Truyền thông media đang là ngành nghề có tốc độ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Đây còn được xem là công việc thời thượng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Trong bài viết này, JobHop sẽ cùng các bạn đi sâu tìm hiểu về ngành truyền thông media và vai trò của truyền thông media đối với thương hiệu.
Contents
Ngành truyền thông media là gì?
Như một sự tương quan tất yếu, khi công nghệ và Internet phát triển thì truyền thông sẽ lên ngôi. Theo cách hiểu đơn giản, truyền thông media là sự diễn đạt, chia sẻ giữa người gửi và người nhận. Mà ở đây người gửi sẽ đại diện cho một thương hiệu, tên tuổi nào đó và người nhận chính là người tiêu dùng.
Người làm truyền thông media sẽ thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, video, màu sắc… để diễn đạt được nội dung, thông điệp đến với người dùng. Qua đó hình thành những tác động trực tiếp đến suy nghĩ, hành vi mua sắm và thói quen tiêu dùng của khách hàng.
Vai trò của ngành truyền thông media đối với thương hiệu
Ngành truyền thông media có tác động và tầm ảnh hưởng to lớn đến với sự phát triển của thương hiệu. Truyền thông media còn được xem là một công cụ hiệu quả để định hướng và truyền tải thông điệp đến với xã hội.
Truyền thông media luôn được gắn liền với công việc kinh doanh, xây dựng thương hiệu, thúc đẩy hoạt động tiêu dùng, mua bán. Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể kết nối với người tiêu dùng dễ dàng hơn qua các phương tiện Internet, mạng xã hội, báo chí trực tuyến… Hàng năm, các doanh nghiệp trên thế giới không ngần ngại chi một số tiền vô cùng to lớn để thực hiện các hoạt động truyền thông. Đồng thời điều này cũng mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các doanh nghiệp cung cấp giải pháp và thực thi các chiến dịch truyền thông media.
Kỹ năng cần có trong ngành truyền thông media
Sáng tạo
Theo thực tế, truyền thông media sẽ không thực sự phát huy hiệu quả nếu người làm truyền thông luôn suy nghĩ theo lối mòn. Thế giới của ngành truyền thông được xây dựng, đóng góp trên sự tương tác của rất nhiều những cá nhân, doanh nghiệp và công chúng. Người làm truyền thông cần hình thành ý tưởng sáng tạo, lối tư duy mới lạ, độc đáo nhằm giúp thương hiệu trở nên nổi bật giữa hàng nghìn doanh nghiệp khác. Do đó, bạn hãy phát triển sự sáng tạo, cá tính độc đáo của bản thân để không ngừng vươn lên và đạt được những thành tựu như kỳ vọng.
Linh hoạt
Thị trường luôn có sự thay đổi dựa theo xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiệm vụ của người làm truyền thông là có những ứng biến linh hoạt, nhanh chóng nắm bắt được hướng phát triển của thị trường và đưa ra chiến lược phù hợp. Đây còn được xem là một tố chất, kỹ năng mà bất cứ người làm truyền thông nào cũng cần phải có.
Năng động và nhiệt huyết
Ngành truyền thông media yêu cầu khả năng đáp ứng khối lượng công việc và sự linh hoạt khi xử lý vấn đề. Yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ chính là sự kiên trì và nhiệt huyết với nghề. Vì thế nên bạn hãy không ngừng nuôi dưỡng đam mê của bản thân để trở thành một nhân tố nổi bật trong ngành truyền thông.
Khả năng ứng xử
Ngành truyền thông media được hình thành nhằm mang đến giải pháp truyền tải, diễn đạt thông điệp. Do đó, người làm truyền thông cần biết cách giao tiếp khéo léo, khả năng thuyết phục, tạo dựng niềm tin với công chúng thông qua ngôn từ và hành động.
Kỹ năng quản lý
Công việc của ngành truyền thông media thường xuyên phải thực hiện các chiến dịch, sự kiện. Do đó, bạn nên rèn luyện kỹ năng quản lý và lên kế hoạch thật tốt để đảm bảo mọi việc đúng theo tiến độ. Ngoài ra, người làm truyền thông cần biết cách sắp xếp, liên kết đội ngũ để cùng nhau đạt được mục tiêu chung.
Những việc làm ngành truyền thông media
- Media Executive
- Media Planner
- Digital Media
- Social Media Executive
- Social Media Researcher
Nếu bạn đã có định hướng nghề nghiệp cho bản thân, tham khảo thêm việc làm ngành truyền thông media tại JobHop để nhanh chóng tìm kiếm được công việc phù hợp nhé.
JobHopin Team