Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Hai loại động từ này có tác dụng và khác nhau ở điểm gì? Bài tập và ví dụ về động từ và cụm động từ.
Động từ và cụm động từ trong câu được sử dụng để nhấn mạnh điều gì? Phân biệt ra sao? Đọc bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về động từ và cụm động từ nhé!
Động từ được coi là một trong những từ loại khá quan trọng trong tiếng Việt. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về động từ và cụm động từ. Đưa ra một số ví dụ điển hình và bài tập cụ thể. Hãy chia sẻ nếu thấy nội dung hữu ích nhé!
Động từ trong câu
Dưới đây là khái niệm về động từ, phân loại và một số chú ý và ví dụ về động từ.
Khái niệm động từ là gì?
Động từ ở đây được dùng để biểu thị các hoạt động hay trạng thái của con người hoặc sự vật hiện tượng.
Phân loại động từ
Động từ được phân chia làm hai loại chính:
- Động từ chỉ hành động hay trạng thái, chúng không yêu cầu có động từ khác đi kèm. Những từ chỉ hành động dùng để trả lời cho câu hỏi: “làm gì”. Những động từ chỉ trạng thái trả lời cho câu hỏi: “làm sao”
- Động từ tình thái là những từ cần các động từ khác đi kèm. Như vậy mới có thể rõ nghĩa hoặc nghĩa được đầy đủ hơn.
Chú ý và ví dụ về động từ
Động từ có khả năng kết hợp với một số từ như: đã, sẽ, cũng,….. Chúng tạo thành một cụm động từ. Động từ thường ở vị trí gần cuối câu và đảm nhận chức vụ vị ngữ trong câu.
Một vài ví dụ:
- Mai định đi mua đồ => Động từ tình thái
- Em ăn cơm đi => Động từ chỉ hoạt động và trạng thái
Cụm động từ trong câu
Dưới đây là kiến thức về cụm động từ về cấu tạo của chúng
Khái niệm cụm động từ là gì?
Cụm động từ là những từ được tạo ra từ sự kết hợp giữa động từ và một số từ liên quan khác. Trong nhiều trường hợp có một số động từ cần có các từ khác đi kèm. Như vậy thì nghĩa của câu mới được trọn vẹn.
Xét về mặt lý thuyết cụm động từ phức tạp hơn động từ. Tuy nhiên chức năng của chúng lại không khác gì động từ. Vì vậy chúng cũng đảm nhận chức vụ vị ngữ trong câu.
Cụm động từ có cấu tạo như thế nào?
Chúng được tách làm 3 phần chính:
- Phần phía trước có chức năng bổ nghĩa cho phần trung tâm. Chúng biểu thị sự việc tiếp diễn hay khuyến khích hoặc ngăn cản.
- Phần trung tâm
- Phần sau nằm ở cuối câu dùng để bổ ngữ cho động từ chính cho cụm động từ. Chúng nhằm để chỉ thời gian hay nguyên nhân, địa điểm,….
Ví dụ như: “Đang đi đến siêu thị”. Ở đây phần đầu là “đang”, phần trung tâm là “đi” và phần sau là “ đến siêu thị”.
Ngoài ra trong một vài trường hợp cụm động từ sẽ bị khuyết đi phần trước hoặc phần sau.
Bài thập thực hành về cụm động từ
Câu 1: Phân tích cụm động từ trong câu: “Các bạn học sinh vẫn đang vui chơi dưới sân trường”.
Trong câu này cụm động từ là “vẫn đang vui chơi dưới sân trường”
- Phần trước: cụm từ “vẫn đang” bổ nghĩa cho động từ chính. Chúng diễn tả sự việc vẫn đang xảy ra.
- Phần trung tâm là “vui chơi”
- Phần sau: “dưới sân trường” nói về địa điểm
Câu 2: Phân tích cụm động từ trong câu: “ Ly đã ăn cháo lúc 6 giờ tối”
Trong câu tên cụm động từ là “ đã ăn cháo lúc 6 giờ tối”
- Phần đầu: “đã”
- Phần trung tâm là: “ăn”
- Phần sau: “lúc 6 giờ tối”
Trên đây là toàn bộ kiến thức để ai đọc cũng có thể hiểu động từ là gì và cụm động từ là gì, đã được chúng tôi cung cấp một cách chi tiết. Đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn giải được tốt các bài tập.
- Xem thêm: Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Vai trò và ví dụ về trợ từ thán từ
Thuật Ngữ –
-
Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Vai trò và ví dụ về trợ từ thán từ
-
Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ về câu cầu khiến
-
Tình thái từ là gì? Cách dùng và ví dụ về tình thái từ
-
Chỉ từ là gì? Vai trò trong câu và ví dụ minh họa chỉ từ
-
Câu trần thuật là gì? Chức năng và ví dụ về câu trần thuật
-
Câu cảm thán là gì? Đặc điểm và ví dụ trong câu cảm thán
-
Quan hệ từ là gì? Ví dụ và phân loại các loại quan hệ từ