Tại sao cần tính điểm trung bình môn?
Trong suốt quá trình học tập, việc bạn tiếp thu kiến thức như thế nào sẽ được phản ánh qua những bài kiểm tra thường xuyên trên lớp và những bài thi cuối năm. Với số điểm này, giáo viên có thể đánh giá học sinh của mình có hiểu bài hay không và khả năng ghi nhớ bài vở như thế nào.
Điểm trung bình môn là điểm số của nhiều bài kiểm tra như: điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và điểm kiểm tra học kỳ của các môn tổng hợp lại.
Thông qua điểm trung bình môn hay điểm tổng kết, giáo viên sẽ đánh giá được năng lực và mức độ học tập của học sinh vì đây là điểm phản ánh một cách khách quan nhất.
Đặc biệt đối với bậc Trung học phổ thông, điểm trung bình môn cũng được nhiều sinh viên sử dụng phổ biến để xét vào các trường đại học.
Điểm trung bình môn được tổng hợp lại từ các bài kiểm tra thường xuyên: kiểm tra miệng, bài thực hành, bài thu hoạch, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết,…và kiểm tra học kỳ.
2. Những quy định cần biết khi tính điểm:
Theo Thông tư 22/2021/TT-BGDT, từ năm học 2021 – 2022 sẽ áp dụng cách tính điểm, hạnh kiểm đối với học sinh lớp 6. Còn từ năm 2022 – 2023 sẽ áp dụng tiếp cho lớp 7 và lớp 10. Thông tư này sẽ tiếp tục được thực hiện cho các năm sau khi đến lớp 9 và lớp 12.
Việc nhận xét và đánh giá định kỳ được thực hiện sau mỗi tiết dạy, nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành tiết học của học sinh. Chương trình hoạt động học tập quy định trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
Kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm có những bài kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ, được thực hiện bằng các hình thức: trắc nghiệm, bài tập thực hành, nghiên cứu. Thời gian làm bài kiểm tra và đánh giá định kì bằng hình thức trắc nhiệm là 5-90 phút, đối với môn chuyên là 120 phút.
Những câu hỏi của đề kiểm tra sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở ma trận và quy cách của đề. Các câu hỏi này phải đáp ứng mức độ yêu cầu của các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ ban hành.
Đối với các bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chuẩn đánh giá trước khi thực hiện.
3. Cách đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 22:
Về các môn học đánh giá bằng nhận xét:
– Trong một học kỳ, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá ở một trong hai mức là: Đạt hoặc chưa đạt.
+ Mức đạt: Học sinh phải có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định của Thông tư và tất cả các lần đó được đánh giá ở mức Đạt.
+ Mức chưa đạt: Trường hợp này, học sinh thiếu số bài kiểm tra hoặc kiểm tra điểm kém, không đủ điều kiện.
– Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo một trong hai mức là Đạt hoặc chưa đạt.
+ Mức đạt: Học sinh có kết quả học tập kỳ II được đánh giá ở mức Đạt.
+ Mức chưa đạt: Học sinh có kết quả học tập kỳ II được đánh giá ở mức chưa đạt.
4. Cách tính trung bình môn học ở bậc Tiểu học, THCS, THPT:
4.1. Cách tính điểm trung bình môn học kỳ:
Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cách tính điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là điểm trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra thường xuyên (KTtx), kiểm tra định kỳ (KTdk) và kiểm tra học kỳ (KThk).
– Kiểm tra thường xuyên gồm những bài kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành 15 phút, kiểm tra viết 15 phút.
– Kiểm tra định kỳ gồm các bài kiểm tra 1 tiết (45 phút) trở lên.
ĐTBmhk = ( TĐKTtx + 2 x TĐKTdk + 3 x ĐKThk)/(Số bài KTtx + 2 x Số bài KTdk + 3).
Trong đó:
TĐKTtx: Tổng điểm của các bài kiểm tra thường xuyên.
TĐKTdk: Tổng điểm của các bài kiểm tra định kỳ.
ĐKThk: Điểm bài kiểm tra học kỳ.
Ví dụ: Bạn Linh có điểm kiểm tra thường xuyên (điểm kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút,..) là 7; 8; 9, điểm kiểm tra định kỳ (các bài kiểm tra 1 tiết) là 6;7 và điểm kiểm tra học kỳ là 8,5.
Vậy điểm trung bình môn học của bạn Linh là:
ĐTB = [7 + 8 + 9 + (6 + 7) x 2 + 8,5 x 3]/10 = 7,5.
4.2. Cách tính điểm trung bình môn cả năm:
Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) được tính là điểm trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ I (ĐTBmhk1) với điểm trung bình môn học kỳ II (ĐTBmhk2), trong đó ĐTBmhk2 tính theo hệ số 2.
ĐTBmcn = (ĐTBmhk1 + 2 x ĐTBmhk2)/3.
Lưu ý: ĐTBmcn và ĐTBmhk là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Ví dụ: Bạn Hoàng có điểm trung bình môn học kỳ I là 8,5 và điểm trung bình môn học kỳ II là 8,3 thì điểm trung bình môn cả năm là:
ĐTB = (8,5 + 2 x 8,3)/3 = 8,3.
4.3. Phân loại học lực học sinh:
Học lực học sinh được xếp ở 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.
– Loại giỏi:
Điểm trung bình các môn học đạt từ 8.0 trở lên trong đó điểm trung bình của một trong hai môn Toán, Ngữ Văn đạt đủ từ 8.0 trở lên. Đặc biệt, đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8.0 trở lên.
+ Trong tất cả các môn thì không có môn học nào điểm trung bình dưới 6.5 điểm.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét phải đạt loại Đạt.
– Loại khá:
+ Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở nên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn đạt 6.5 trở nên. Đặc biệt, đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 6.5 trở lên.
+ Trong các môn học không có môn nào có điểm trung bình dưới 5.0.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét phải đạt loại Đạt.
– Loại trung bình:
+ Điểm trung bình các môn học từ 5.0 trở nên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn đạt từ 5.0 trở lên. Đặc biệt, đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điểm trung bình môn chuyên từ 5.0 trở lên
+ Trong các môn học, không có môn học nào có điểm trung bình dưới 3.5.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét phải đạt loại Đạt.
– Còn đối với học lực học sinh ở mức Yếu và Kém sẽ phải ở lại lớp, học lại để cải thiện điểm, đủ điều kiện năng lực học tập sẽ được lên lớp.
5. Cách tính điểm thi vào lớp 10:
Những thí sinh dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập sẽ được tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Văn) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên (nếu có).
Ví dụ: Bạn A có điểm Toán là 7, điểm Văn là 6, điểm Ngoại Ngữ là 7 và điểm ưu tiên là 1,5 (nếu có).
Điểm xét tuyển = (7 + 6) x 2 + 7 + 1,5 = 34,5.
Lưu ý: Thí sinh phải có đủ số bài thi, không vi phạm quy chế thi dẫn đến hủy bài thi, không có bài được điểm 0 thì mới được xét tuyển.
6. Những lưu ý khi tính điểm trung bình môn:
– Điểm trung bình chung tích lũy học kỳ hay cả năm là số nguyên hoặc số thập phân và số thập phân được lấy đến số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
– Điểm trung bình học kỳ đạt loại giỏi nhựng kết quả học tập của môn học nào đó ở loại trung bình thì sẽ được xếp xuống loại khá.
– Điểm trung bình học kỳ đạt loại giỏi nhưng kết quả học tập của môn học bất kỳ nào đó ở loại yếu thì sẽ được điều chỉnh xếp xuống loại trung bình.
– Điểm trung bình học kỳ đạt mức loại khá nhưng kết quả học tập cuat môn học nào đó ở loại yếu thì sẽ được điều chỉnh ở loại trung bình.
– Điểm trung bình học kỳ đạt mức loại khá nhưng kết quả của một môn học nào đó ở loại kém. Thì được điều chỉnh xuống loại yếu.