Chọi gà là trò chơi dân gian xuất hiện ở Việt Nam từ thời nhà Lý, sau khi những cuộc chinh phạt Chiêm Thành kết thúc các quân sỹ của Lý Thường Kiệt đã đem về và ngày càng phổ biến dần trong khắp đất nước. Từ một trò chơi dân dã khá mới mẻ được ít người biết đến, nhưng lại rất được mọi người yêu thích, trở thành thú vui tao nhã của nhiều đấng nam nhi cho nên chỉ sau một thời gian ngắn, chọi gà đã được lan truyền rộng rãi, không thể thiếu trong các ngày vui, hội hè hay lễ tết.
Đang xem: Gà xám chân vàng
Cũng giống như các phong tục cổ truyền, mỗi miền quê Việt Nam với mỗi bản sắc văn hóa truyền thống riêng biệt, cùng với đó việc chơi gà hay chọn ra giống gà cũng khác nhau. Ba miền Bắc – Trung – Nam với ba cách chơi chọi gà khác nhau. Chẳng hạn như, miền Bắc nổi tiếng với giống gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghĩa Đô, Nghi Tàm hay Vân Hồ (Hà Nội). Hay như miền Nam với các giống gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Chợ Lách (Bến Tre), Bà Điểm hay gà Châu Đốc (An Giang) và giống gà tre đá cựa ( được bắt nguồn từ Tân Biên – Biên Hòa và Hố Nai – Đồng Nai). Trong số đó chiếm phần lớn và phổ biến nhất vẫn là đá gà cựa. Vậy, đá gà cựa nghĩa là như nào? Theo cách hiểu dân gian, đá gà cựa được coi là một hình thức sát phạt, theo đó người ta sẽ tra vào chân của con gà một cái cựa bằng sắt hoặc có thể chuốt cựa gà cho thật sắc bén. TUy nhiên, trò chơi này chỉ thiên về phân định thắng thua chứ không thể chiêm ngưỡng hết được tài nghệ của con gà. Còn miền Trung thì nổi tiếng với trò chơi đá gà đòn, nhưng không chơi đá gà kiến, gà ri hay gà pha, đặc biệt chỉ chơi đá gà con mà thôi. Các bên tham gia sẽ được phổ biến luật chơi từ khi bắt đầu vào sân thi đấu cho đến khi phân chia tìm ra người thắng cuộc. Kèm theo đó là phần thưởng dành cho chủ nhân của con gà giành chiến thắng.
Khi xem tướng gà để lựa chọn màu sắc của lông trên thân mình gà hợp với màu vảy ở quản gà, nhiều người vẫn mâu thuẫn, chưa tìm ra được lời giải đáp thích đáng. Một câu hỏi luôn được đặt ra đối với mỗi dân chơi gà chọi đó là:” Phải làm thế nào để hợp cách màu sắc cho gà chọi?”. Việc nhận đoán tên gọi màu sắc lông gà ở từng địa phương cũng có nét khác nhau. Thường đối với những người mới bước vào nghề rất khó phân biệt được màu lông giữa gà đòn và gà cựa. Chính vì rất dễ hiểu nhầm như vậy, nếu như xem xét lại các câu ca dao tục ngữ luôn được truyền miệng thì chắc chắn sẽ có câu ca dao đúng nhưng cũng có khi câu ca dao phạm phải sai lầm là điều khó tránh khỏi. VIệc xem màu sắc cũng phải dựa trên cơ sở của thuyết Ngũ hành mà ra, màu sắc phải tương hợp có như vậy mới đem lại may mắn.
Ví dụ 1:
Câu ca dao dưới đây hoàn toàn đúng vì dựa trên quy luật Ngũ hành tương sinh, tương khắc:
“Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.
Gà trắng chân chì mua chi thứ ấy”.
Ví dụ 2:
“Xám chân vàng cả làng mất váy”
Đọc kỹ câu ca dao này ta thấy nó không đúng, có một số hiểu nhầm ở đây. Như chúng ta cũng biết, màu xám có thể bao gồm rất nhiều loại khác nhau như xám hồng, xám khô ( người trong miền Nam hay thường gọi là xám son hay xám điều) và xám sắt. Lời phán xét trong câu ca dao trên chỉ dựa vào các kinh nghiệm cá nhân được đúc kết sau một sự kiện xảy ra hay một quá trình thực tiễn riêng lẻ chứ không dựa vào yếu tố Ngũ hành. Do đó, nó không có độ tin cậy cao cũng như chưa thực sự sức thuyết phục người nghe.
Trong bài viết tham khảo lần này, chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn cách bố trí và phối hợp màu lông với màu chân gà để tạo ra sự hợp cách trong trò chơi chọi gà dân gian. Thông thường, người xưa phân màu sắc của lông gà thành 5 sắc lông nhất định: Xám, Ô, Điều (còn gọi là Tía), Nhạn và Vàng (thường thì gà Cú và Chuối cũng được xếp trong hạng này). Còn ngày nay, khi xét đến màu sắc lông gà thì phức tạp hơn, có nhiều màu sắc mới được pha trộn, do đó mà có thêm một số màu sắc khác như Sữa, Khét, Bướm,.. Vì thế, cần phải xem xét kỹ lưỡng và chính xác màu lông con gà để từ đó xác định ngũ hành cho nó.
Việc xác định đúng màu lông của con gà cần tuân theo các nguyên tắc trong phong thủy cũng như việc xem tướng gà phải chú ý đến ngũ hành mới có thể đoán chính xác “mạng đạo” cho gà. Dưới đây là một số điều cần đặc biệt chú ý:
I. Xem Ngũ hành luận sắc mạng cho gà
Ngũ Hành ứng với 5 Bản mệnh: mệnh Kim, mệnh Thủy, mệnh Mộc, mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Theo đó:
Màu xám ứng với mệnh Mộc
Màu Ô ứng với mệnh Thủy
Màu Nhạn ứng với mệnh Kim
Màu Tía ứng với mệnh Hỏa
Màu Ó Vàng ứng với mệnh Thổ
Riêng màu Ngũ Sắc thì không nằm trong quy luật nên không theo mạng nào cả.
Sắc mạng có tính mạnh dần từ: Ô – Ó Vàng – Xám – Nhạn – Tía ( chỉ dùng để xét mức độ ăn thua ).
Xét độ số của mệnh qua màu sắc theo mùa, ta có:
Mùa Xuân ( tức các tháng 1, 2 và 3)
Màu Xám sẽ có mệnh Vượng,
Màu Ó vàng sẽ có mệnh Tử
Màu Tía sẽ có mệnh Tướng
Màu Nhạn sẽ có mệnh Tù
Màu Ô sẽ có mệnh Hưu
Mùa Hạ ( tức các tháng 4, 5 và 6)
Màu Xám sẽ có mệnh Hưu,
Màu Ó Vàng sẽ có mệnh Tướng
Màu Tía sẽ có mệnh Vượng
Màu Nhạn sẽ có mệnh Tử
Màu Ô sẽ có mệnh Tù
Mùa Thu ( tháng 7 – 8 – 9)
Màu Xám sẽ có mệnh Tử
Màu Ó vàng sẽ có mệnh Hưu
Màu Tía sẽ có mệnh Tù
Màu Nhạn sẽ có mệnh Vượng
Màu Ô sẽ có mệnh Tướng
Mùa Đông ( tức các tháng 10,11 và 12)
Màu Xám sẽ có mệnh Tướng,
Màu Ó vàng sẽ có mệnh Tù
Màu Tía sẽ có mệnh Tử
Màu Nhạn sẽ có mệnh Hưu
Màu Ô sẽ có mệnh Vượng
Các mối quan hệ trong Ngũ Hành: Tương sinh, tương khắc, tương hòa, tương thừa và tương vũ
Quan hệ Tương sinh: là mối quan hệ tương hỗ, bổ trợ lẫn nhau giữa các mệnh hay các hành. Kết thúc 1 vòng tức 12 con giáp rồi mới lặp lại từ đầu. Các hành sinh lẫn nhau, theo đó: kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ và thổ sinh kim.
Quan hệ Tương khắc: là mối quan hệ khắc chế, xung khắc, cản trở giữa năm hành, thể hiện cho sự ngang nhau giữa các hành, theo đó: kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa và hỏa khắc kim.
Quan hệ Tương hòa: Thế nào là mối quan hệ tương hòa? Nói một cách ngắn gọn, tương hòa tức là giữa các hành không có sự cản trở, khắc chế cũng như không hỗ trợ lẫn nhau. Ngũ hành hài hòa, tương hợp lẫn nhau, theo đó: kim với kim, mộc với mộc, thủy với thủy, hỏa với hỏa, thổ với thổ.
Quan hệ Tương thừa: ý chỉ thừa thế để lấn áp, tức là nếu thổ khắc thủy, trong trường hợp này khi mà thủy quá mạnh hoặc thủy quá yếu thì được gọi là “thổ thừa thủy”. Hay tương tự, nếu hỏa khắc kim thì trong trường hợp đó nếu như kim quá mạnh hoặc quá suy yếu thì ta gọi “hỏa thừa kim”…
Quan hệ Tương vũ: ý hàm để chỉ mối quan hệ “khinh nhờn”, nghĩa là như nào. Xét một ví dụ cụ thể, chẳng hạn Kim khắc Mộc, trong khi mộc quá mạnh hoặc kim quá yếu thì ta có thể gọi mối quan hệ đó là “mộc vũ kim”.
Đoán sinh khắc cho màu lông
Thông thường người ta xét mức độ ăn hay thua giữa các dải màu:
Thứ nhất, sắc mạng có quan hệ ăn lẫn nhau:
Nhạn thì ăn Ó Vàng và Xám
Xám thì ăn Ô và Ó Vàng
Ô thì ăn Nhạn và Điều
Điều thì ăn Nhạn và Xám
Ó Vàng thì ăn Ô và Điều
Thứ hai, sắc mạng có quan hệ thua lẫn nhau:
Nhạn thì thua Ô và Điều
Xám thì thua Nhạn và Điều.
Ô thì thua Ó Vàng và Xám
Điều thì thua Ô và Ó Vàng
Ó Vàng thì thua Nhạn và Xám.
Theo đó, việc luận thắng – thua các sắc mạng và quan hệ tương sinh – tương khắc giữa các hành có nhiều điểm liên quan mật thiết với nhau nếu xét trên góc độ khắc xuất ăn khắc nhập (tương khắc) hay sinh nhập ăn sinh xuất (tương sinh) . Chẳng dụ như địch khắc ta bằng địch thắng, ta thua hay ta khắc địch cũng có nghĩa ta sẽ thắng và địch phải chịu thua. Tuy nhiên, nếu như xét trên góc độ ngược lại, nếu nằm trong mối quan hệ tương sinh thì sẽ khó có thể biết được ai sẽ là người vô địch và ai sẽ là kẻ thua cuộc. Bởi vốn dĩ, bản chất của mối quan hệ tương sinh là nhằm để hỗ trợ, tương trợ, bổ sung và giúp đỡ lẫn nhau chứ không đối đầu, nghịch chọi nhau. Áp dụng vào trong chọi gà thì phải có ăn thua cũng giống như một cuộc chơi kết thúc phải có kẻ thắng người thua vậy. Dựa theo luận trong ngũ hành ta có sinh xuất tức là bị thiệt hại, mất đi công lực, còn sinh nhập tức là được lợi, sẽ tăng thêm công lực cho nên sinh nhập sẽ ăn sinh xuất. Cụ thể, ta sinh địch tức ta thua, địch thắng và ngược lại, địch sinh ta thì sẽ đồng nghĩa với ta thắng, địch thua.
Quan hệ tứ thời sinh khắc
Tứ thời sinh khắc được hiểu là mối quan hệ vượng hay suy của các hành theo từng mùa cụ thể trong năm.
Như chúng ta ai cũng biết, một năm với 365 ngày chia thành 12 tháng với 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông luân chuyển đều đặn. Theo đó, nếu tính theo lịch Âm thì mùa Xuân ứng với tháng 1,2,3; mùa hạ ứng với các tháng 4,5,6; mùa thu ứng với tháng 7,8,9 và mùa đông với 3 tháng cuối cùng trong năm (10,11,12). Cuối mỗi mùa đều có một gia đoạn nhập thổ mà người ta hay gọi là giai đoạn tứ quý. Mỗi một hành sẽ đại diện cho một một mùa trong năm : mùa xuân – mệnh mộc, mùa hạ – mệnh hỏa, mùa thu – mệnh kim, mùa đông – mệnh thủy và mùa tứ quý ứng với mệnh thổ.
Cách xem màu gà theo mùa: ta xét các mối quan hệ, thông thường có 5 mối quan hệ chính là vượng, tướng, hưu, tù và tử. Ví dụ như gà xám sẽ có số cực thịnh, hưng vượng nhất vào mùa đông, mùa hạ thì ổn định (tức hưu), sa út, yếu thế (tù) khi đến mùa tứ quý và Bại tử vào mùa thu, mạnh vào mùa xuân.
Cách xem mùa theo màu gà: Ví dụ như vào mùa đông: đây là giai đoạn gà ô cực thịnh, vượng nhất. về tướng thì gà xám có thế mạnh không ai bằng, gà nhạn ổn định, gà ó vàng đang trong giai đoạn sa sút (tù) và cuối cùng là gà điều bại (tức tử).
II. Phân loại màu lông theo Ngũ hành
Người ta dựa trên màu sắc của lông mã và lông bờm ở cổ của con gà để tiến hành phân định màu lông một cách chính xác nhất. Thường không chú ý nhiều đến vùng lông ở thân hay đuôi gà, bởi vì đây chỉ được coi là lông phụ, dụng để gọi tên cho thuận và giúp ta dễ dàng nhận diện con gà mà thôi. Nếu như một con gà mà có lông đùi, lông đuôi, lông ức hay là lông cánh có màu đen nhưng màu sắc của lông mã và lông bờm ở cổ đỏ tía thì dân gian thường gọi đó là giống gà Ô Tía hay gà Tía , chứ không gọi là gà Ô. Bởi rằng chữ Ô được đứng trước chữ tía nhưng Ô chỉ là phụ, không phải là màu lông chủ đạo. Theo đó, màu lông Tía mới được cho là màu chính diện và chủ yếu để phân định dải màu trong Phong thủy Ngũ Hành. Mỗi một sắc mạng Ô – Xám – Điều – Vàng – Nhạn sẽ được gắn với một mạng đạo ứng với một hành nhất định. Cùng với đó là sự khác biệt giữa đặc điểm sắc lông của từng loại gà, cụ thể như sau:
1. Gà Ô thuộc mạng Thủy
Loại gà này thường có lông bờm ở cổ và lông mã, cho dù là mã kim hay mã tre hay mã lại thì đều có màu đen, mượt óng ả. Đối với loại gà này, màu vảy hợp cách lần lượt theo thứ tự từ màu trắng, tiếp đến là màu đen và cuối cùng là màu chì hoặc màu xanh. Riêng đối với màu chì hay còn được gọi là màu da đá – sự pha trộn và kết hợp của 3 màu sắc đen – trắng – xanh mà sáng tạo nên. NGoài ra, gà Ô Mã hợp cách với màu chân đen.
Xem thêm: Túi Bánh Mì Kebab » Túi Giấy Gói Bánh Mì Kebab ), Cách Gói Giấy A4 Bánh Mì Kebab Torki
Gà Ô không hợp cách với một số màu lần lượt theo thứ tự sau đây: màu mây ráng đỏ – sự pha trộn và kết hợp giữa các màu vàng ở cẳng chân pha với màu đỏ của vảy, từ đó tạo ra màu sắc trông giống như màu mây. Và thứ hai là màu vàng ở chân (gọi tắt là màu chân vàng).
Do đó mà khi lựa chọn màu lông ta nên chú ý chọn màu hợp cách thích hợp, tránh một số màu tương phản, bất tương hợp.
2. Gà xám thuộc mạng Mộc
Loại gà này thường có lông bờm ở cổ và lông mã có màu xám, có thể là xám khô, xám mã lại hay xám bẩn. Đối với con gà mà có màu lông xám thì sẽ hợp cách với một số màu chân sau đây: có thể là chân màu xanh hay màu chì, nếu như được chân màu đen thì là tốt nhất. Ngoài ra thì còn hợp với màu chân vàng mây có pha ráng đỏ ( sự kết hợp giữa hai dải tố màu chân vàng và màu đỏ).
Một số màu chân được cho là không hợp cách với con gà này: thường người ta cho rằng hai màu chân trắng và màu chân trắng sẽ không tương hợp. Nhắc lại câu ca dao trong ví dụ nêu trên: “Xám chân vàng cả làng mất váy” – ta có thể dễ dàng nhận thấy câu này ý muốn nói đến gà Xám tuyền mạng Mộc. Một số màu lông xám khác như xám son hay xám hồng thì không được nhắc tới. Chính vì vậy, có thể hiểu rằng hai màu xám này hợp cách với màu chân vàng. Giải thích một cách đơn giản như sau: sắc lông chính chủ đạo của màu xám hồng là màu đỏ (hay còn gọi là màu tía) chứ màu xám chỉ là màu phụ thôi, trong trường hợp này, lông xám chỉ chủ yếu dùng làm tên gọi giúp con gà dễ nhận dạng hơn. Sự hợp cách sẽ thay đổi tùy thuộc theo yếu tố Ngũ hành. Mỗi một hanh – tức một mạng sẽ có những màu hợp cách khác nhau.
Loại gà Xám mà có lông mã hay lông bờm cổ chủ yếu là màu đen thì được gọi là màu lông xám sắt. Còn nếu như mà màu lông bờm ở cổ và lông mã chỉ pha lẫn một ít lông màu đen thì người ta gọi là màu Xám bẩn. Đối với hai màu này, thứ nhất ta xét màu xám bẩn, gà này thuộc vào mạng Mộc cho nên nó đặc biệt kỵ tuyệt đối màu chân trắng. Thứ hai, gà Xám Sắt với lông mã và lông bờm cổ đều đen hết thì màu chân trắng lại hợp cách và đúng với mạng đạo. Theo như phong thủy, màu xám sắt còn có tên gọi khác là Xám Ô, màu này hợp cách với màu chân xanh.
3. Gà Điều thuộc mạng Hỏa
Loại gà này có màu sắc chiếm tỷ trọng số lượng tương đối lớn trong tổng số các màu lông của gà chọi. Cũng giống như cái tên của nó, gà Điều có lông bờm cổ và lông mã màu đỏ mật hay màu đỏ tươi (đỏ rực), miền Nam gọi là gà lông điều, người miền Trung và miền Bắc vẫn thường gọi là gà Tía. Tùy thuộc vào màu sắc của lông cánh, lông ức hay lông đuôi để từ đó gọi con gà với các tên rất đặc biệt như Que, Khét,.. Tuy nhiên thì những màu lạ nói trên cũng chỉ là màu phụ chứ không được cho là màu chủ đạo, người ta chỉ gọi để dễ dàng nhận biết, xem đoán loại gà mà thôi. Lông mã và lông bờm cổ của gà Khét hay gà Que này mà có màu đỏ (có thể đỏ đâm, đỏ tía hay đỏ rực) thì con gà đó sẽ mang mạng Hỏa. Theo đó, chúng sẽ hợp cách với các màu chân sau đây: màu chân chì, màu chân xanh hay màu chân vàng hoặc màu chân vàng mây có ráng đỏ. Trong số đó, gà điều hợp cách với màu chân xanh nhất. Không hợp cách với hai màu: chân vàng và chân trắng.
4. Gà Vàng thuộc mạng Thổ
Loài gà này thường ít được ưa chuộng và phổ biến. Bởi vì do màu lông của nó có màu vàng thường rất hay nhầm lẫn với màu lông của gà Tam Hoàng và gà Tàu (đây là loại gà thịt). Mặt khác, có các loại gà có màu lông khác như gà cú, gà bịp cũng được xếp vào loại gà mạng Thổ. Người miền Bắc hay gọi hai loại gà này là gà lông ó mã lại, đây là loại gà có màu lông chuối vàng hay lông chuối trắng. Các màu sắc hợp cách với gà Vàng mạng Thổ là màu chân vàng, màu chân vàng có ráng mây đỏ và màu chân trắng.
Gà mạng Thổ không hợp cách với các màu chân đen, màu chân xanh hay màu chì. Trong đó, màu chân đen là đặc biệt tối kỵ, không hợp nhất. Trong thực tế nhiều người hay nhầm lẫn giữa màu lông điều đỏ và màu lông vàng thổ với các màu lông Tía vàng hay lông tía đỏ. Và sự nhầm lẫn này hoàn toàn sai lạc về màu sắc cũng như không tuân thủ đúng nguyên tắc trong phong thủy ngũ hành. Tại sao lại như vậy ư? Đã gọi là màu tía thì chắc chắn lông đó phải là màu đỏ, mà đã là đỏ thì đương nhiên khác màu vàng, không thể tùy hứng vô thưởng vô phạt mà biến đổi nó thành các tên gọi khác nhau được, vì nếu như không đồng nhất và hiểu rõ sẽ dẫn đến những sai lầm khó tránh khỏi. Nếu không xét cho thật kỹ lưỡng và chính xác màu lông rốt cuộc là màu đỏ hay là màu vàng, cứ cho là màu Tía như vậy sẽ dẫn đến nhầm lẫn các mạng cho nhau. Mỗi một màu lông sẽ tượng trưng cho một hành hay một mạng trong ngũ hành. Chẳng hạn như gà lông Vàng mạng Thổ sẽ hợp cách với màu chân trắng. Trong khi đó, gà Tía thuộc mạng Hỏa nên sẽ không hợp cách với màu chân này. Nếu xảy ra hiểu nhầm thì sẽ tương phản, đối nghịch nhau.
5. Gà Nhạn thuộc mạng Kim
Như thế nào là gà nhạn? Hiểu theo một cách thông thường, gà nhạn là loại gà mà có lông mã màu kim và lông bờm cổ có màu trắng, thuộc vào nhóm mạng KIm trong Ngũ hành. Đặc biệt rất hiếm khi chúng ta thấy con gà nhạn lông mã mái hay những con gà có màu lông khét sữa, màu lông bướm,..Thông thường, gà nhạn được xếp vào loại gà có mạng kim, nhưng tuy nhiên, đối với gà mà có lông mã hay lông bờm cổ màu Vàng (ví dụ như gà chuối) thì sẽ mang mạng Thổ. Màu chân hợp cách với gà thuộc mạng Kim: màu chân vàng, màu chân đen và màu chân trắng. Màu chân không hợp cách với gà thuộc mạng Kim: màu chân vàng mây có ráng đỏ và màu chân xanh. Trong số đó, gà nhạn hợp cách với màu chân vàng nhất.
Nhìn chung, việc xét màu có hợp cách hay là không đều phải căn cứ trên thuyết ngũ hành trong mối quan hệ tương sinh – tương khắc. Nhưng ở đây chúng ta chỉ tìm cách để ghép các màu sắc với nhau sao cho phù hợp với quy luật của ngũ hành, hợp với từng mạng, từng hành cũng như để hài hòa âm dương, thuận theo lẽ tự nhiên. Và theo đó, sự hợp cách này chỉ mang ý nghĩa tương đối chứ không mang tính tuyệt đối, do vậy kết quả cuối cùng là giành chiến thắng hay thua cuộc khi chọi gà là không thể xác định chắc chắn hoàn toàn cho được. Xét về mặt sinh học, các yếu tố về màu sắc từ màu mắt, màu vảy ở chân, màu cổ, màu lông, màu cổ cho đến màu lông đuôi đều là do gen di truyền từ gà mẹ hay gà gốc ( hoặc gà nọc). Các thế hệ sau được sinh ra sau quá trình phối giống và sinh sản. Ngoài việc phối giống sao cho hợp cách về các đặc điểm, thân hình hay màu sắc ( màu lông, màu vảy ở chân, màu đuôi..) thì người chăn nuôi và phối giống cân phải có sự hiểu biết và các kỹ năng cần thiết để áp dụng một cách khoa học để đưa ra giống gà có thể trạng, thể lực tốt, có các lối đánh, đòn lối và thế đá tuyệt vời đảm bảo mang lại kết quả khả quan hơn, ghi nhiều bàn thắng và lập nên những thành tích xuất sắc hơn nữa.
III. Xem màu mắt cho gà
Trong ngũ hành, người ta xác định mạng gà dựa vào viền màu xung quanh con ngươi của mắt. Theo đó, mỗi màu sắc khác nhau sẽ hợp với một mạng hay một hành nhất định. Cụ thể như sau:
Mạng Thổ có viền mắt màu vàng gạch
Mạng Thủy có viền mắt màu đen
Mạng Kim có viền mắt màu trắng
Mạng Mộc có viền mắt màu xanh
Mạng Hỏa có viền mắt màu đỏ ( đây là trường hợp đặc biệt không tồn tại trên thực tế).
Mối quan hệ tương sinh tương khắc theo quy luật Ngũ Hành được áp dụng trong xét độ “ăn – thua” như sau:
Tương sinh:
Gà trắng ăn gà xanh và gà đen
Gà xanh ăn gà đen và gà vàng
Gà đen ăn gà xanh
Gà vàng ăn gà trắng
Tương khắc:
Gà trắng thua gà vàng
Gà xanh thua gà trắng
Gà đen thua gà vàng và gà trắng
Gà vàng thua gà xanh và gà đen.
Cần đặc biệt chú ý, trong phép xem mạng qua màu mắt thì sẽ tuân thủ theo nguyên tắc ” sinh xuất ăn sinh nhập”. Để hiểu rõ hơn quy luật này, ta thử xét một ví dụ cụ thể như sau: nếu thủy sinh mộc thì tức thủy ăn mộc, cho nên suy ra gà đen ăn gà xanh. Chú thích: bởi sinh xuất do bị mất lực nên thua sinh nhập được hỗ trợ, bổ sung lực.
Gà đá trên các trường thi đấu đa phần là mạng Mộc (chiếm tỷ lệ lên tới 70-80%), cùng với đó là mạng Thổ (chiếm từ 5-10%), tiếp đến mạng KIm (tỷ lệ từ 5-10%) và mạng Thủy(5%). Nghiên cứu và thu thập trong các sách tướng gà thì có nói gà mạng Thổ là mạnh nhất, gà mạng Thủy được cho là yếu nhất cho nên thường người ta ít lựa chọn các con gà mắt đen đi đá và chơi chọi với các con gà khác. Phần lớn là gà mạng thổ cho nên nếu đem gà mạng Kim đi đá và thi đấu thì cơ hội thắng cuộc sẽ cao hơn, dễ ăn độ. Do mạng Thổ được cho là mạnh nhất nên sẽ chỉ cho đá với các con gà dữ ngoài trường thuộc mệnh Kim. TRong trường hợp mà có con gà mạng hỏa thì nó sẽ đánh bại hết các con gà mạng kim và mạng mộc ngoài trường, nhưng rất khó có thể xảy ra điều đó.
Không chỉ căn cứ trên màu của viền mắt mà phép xem này còn phải chú tâm đến tính thực tiễn khách quan. Trong thực tế cho thấy, mạng thổ và mạng thủy thì dễ đoán bắt và nhận dạng hơn so với mạng kim và mạng mộc. Bởi vì, chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đó là mạng kim khi và chỉ khi quan sát thấy viền mắt trắng tinh. Nhưng hầu như đa phần các con gà mệnh kim có viền mắt phớt xanh hay gọi nôm na là “xanh lên trắng” rất khó phát hiện và đoán ra. Do đó, để khẳng định chắc chắn mạng gà cần phải đem ra đá thử. Nếu như lấy con gà đó cho đem đá với con gà xanh mà thấy nếu đánh thắng nhanh, gọn nhẹ trong phút chốc thì đó chính là gà trắng còn nếu đá một hồi khá lâu mà không phân định thắng bại tức đó là gà xanh mang mạng Mộc.
Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp đặc biệt mạng ẩn không biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ như một số con gà có viền mắt màu xanh hay màu vàng nhưng lại thuộc mạng Kim và ngược lại. Chính vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nên đá thử, trước khi muốn mang gà đi đá độ lớn thì nên cho nó đi đá thử ở độ nhỏ để xem thắng thua thế nào trước đã.
Một số đặc điểm giúp việc đoán mạng chính xác hơn:
– Gà mạng Kim thường có đuôi trắng giống như bông lau
– Gà chân vàng không có móng đen hay cựa đen (tức có bớt đen ở chân) thì sẽ là gà mạng Kim
– Gà chân trắng nếu như có bớt xanh ở chân thì mạng Mộc
– Nếu như gà không có đuôi lau trắng và chân xanh thì chắc chắn không phải gà mạng Kim.
Trong trường hợp gà cùng mạng thì cần chú ý xem xét đến màu chân của con gà. Thứ tự mạnh yếu các màu cũng tương tự như trên, bắt buộc phải tuân theo quy luật tương sinh tương khắc và các nguyên tắc trong ngũ hành. Ví dụ như: hai con gà mắt xanh thì con chân trắng sẽ ăn con chân xanh, hai con gà mắt đen thì con chân vàng sẽ ăn con chân đen,.. Nếu như vừa cùng mạng lại cũng cùng màu chân thì cuối cùng ta xét đến màu lông, vảy móng không quan trọng khi xem mạng gà cựa.
Xem màu lông cho gà
Nếu con gà màu vàng hoặc khét thì không cần chú ý đến màu lông cánh cũng là gà vàng hoặc khét
Nếu con gà mà màu ô hoặc điều thì phải xem lông cánh: nếu như lông cánh mà màu đỏ thì là gà điều, ngược lại nếu lông cánh màu đen thì là gà ô.
Gà điều chân xanh cũng giống như gà xám – đều thuộc hành Mộc nhưng vẫn dưới cơ gà xám.
Xem thêm: Quán Thịt Nướng 5 Cấp Độ Mr Shin, Hot Buffet Nướng
Gà xám chia thành gà xám bông và gà xám tuyền, trong đó, gà xám tuyền sẽ dưới cơ gà xám bông nhưng độ số tương đối nhỏ.